【trận bóng đá hôm qua】Xuất khẩu sắn lát: Cẩn trọng với cây sắn
Cây siêu lợi nhuận
Vài năm trở lại đây,ấtkhẩusắnlátCẩntrọngvớicâysắtrận bóng đá hôm qua cây sắn đã cho thấy một tốc độ tăng trưởng thần kì khi chỉ trong vài năm, giá trị xuất khẩu đã tăng từ 0,8 tỷ USD lên 1,6 tỉ USD. Sự phát triển mạnh mẽ ấy đưa cây sắn lọt vào “bảng vàng” những cây có kim ngạch XK vượt qua mốc 1 tỷ USD. Đây là con số không nhỏ, đẩy giá trị XK sắn chỉ đứng sau cà phê và gạo. Thậm chí xét về hiệu quả, giá trị gia tăng và lợi nhuận, cây sắn còn vượt mặt hai mặt hàng XK chủ lực này.
Xuất khẩu sắn lát của Việt Nam những năm qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng thần kì. Ảnh Agriviet
Ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, khi xưa, sắn chỉ là cây lương thực, cây tự cung tự cấp nhưng thường trồng ở các vùng rừng núi. Nhưng giờ đây, sắn đã trở thành cây nguyên liệu cho công nghiệp. Các giống sắn cũ giờ người dân chỉ trồng một ít để ăn. Thay vào đó là các giống sắn KM94, KM98, các giống sắn mới của Thái Lan, tức là sắn công nghiệp không ăn được chỉ làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành chế biến tinh bột, etanol, may mặc, y tế...
Khi SX tinh bột, bản thân nó đã có giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần sắn lát. Theo tính toán của ông Lạng, tinh bột chiếm 25 - 30% lợi nhuận của các nhà máy chế biến sắn, thậm chí là 50%. Chính vì vậy các DN mới đổ xô vào làm. Thứ hai, có lúc giá sắn tươi trên thị trường lên 2.900 đồng/kg, giờ có hạ vẫn còn ở mức 1.500 - 2.000 đồng/kg nên người nông dân rất mê cây sắn.
Cướp đất, phá rừng, ồ ạt trồng sắn
Vì lý do lợi nhuận nên hiện nay, tại nhiều địa phương trên cả nước, cả nông dân và doanh nghiệp đều lao vào trồng sắn. Như ở tỉnh Tây Ninh, nơi có nhiều nhà máy sắn nhất trên cả nước với khoảng 70 nhà máy, người dân đua nhau chặt hết cây cao su để chuyển sang trồng sắn. Còn ở Tây Nguyên, không thể thống kê hết có bao nhiêu diện tích rừng ở đây đã bị phá đi để trồng sắn. Chỉ riêng tại Vườn Quốc gia Chưmomray và Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum), tình trạng phá rừng trồng sắn đang là vấn đề đáng báo động.
Xuất khẩu sắn lát thu lợi nhuận cao nên người dân và doanh nghiệp đổ xô đi trồng sắn. Ảnh minh họa
Ông Mai Nhật Văn - PGĐ Trung tâm Cứu hộ - Bảo tồn sinh vật của VQG Chưmomray, cho biết, , nguồn lợi trước mắt mà cây sắn mang lại đã khiến bà con không ngần ngại vào VQG phá rừng trồng sắn. Nhiều diện tích vùng đệm của VQG đã nhanh chóng biến thành rẫy sắn. Ngay sát Trạm Kiểm lâm Ba Gok là rẫy sắn của bà con, sắn kéo dài, ăn sâu vào tận vùng lõi của VQG Chưmomray,
“Việc người dân phá rừng, lấn rừng để lấy đất trồng sắn luôn là nỗi lo lớn của chúng tôi. Mặc dù VQG và chính quyền địa phương đã rốt ráo vào cuộc xử lý, tuy nhiên tình trạng trên vẫn khó thay đổi khi mà cây sắn luôn là nguồn thu không nhỏ của người dân”, ông than thở.
