【ti so real】Chưa bao giờ có cơ hội thu hút FDI tốt như hiện nay
Việt Nam “hút” gần 14 tỷ USD vốn FDI trong 5 tháng | |
Ngành nào có lợi, ngành nào "hụt hơi" khi EVFTA có hiệu lực? | |
Thu hút FDI 4 tháng đầu năm vẫn trong đà sụt giảm |
Trong bối cảnh một số nhà đầu tư cân nhắc chuyển sản xuất sang Việt Nam, cần tận dụng cơ hội này như thế nào, thưa ông?
GS. Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT |
- Tôi rất thích câu nói của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Đây là cơ hội ngàn năm có một”. Điều này xuất phát từ hai yếu tố: Trước hết, đó là sự thay đổi của thế giới sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là mối quan hệ Mỹ - Trung đang rất căng thẳng, cùng với đó, mối quan hệ Trung Quốc – EU, Trung Quốc và Hàn Quốc, Nhật Bản... cũng rất căng thẳng, điều này nói lên thế giới thay đổi nhanh chóng, cái mà chúng ta quan tâm nhất trong giai đoạn sau dịch là phải nghiên cứu sự thay đổi của thế giới và tác động của nó đến Việt Nam như thế nào. Trong đó có câu chuyện liên quan đến FDI.
Sau dịch, nhiều DN trên thế giới tạm ngừng hoạt động, hoặc phá sản, câu chuyện này sẽ có tác động đến Việt Nam. Bởi các DN quốc tế sẽ thay đổi cấu trúc DN và chiến lược quốc tế. Các chiến lược mới của Mỹ, Trung Quốc, EU, của các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới sẽ thay đổi như thế nào, trong chiến lược đó, Việt Nam có nằm trong thị trường họ hướng đến không, hay họ hướng đến Indonesia, Ấn Độ? Bên cạnh đó, chúng ta phải có đánh giá tác động lại các hiệp định FTA như EVFTA sau đại dịch để hoạch định chính sách, bởi nó không còn dễ dàng như trước đại dịch. Làn sóng các DN chuyển từ Trung Quốc sang các nước thứ ba đang hiện hữu, thực tế Apple đã tuyên bố chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam và sản xuất 30% tai nghe không dây ở Việt Nam để XK ra thế giới. Như vậy chúng ta không nói là cơ hội nữa mà là hiện hữu rồi.
Thứ hai, câu chuyện trực tiếp ứng phó, dập tắt đại dịch có liên quan đến phục hồi kinh tế. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đồng lòng để nền kinh tế tăng trưởng 5% trở nên, như vậy chứng tỏ sức chống chịu của nền kinh tế vẫn lớn. Đây là thế mạnh mới của Việt Nam, tạo ra một cơ hội lớn “bây giờ hoặc không bao giờ” và chúng ta phải tận dụng. Đây chính là cơ hội để Việt Nam bứt phá, tăng tốc rút ngắn thời gian thực hiện khát vọng thịnh vượng.
Thưa ông, trong bối cảnh các quốc gia khác trong khu vực đang chuẩn bị các điều kiện để thu hút FDI hậu Covid-19 thì lợi thế của Việt Nam so với các quốc gia này là như thế nào?
- Tôi cho rằng, chúng ta đã bắt đầu có sự chuẩn bị để đón dòng vốn FDI hậu Covid-19, nhưng chúng ta cần phải làm nhanh hơn. Ấn Độ mới đây đã công bố tiếp nhận 1.000 tập đoàn kinh tế lớn chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang và tuyên bố dành đủ diện tích đất, ưu đãi cho họ. Indonesia cũng tuyên bố thành lập 1 khu công nghiệp 400 ha đầu tiên để tiếp nhận DN chuyển từ Trung Quốc sang. Với Việt Nam, được biết Chính phủ đang giao cho Bộ KHĐT xây dựng đề án thu hút FDI thế hệ mới. Tôi hy vọng chúng ta sẽ làm nhanh để đón được làn sóng này.
So với Ấn Độ và Indonesia, hai quốc gia đang cạnh tranh với chúng ta trong thu hút FDI, chúng ta có ba thuận lợi hơn so với họ. Thứ nhất, vị trí của Việt Nam gần Trung Quốc nhất, nếu dịch chuyển đầu tư thì các DN FDI sẽ không phải di chuyển nhiều. Bên cạnh đó, trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành một cứ điểm sản xuất smartphone, máy tính bảng của Samsung. Đây là lợi thế rất lớn. Thứ hai, chúng ta có cộng đồng Asean, có Hiệp định đầu tư Asean, nhà đầu tư FDI tại Việt Nam cũng là nhà đầu tư tại Asean. Đây là thị trường có 650 triệu người, lớn hơn thị trường EU và tổng GDP gần 4 nghìn tỷ USD. Nhà đầu tư FDI sẽ có lợi thế lớn khi tiếp cận thị trường Asean 600 triệu dân. Thứ ba, Việt Nam có lợi thế lớn về an toàn chính trị và an ninh kinh tế, sau đại dịch, việc kiểm soát thành công dịch Covid-19 sớm khiến chúng ta còn ưu thế hơn so với các quốc gia khác. Như vậy, cơ hội so với các đối thủ tương đối rõ ràng, vấn đề còn lại là chúng ta có thể tận dụng lợi thế hay không.
