【giải hạng nhất nga】Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Tập trung thực hiện 8 nhóm giải pháp năm 2015
* Thành quả một năm nhìn lại Phát biểu chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác tài chính- ngân sách nhà nước năm 2014,ộtrưởngĐinhTiếnDũngTậptrungthựchiệnnhómgiảiphápnăgiải hạng nhất nga triển khai nhiệm vụ năm 2015 của ngành Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ghi nhận toàn bộ những ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương; đồng thời, đề nghị toàn Ngành quán triệt, triển khai thực hiện các giải pháp đề ra. Nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được trong công tác điều hành tài chính- NSNN năm 2014, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh giá, mặc dù năm 2014, kinh tế trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng toàn ngành Tài chính đã bám sát và thực hiện quyết liệt các giải pháp trọng tâm, trọng điểm theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; nhờ đó, tình hình tài chính - NSNN đã đạt được những kết quả tích cực. Bộ trưởng khẳng định, kết quả thu NSNN năm 2014 vượt dự toán, đảm bảo số báo cáo Quốc hội. Trong đó, cả 3 lĩnh vực thu nội địa, thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đều vượt so dự toán. Hầu hết các địa phương đều đạt và vượt dự toán; do đó, đã dành được nguồn quan trọng chuyển sang năm sau thực hiện chính sách tiền lương, bổ sung nguồn đảm bảo an sinh xã hội, xử lý nợ hoàn thuế giá trị gia tăng, tăng chi trả nợ và xử lý một số nhiệm vụ cấp bách khác. Chi NSNN được quản lý, điều hành chặt chẽ, kịp thời xử lý các nhiệm vụ cấp thiết phát sinh về khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh; an sinh xã hội được đảm bảo. Điều hành bội chi trong phạm vi Quốc hội quyết định là 5,3%GDP. Những cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính thuế, hải quan, đã rút ngắn được 290 giờ nộp thuế (từ 537 giờ xuống còn 247 giờ), đã tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Công tác quản lý, điều hành giá đảm bảo theo đúng định hướng thị trường, góp phần tích cực thực hiện kiềm chế lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, lạm phát bình quân cả năm trên 4%. Quản lý nợ công có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh tài chính quốc gia được đảm bảo. Các thị trường tài chính, thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng tích cực. Tái cơ cấu DNNN có bước chuyển biến, việc thoái vốn đầu tư được đẩy mạnh hơn. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những mặt hạn chế, tồn tại, cần phải tập trung khắc phục. “Trong đó đáng chú ý là thất thu ngân sách còn nhiều, xử lý nợ đọng thuế đã thu được kết quả bước đầu, song số nợ đọng thuế còn lớn; vẫn còn xảy ra vi phạm trong hoàn thuế GTGT, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi, khó kiểm soát. Tình trạng bố trí, sử dụng kinh phí dàn trải, lãng phí, thiếu hiệu quả, chi sai chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức vẫn còn xảy ra ở một số địa bàn, đơn vị”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lưu ý. Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Minh * 8 giải pháp trọng tâm năm 2015 Theo nhận định của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2015 còn rất khó khăn cả ở thế giới cũng như trong nước. Do đó, để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính- NSNN năm 2015, thực hiện mục tiêu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý..., Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã nhấn mạnh một số nhóm giải pháp để toàn ngành Tài chính và các địa phương tập trung thực hiện: Một là, tập trung tổ chức triển khai thực hiện tốt các giải pháp điều hành kinh tế- xã hội và NSNN trên tinh thần tiếp tục giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì tăng trưởng hợp lý, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Hai là, điều hành thu NSNN quyết liệt, bảo đảm dự toán được giao. Căn cứ dự toán thu NSNN năm 2015 là 911,1 nghìn tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua và Thủ tướng Chính phủ giao.
Để đạt được mục tiêu này, Bộ trưởng đề nghị các Bộ và địa phương triển khai giao nhiệm vụ thu ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới theo đúng quy định, bảo đảm không thấp hơn so với dự toán được giao; phấn đấu tăng thu nội địa và thu từ hoạt động XNK ở mức cao nhất để bù đắp số giảm thu từ dầu thô.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính tập trung chỉ đạo tăng cường quản lý thu, chống thất thu, triển khai quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế; tập trung xử lý để giảm được nợ đọng thuế; tổ chức kiểm tra chặt chẽ hoàn thuế giá trị gia tăng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
“Trong bối cảnh giá dầu đang giảm mạnh, rủi ro giảm thu do giá dầu giảm là rất lớn. Cần chủ động trong điều hành, có giải pháp phù hợp để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thu NSNN; phấn đấu tăng thu nội địa, xuất nhập khẩu để thu đạt và vượt dự toán được Quốc hội quyết định”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ba là, quản lý chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm. Dự toán chi NSNN năm 2015 được Quốc hội quyết định là 1.147,1 nghìn tỷ đồng, tăng 140,1 nghìn tỷ đồng (13,9%) so dự toán năm 2014 (song chỉ đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu tăng chi tối thiểu).
