【bang xep hang bd tbn】Đồng bộ giải pháp rút ngắn khoảng cách CNTT
Lấy cán bộ làm gốc
Bù Đốp là huyện vùng xa,p rbang xep hang bd tbn biên giới của tỉnh. Trong đó, trình độ dân trí thấp là thử thách rất lớn đặt ra cho huyện trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Ở tuổi 68 nên việc tiếp cận CNTT, thực hiện các thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến đối với bà Trần Thị Nhung ở khu phố Thanh Bình, thị trấn Thanh Bình rất khó khăn. “Tôi đến Trung tâm Phục vụ hành chính công huyện Bù Đốp làm thủ tục về chuyển đổi sổ đất. Nhưng không hiểu biết về CNTT nên phải nhờ cán bộ ở đây hỗ trợ” - bà Nhung cho biết.
Người dân đến thực hiện các thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa điện tử xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập được cán bộ hỗ trợ nhiệt tình và hoàn thành đúng thời gian quy định
Chị Đoàn Thị Ngọc Ngân, chuyên viên tại Trung tâm Phục vụ hành chính công huyện Bù Đốp chia sẻ: Đơn vị đã triển khai quyết liệt thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Những người dân, thậm chí người không biết chữ, cán bộ sẽ hỗ trợ họ các bước cho đến khi hoàn tất.
Là đơn vị vùng sâu của huyện Bù Gia Mập, nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử được xã Phú Văn triển khai quyết liệt. Tuy nhiên, những rào cản về hạ tầng kỹ thuật CNTT, trình độ người dân về chính quyền điện tử, sử dụng thiết bị điện tử thông minh vẫn là thử thách.
Ông Lê Đào Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Phú Văn cho biết: Để khắc phục khó khăn này, xã ưu tiên đầu tư mỗi cán bộ có một máy tính kết nối internet phục vụ công việc. Tuy nhiên, đơn vị xác định cán bộ phải được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ CNTT để tuyên truyền, phục vụ tốt công việc cũng như người dân.
Đồng bộ hạ tầng và nhân lực CNTT
Để phát triển chính quyền điện tử thì hạ tầng CNTT là công cụ phục vụ đắc lực. Tuy nhiên, con người là yếu tố cho chính quyền điện tử tồn tại một cách hiệu quả nhất. Vì thế, ngoài đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT thì việc chú trọng đào tạo con người cũng là giải pháp tích cực để chính quyền điện tử vận hành trơn tru.
Khắc phục khó khăn của huyện biên giới, ngoài đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính, quản lý dịch vụ công, chuẩn hóa các hồ sơ, rút ngắn thời gian xử lý và chi phí thực hiện, Bù Đốp còn xác định lấy “cán bộ làm gốc” trong xây dựng chính quyền điện tử. Mặc dù huyện đã đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT nhưng hiện chỉ ở mức đáp ứng được nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính liên thông cấp 3. Vì vậy, chọn cán bộ đủ đức, đủ tài, nhiệt tình với công việc là ưu tiên. Từ đó mới xóa được khoảng cách yếu, thiếu CNTT của người dân vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. |
Ông Nguyễn Anh Tài Phó chủ tịch UBND huyện Bù Đốp |
Ông Nguyễn Minh Quang, Phó giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông, thành viên thường trực kiêm thư ký Ban chỉ đạo Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước cho biết: “Thời gian tới, đối với các xã vùng sâu, vùng xa sẽ được tiếp tục mở rộng hạ tầng CNTT, phủ sóng rộng hơn 3G, 4G, cáp quang đến hộ gia đình, đảm bảo tốc độ truy cập internet, truy cập các hệ thống thông tin của tỉnh đạt hiệu quả cao, thông suốt. Ngoài ra, sẽ đẩy mạnh trang bị hạ tầng CNTT cho các cấp, chú trọng cấp xã. Đồng thời, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực cán bộ, công dân điện tử”.
Từ năm 2019, Bình Phước bắt đầu triển khai khung chính quyền điện tử 1.0. Đến nay, tỉnh đã nâng cấp lên 2.0 và thực hiện đầu tư CNTT trên 3 trục chính. Hiện tỉnh đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp thanh toán điện tử, xuất hóa đơn điện tử xác thực điện tử... đưa dịch vụ công lên mức độ 4. Trong quá trình thực hiện sẽ chọn các đơn vị điểm sáng để tuyên truyền, nhân rộng. Từ đó tạo vết dầu loang, để lộ trình xây dựng chính quyền điện tử đạt kết quả như mong muốn.
Nhiều giải pháp trước mắt nêu trên cùng với một chiến lược xuyên suốt trong lộ trình xây dựng chính quyền điện tử thì đây sẽ là “chìa khóa” rút ngắn khoảng cách về CNTT giữa vùng sâu, vùng xa với địa bàn trung tâm, phát triển của Bình Phước. Từ đó tiến tới đồng bộ CNTT trên toàn tỉnh.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cục Hàng không: Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh
- ·Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý I được trên 2.480 tỉ đồng
- ·Hợp tác cùng phát triển
- ·Tổng diện tích đất dự kiến thu hồi của dự án cao tốc thành phần 3 khoảng 247ha
- ·Tại sao nắp cống lại nằm giữa đường?
- ·Gần 800ha lúa Đông xuân bị ốc bươu vàng tấn công
- ·Nông dân trồng mía lo lắng khi nhà máy đường chưa vào vụ ép
- ·Năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 3,82%
- ·Đảm bảo cung ứng hàng hóa cho vùng bị thiên tai
- ·Thị trường Trung thu khởi sắc
- ·TP.HCM: Shipper công nghệ muốn hoạt động liên quận cần có những giấy tờ gì?
- ·Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất
- ·Giá heo hơi tăng nhẹ
- ·“Tam nông”
- ·Xử lý nghiêm đơn vị chây ì bảo hành QL1 và đường Hồ Chí Minh
- ·Thực hiện khoanh nợ, xóa nợ thuế được 180,66 tỉ đồng
- ·Có 126 nông sản được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh
- ·Sức sống thành phố trẻ
- ·Thành phố Hồ Chí Minh: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) chất lượng cao
- ·Hơn 280 tỉ đồng thực hiện dự án Khu đô thị mới 2, thị trấn Mái Dầm