【keo bd hom nay va ngay mai】Kinh tế Hậu Giang tăng trưởng vượt bậc
Mới đây,ếHậuGiangtăngtrưởngvượtbậkeo bd hom nay va ngay mai Cục Thống kê tỉnh đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang năm 2023. Theo đánh giá, năm qua bức tranh kinh tế Hậu Giang có nhiều điểm sáng và tăng trưởng vượt bậc. Xung quanh vấn đề này, ông Thiều Vĩnh An (ảnh), Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, có chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang.
Xin ông cho biết kết quả tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2023 ?
- Kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang năm 2023 có bước phát triển khá so với cùng kỳ, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 12,27%, xếp thứ nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, đây là năm thứ 2 liên tiếp tỉnh xếp thứ nhất vùng ĐBSCL và thứ hai cả nước (năm 2022 xếp thứ tư). Các khu vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,12%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng khá cao với mức tăng 28,32%; khu vực dịch vụ tăng 8,84% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,49%. Đóng góp nhiều nhất trong tăng trưởng của tỉnh là khu vực công nghiệp, xây dựng với mức đóng góp 8,22 điểm phần trăm, trong đó ngành công nghiệp đóng góp cao nhất với mức 7,59 điểm phần trăm; tiếp đến là khu vực dịch vụ với sự tăng trưởng mạnh của các ngành thương mại, dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ khác đóng góp 3,22 điểm phần trăm; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,79 điểm phần trăm.
Quy mô nền kinh tế đạt 58.505 tỉ đồng (theo giá hiện hành). Về cơ cấu kinh tế của tỉnh trong năm 2023 tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực giữa các khu vực so với cùng kỳ. Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21,95%, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 35,68%, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 34,37% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,01% (năm 2022 lần lượt là: 23,96%; 30,24%; 36,70%; 9,09%). GRDP bình quân đầu người cả năm 2023 ước đạt 80,33 triệu đồng/người/năm, tăng 14,13 triệu đồng/người so với năm 2022.
Đóng góp cao nhất trong tăng trưởng của tỉnh là ngành công nghiệp, với mức 7,59 điểm phần trăm. Ảnh: TRUNG QUÂN
Công nghiệp và xây dựng là khu vực có đóng góp cao nhất vào mức tăng trưởng chung của tỉnh. Cụ thể như thế nào, thưa ông ?
- Tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp cả năm ước tính tăng 31,09%, trong đó ngành sản xuất và phân phối điện tăng 118,55%, đóng góp 6,46 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP của tỉnh; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,54% đóng góp 1,01 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản lý, xử lý rác thải, nước thải tăng 15,22%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 10,75% so với cùng kỳ năm trước (thấp hơn mức tăng 15,59% năm 2022 so với cùng kỳ). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,43% so với cùng kỳ (thấp hơn mức tăng 12,05% của năm 2022 so với cùng kỳ); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 99,83% so với cùng kỳ năm trước; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,08% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung năm 2023 chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 13,14% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù tình hình suy thoái kinh tế thế giới đến thời điểm hiện tại đã được kiểm soát tốt, nhưng tình hình xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước một số mặt hàng 12 tháng năm 2023 chưa phục hồi so với cùng kỳ năm trước như: Thủy hải sản xay nhỏ hoặc dạng mắm đặc giảm 16,61%; tôm đông lạnh giảm 15,57%; sản xuất bia và mạch nha ủ men bia giảm 32,27%; quần áo bảo hộ lao động giảm 17,10%; quần áo lót cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc giảm 20,10%… Vì vậy, đã làm chỉ số tiêu thụ toàn ngành giảm so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị tăng thêm ngành xây dựng (giá so sánh 2010) ước cả năm tăng 13,74%, đóng góp 0,64 điểm % vào mức tăng trưởng GRDP toàn tỉnh..
Theo ông, đâu là nguyên nhân chính để Hậu Giang có sự tăng trưởng ấn tượng như vậy ?
- Trong năm 2023, với sự chỉ đạo sát sao, có trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy, sự điều hành quyết liệt, chủ động, sáng tạo của UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong năm qua, tỉnh đã tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư thông qua các sự kiện lớn, tập trung đông người được tổ chức như: Giải Marathon quốc tế “Vietcombank Mekong Delta”, Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang… Vì vậy, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Đáng chú ý, năm 2022 và 2023 thì tăng trưởng của tỉnh Hậu Giang luôn đứng đầu khu vực ĐBSCL. Nguyên nhân chủ yếu chúng ta có công nghiệp phát triển mạnh. Trong đó, có các dự án công nghiệp phát triển, đóng góp rất cao trong tăng trưởng của tỉnh làm cho tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt rất cao, trên 2 con số.
Năm 2023, Hậu Giang bứt phá trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ hai cả nước.
Với mức tăng trưởng này thì dự báo trong năm tới như thế nào, thưa ông ?
- Với mức tăng trưởng này thì dự báo trong năm tới tốc độ tăng sẽ chững lại, không bằng mức tăng trưởng này, do chúng ta chưa có dự án mới để thay thế cho dự án này. Mặc dù vậy, dự kiến trong năm tới cũng đạt mức tăng trưởng khá cao là 7,5%.
Như ông vừa chia sẻ thì năm tới mức tăng trưởng dự báo sẽ chững lại nên Hậu Giang cần phải làm gì để đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng đã đề ra ?
- Trong năm 2024, các ngành chức năng liên quan phải tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến hoạt động trong năm 2023 có xu hướng tăng trưởng thấp hoặc giảm. Đặc biệt là dự kiến trong năm 2024 sẽ có khoảng 5-6 dự án đi vào sản xuất. Vì vậy, cần quan tâm đảm bảo các dự án này thực hiện đúng với tiến độ để nâng cao khả năng hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội cả năm.
Xin cảm ơn ông !
MỘNG TOÀN thực hiện
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Danh sách 10 trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Bắc – Nam mới được khai thác
- ·Nợ đọng xây dựng nông thôn mới giảm nhanh
- ·Công Thương qua góc nhìn báo chí 7/9: Vẫn cần quỹ bình ổn giá xăng dầu
- ·Bộ Công Thương tổ chức tập huấn công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2022
- ·Cho bạn mượn điện thoại cài đặt ứng dụng, 2 người bị mất tiền trong tài khoản
- ·Làn sóng biểu tình phản đối Mỹ lan rộng cả Trung Đông
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo chốt thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt
- ·Yemen rơi vào khủng hoảng tồi tệ nhất
- ·Thời tiết Tết Nguyên đán mới nhất: Không khí lạnh mạnh, trời rét qua mùng 1
- ·Thủ tướng hoan nghênh các doanh nghiệp Israel đầu tư vào Việt Nam
- ·'Đón đầu' nhu cầu mới của độc giả để phát triển kinh tế báo chí bền vững
- ·Lần đầu tiên ngành thuế thu vượt 1 triệu tỷ đồng
- ·Bài 6: Cần một đầu mối tập trung điều phối vốn vay và trả nợ
- ·Thủ tướng: Không vì khó khăn kinh phí mà để GTVT tiếp tục là nút thắt
- ·Tin tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 8/9
- ·“Nóng” chuyện Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran
- ·Ngày này năm xưa 27/1: Ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
- ·Dẹp xong IS nhưng Iraq còn nhiều nỗi lo
- ·Trăn khổng lồ bị lão nông 70 tuổi bắt sống chỉ bằng một tảng đá
- ·Chính phủ đánh giá cao vai trò phát hiện, đồng hành của báo chí