Còn mới đây nhất là vụ việc Hàng chục hộ dân xã Cửu An (TX. An Khê, tỉnh Gia Lai) ngang nhiên lấn, chiếm đất của Cty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn (Cty Sông Kôn) tỉnh Bình Định để tiến hành canh tác cây sắn, gây ra những bức xúc trong dư luận.
Bày tỏ quan điểm sau những sự việc đáng tiếc nêu trên, ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam, cho rằng bản thân cây sắn, nông dân và doanh nghiệp đều không có lỗi gì trong sự phát trển ồ ạt của cây sắn hiện nay. Ông đồng ý với việc mở rộng diện tích trồng sắn quá quy hoạch thực sự là vấn đề lớn, cần được quan tâm nhưng "việc phát triển nóng cây sắn như hiện nay, các Bộ phải tìm ra nguyên nhân và quản lí chứ không phải để cấm", nghĩa là quả bóng trách nhiệm lúc này đang ở chân các cơ quan quản lý, ở cấp Bộ là hai Bộ NN-PTNT và Công thương; còn cấp tỉnh là UBND tỉnh và các Sở chuyên ngành.
Cẩn trọng với cây sắn
Không ai có thể phủ nhận những lợi ích mà cây sắn và xuất khẩu sắn lát đem lại. Tuy nhiên, phát triển diện tích trồng sắn lớn sẽ là tác nhân gây nên tính trạng sa mạc hóa tài nguyên đất, xói mòn, lũ lụt cục bộ ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đso, các nhà máy chế biến tinh bột sắn cũng gây tác động rất lớn đến môi trường sinh thái, nhất là gây ô nhiễm nguồn nước và không khí. Chỉ sau từ 3-4 năm trồng sắn liên tiếp thì cây sắn cũng sẽ cằn cỗi dần và khó phát triển.
Không thể phủ nhận lợi ích mà xuất khẩu sắn lát đem lại, nhưng cũng không thể làm ngơ trước những hệ lụy của giống cây trồng này. Ảnh minh họa
Các loại cây trồng khác cũng không thể sống được trên các khu vực đất đã trồng sắn lâu năm. Bởi theo các nhà khoa học, rễ cây sắn lấy các chất hữu cơ trong đất và thải ra một loại axit có hại cho cây trồng, đồng thời làm chai cứng nền đất và hủy diệt các vi sinh vật có lợi cho cây trồng….
Do vậy, cần phát triển có kiểm soát dienj tích trồng sắn, đặc biệt là cây sắn công nghiệp. Đã đến lức các địa phương cần quy hoạch oont định vùng nguyên liệu sắn, không mở thêm các nhà máy chế biến tinh bột sắn đồng thời làm tốt các công tác tuyên truyền, vận động người dân để họ thẩy rõ được tác hại của hậu cây sắn.
Phan Huyền(th)
Nhiễm thuốc trừ sâu nặng từ trái cây Trung Quốc
(责任编辑:World Cup)
- ·Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- ·Ca dương tính Covid
- ·Người phụ nữ vòng ngực 1m được phẫu thuật thay đổi vóc dáng
- ·Nhân viên y tế qua 5 lần xét nghiệm mới dương tính nCoV
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Bộ Y tế thông tin việc mua vắc xin ngừa Covid
- ·Sau quán Bò tươi, Hải Dương thêm ô dịch Covid
- ·Phát hiện, bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Những cơ sở ở Đà Nẵng đủ điều kiện xét nghiệm Covid
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Thêm một bệnh nhân Covid
- ·Hết tháng 11
- ·Uống rượu khi đói, cô gái 27 tuổi tử vong
- ·Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- ·Sức mua dịp Tết tăng 10
- ·Sản xuất linh kiện ô tô: Gian nan tìm đường thoát
- ·Bắt giữ tàu vận chuyển xăng dầu không có hóa đơn chứng từ hợp pháp
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Xuất khẩu chè khởi sắc