Việt Nam đang có đội ngũ lao động chất lượng cao đáp ứng các DN FDI |
Theo ông, Việt Nam cần có những động thái tích cực như thế nào để đón dòng đầu tư FDI hậu Covid-19?
- Tôi đề xuất một số giải pháp sau. Thứ nhất, Việt Nam phải sớm tuyên bố với các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới là chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư. Chúng ta có hơn 350 khu công nghiệp (KCN), 17 khu kinh tế (KKT) ven biển, cho đến bây giờ một nửa số diện tích đất đó đang trống, tại các KCN, KKT này hạ tầng tương đối tốt, giao thông thuận tiện. Ngay bây giờ, chúng ta phải thống kê lại các diện tích đất chưa sử dụng, chỉ đạo các địa phương dành đủ đất sạch cho các dự án lớn. Chúng ta có lợi thế hơn Trung Quốc là hiện nay giá cho thuê đất sạch của chúng ta chỉ bằng 40% giá thuê tại Bắc Kinh, Thượng Hải. Tôi tin điều này rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, điều mà các nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn nhất khi đầu tư vào Việt Nam là chúng ta thiếu nhân lực chất lượng cao. Tôi cho rằng điều này không đúng. Thực tế là Tập đoàn Samsung đang sử dụng nhiều lao động Việt Nam chất lượng cao, và lãnh đạo tập đoàn này đánh giá rằng năng suất lao động của Việt Nam đã xấp xỉ người Hàn Quốc, trong khi đó lương của lao động Việt Nam chỉ bằng 40-50% lương của lao động Hàn Quốc. Hiện 1.650 kỹ sư phần mềm Việt Nam đang làm việc ở Samsung được đánh giá rất cao. Tôi khẳng định, nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của các DN FDI. Mối liên kết giữa các trường đào tạo với các DN đã phát triển rất nhiều, học viên tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay, trình độ tăng lên rất nhiều so với trước.
Thứ ba, nhiều người lo Việt Nam thu hút FDI lâu dài có thể sẽ khiến Việt Nam trở thành bãi thải của thế giới. Trước đây chúng ta có thông tư quy định về NK thiết bị, máy móc cũ, nhưng bản thân tôi phản đối, vì làm như vậy là chặn mất con đường NK thiết bị cần thiết với giá rẻ cho các DN. Trong trường hợp này, đề nghị Chính phủ không cho rằng các DN rời từ Trung Quốc sang Việt Nam là mang thiết bị cũ để bắt DN kê khai, làm như vậy chúng ta không cạnh tranh được. Do đó, khi DN FDI dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang, tôi cho rằng nên chấp thuận cho DN vào đầu tư, chỉ khi có nghi ngờ về ô nhiễm môi trường, an toàn lao động mới đến kiểm tra, xử lý. Như vậy chúng ta thể hiện thái độ thân thiện với nhà đầu tư và bảo vệ lợi ích cho DN.
Cuối cùng, các nhà đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam họ phải làm nhanh các thủ tục để sản xuất, không ai chờ đợi mấy tháng, thậm chí một năm, vài năm mới hoàn thiện thủ tục. Các quốc gia trên thế giới họ làm rất nhanh như tôi đã đề cập ở trên, nếu chúng ta mất năm, bảy tháng mới hoàn thành cấp giấy phép, làm mất thời gian của nhà đầu tư thì sẽ không ai vào Việt Nam để đầu tư. Ở đây, câu chuyện cải cách hành chính cần thực hiện ráo riết, nghiêm chỉnh.
Giải pháp gì để giữ sức hút với đầu tư FDI ở Việt Nam, thưa ông?