Do vậy, Bộ trưởng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt nguyên tắc triệt để, tiết kiệm, gắn với hiệu quả công việc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính.
Điều hành bội chi NSNN không quá 5%GDP. Trường hợp có tăng thu NSTW, xem xét ưu tiên để trả nợ và giảm bội chi NSNN; tiếp tục xử lý các khoản nợ của ngân sách, như nợ Quỹ hoàn thuế GTGT, nợ cấp bù chênh lệch lãi suất 2 Ngân hàng chính sách, nợ ứng chi đầu tư XDCB...
Các địa phương có tăng thu NSĐP thì phải ưu tiên bố trí xử lý nợ đọng XDCB, trả nợ các khoản huy động của địa phương. Quyết liệt công tác huy động vốn. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, đảm bảo trong giới hạn cho phép; bố trí thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn.
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu, nhất là cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, thoái vốn, xử lý công nợ, phá sản, giải quyết lao động dôi dư.
Năm là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật về thuế, hải quan, ngân sách, quản lý tài chính doanh nghiệp, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, dịch vụ kế toán, kiểm toán nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển đồng bộ thị trường vốn. Tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục về thuế và hải quan, rút ngắn số giờ nộp thuế, phấn đấu trong năm 2015 đạt và vượt mức trung bình các nước ASEAN-6 (là 171 giờ/năm, trong đó rút ngắn thời gian nộp thuế xuống còn 121,5 giờ; thời gian làm thủ tục bảo hiểm xã hội còn 49,5 giờ), tạo thuận lợi cao nhất cho doanh nghiệp và người nộp thuế.
Sáu là, về tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, công khai, minh bạch. Tăng cường công tác quản lý thu, thực hiện có hiệu quả các giải pháp chống gian lận thuế, chống buôn lậu, chuyển giá...
Bảy là, về xây dựng kế hoạch tài chính- NSNN 5 năm giai đoạn 2016-2020, cần tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính- NSNN 5 năm 2011-2015 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2016-2020.
Tám là, tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu (điện, than bán cho sản xuất điện, xăng dầu, dịch vụ công,...) theo lộ trình với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước.
Đặc biệt nhấn mạnh vào điều hành giá trong dịp tết Nguyên đán Ất Mùi, đảm bảo hoạt động SX-KD trước và sau Tết diễn ra bình thường, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tích cực theo dõi chặt chẽ tình hình biến động giá cả, thị trường, kiểm soát giá trong dịp Tết, đảm bảo cung cầu các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo nguồn cân đối ngân sách các cấp, thực hiện tốt các chính sách ASXH.
H.TR
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·IEC 63075: Giảm chi phí cho việc sử dụng cáp siêu dẫn
- ·Thông tuyến đường sắt Hà Nội
- ·Thu hồi hơn 11.300 tỷ đồng tài sản bị chiếm đoạt trong vụ án tham nhũng, kinh tế
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Vùng hội tụ gió mạnh dần, mưa giông hạ nhiệt
- ·DN trải lòng về khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia
- ·TPHCM: Người dân hào hứng vì thông xe 500m đầu tiên của con đường 4.800 tỷ đồng
- ·Sạt lở vùi nhà dân ở Lâm Đồng, người phụ nữ tử vong, chồng và 2 con thoát nạn
- ·Đi ngược chiều ở đường vành đai 1.500 tỷ, tài xế xe chở rác sẽ bị tước bằng lái
- ·Lo ngại về nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa
- ·Dự báo thời tiết 30/6/2024: Miền Bắc, miền Trung nắng nóng gay gắt tới ngày nào?
- ·Việc bỏ giấy chứng nhận đăng kiểm ô tô mang lợi ích gì?
- ·Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Những nơi nào không được dừng, đỗ xe?
- ·Tài xế tử vong tại cao tốc Nội Bài
- ·Dự báo thời tiết 13/7/2024: Bắc Bộ nắng nóng gay gắt trước khi đón đợt mưa lớn
- ·Chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, doanh nghiệp cần đi theo hướng nào?
- ·Tai nạn 4 mẹ con tử vong ở Hoài Đức: Bà nội ngã quỵ khi nhận thi thể con cháu
- ·Vụ án mạng ở quán cà phê tại TPHCM: Nhân chứng kể nghi phạm 'đội mưa' đi mua dao
- ·Chi tiết 15 hạng giấy phép lái xe tại Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024
- ·Chia sẻ kinh nghiệm từ những mô hình điểm về năng suất chất lượng tại TP. Hồ Chí Minh
- ·Vụ cô gái ở Hà Nội bị sát hại bằng súng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'