- Để giữ sức hút với đầu tư FDI ở Việt Nam, trước hết, cần làm thế nào để nền kinh tế hồi phục nhanh sau đại dịch. Tại Việt Nam, DN bị thiệt hại nặng nề nhất là DN hàng không, giao thông, du lịch. Rất mừng là sau cách ly xã hội, du lịch đã có kích cầu, khôi phục lại thị trường. Chúng ta phải khôi phục, đổi mới đồng bộ nền kinh tế, chuyển nhanh sang kinh tế số, chính phủ số để dịch chuyển nhanh theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó, việc lựa chọn dự án đầu tư, đã đến lúc chúng ta có cơ hội lựa chọn, không dành những dự án DN trong nước đủ sức làm cho DN FDI. Nếu những vấn đề cơ bản đó được làm rõ, nguồn vốn FDI vào Việt Nam là chắc chắn. Năm nay, dự báo FDI vẫn đạt được mức 20 tỷ USD vốn thực hiện, thấp hơn 22 tỷ đô của năm ngoái. Nhưng nếu thu hút, giải ngân FDI có sự thay đổi về chất lượng thì chắc chắn hiệu quả cao hơn. Trong 30 năm thu hút đầu tư FDI, chưa bao giờ có cơ hội tốt như hiện nay. Vấn đề là năng lưc của bộ máy quản lý nhà nước về thu hút FDI phải hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho DN FDI. Đồng thời, thủ tục hành chính phải đơn giản minh bạch, làm sao để giảm thiểu tham nhũng, nhũng nhiễu các DN FDI.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT: “Bộ KH&ĐT đang tập hợp nghiên cứu các làn sóng đầu tư từ các nước trên thế giới, không chỉ riêng Trung Quốc, để có thể đón đầu. Đây là cơ hội mở ra cho nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Chúng tôi cũng đã tiếp cận các hiệp hội, các nhà đầu tư lớn để trao đổi về các gói hỗ trợ, giải pháp trong khuôn khổ pháp luật để tìm tiếng nói chung với nhà đầu tư. Cùng với đó, Bộ KH&ĐT cũng đang phối hợp với các bộ, ngành để đưa ra các sửa đổi trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài thời gian tới". Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: “ Để thu hút đầu tư nước ngoài có chất lượng theo Nghị quyết số 50, đòi hỏi hệ thống cơ quan hành chính phải có sự thay đổi tương thích, chuyển đổi trạng thái hoạt động. Theo đó, các cơ quan quản lý đang thực hiện thu hút FDI ở trạng thái tích cực thụ động, tức là nhà đầu tư đến, thì họ giải quyết thủ tục đầu tư rất nhanh chóng và thuận lợi. Nhưng trong giai đoạn mới, thu hút FDI cần phải chuyển sang trạng thái tích cực chủ động, nghĩa là chủ động “đi săn” những nhà đầu tư lớn đáp ứng yêu cầu, phù hợp với hạ tầng và mang lại lợi ích lớn nhất. Mức độ chủ động thu hút FDI của các cơ quan chức năng chưa nhiều, kể cả cấp bộ, lẫn cấp tỉnh, thành phố. Rất hiếm tỉnh, thành phố đi “săn” các nhà đầu tư chất lượng cao phù hợp với địa phương mình”. H.A (ghi) |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chùm ảnh: Nhiều tuyến đường tại Hà Nội biến thành sông, giao thông tê liệt sau mưa lớn
- ·Ronaldo mặc ồn ào MU, chơi trội với tuyển Bồ Đào Nha ở Qatar
- ·Cảnh bảo về rủi ro của việc tham gia mua bán tài sản ảo, tiền ảo bất hợp pháp
- ·Xem trực tiếp bóng đá Anh vs Iran ở kênh nào
- ·Dự báo thời tiết đêm 1 và ngày 2/6: Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, nhiều nơi xảy ra tố lốc
- ·Gấp rút triển khai Đề án về kiểm tra chuyên ngành
- ·Hà Nội đấu Bình Định: Chung kết hạ màn mùa giải
- ·Phái sinh: Các hợp đồng tương lai tiếp tục có phiên giảm rất sâu
- ·Công đoàn Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng với hoạt động kỉ niệm 27/7
- ·Quảng Ninh: Truy tìm kẻ lừa 3 tỷ tiền đặt cọc mua đất rồi bỏ trốn
- ·Năng suất lao động của Việt Nam tăng đều, cao hơn các nước ASEAN
- ·Phái sinh: Hợp đồng tương lai giảm rất sâu, nhưng thanh khoản tăng mạnh
- ·Phái sinh: Hợp đồng tương lai tiếp tục tăng mạnh và vượt trội so với VN30
- ·Hải quan TP.HCM tập trung chống buôn lậu vào các lĩnh vực nhạy cảm
- ·Samsung Vietnam có thể giảm xuất khẩu gần 6 tỷ USD năm nay
- ·Park Hang Seo véo má Văn Toản, Tiến Linh phải tập riêng
- ·Hải quan sẽ chủ động cung cấp thông tin cho báo chí
- ·Quy định mới nhằm ngăn chặn việc lợi dụng phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá
- ·Vietnam Airlines tạm dừng khai thác tất cả đường bay quốc tế đến hết tháng 4
- ·Nhận định Mexico vs Ba Lan