【nhận định alaves】TS. Nguyễn Minh Phong: Bình ổn giá xăng dầu năm 2022 mang lại hiệu quả tích cực cho kinh tế vĩ mô
Nỗ lực kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu là yếu tố quan trọng nhất kiềm chế đà tăng lạm phát! |
Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn vấn đề này.
Năm 2022,ễnMinhPhongBìnhổngiáxăngdầunămmanglạihiệuquảtíchcựcchokinhtếvĩmônhận định alaves tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, trong đó nổi cộm là vấn đề năng lượng. Trước những biến động về nguồn cung năng lượng, ông đánh giá như thế nào về vai trò bình ổn giá năng lượng đối với sự phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam?
Năm 2022, giá khí đốt tự nhiên tăng vọt đã gây ra những chấn động trên thị trường năng lượng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều ngành kinh tế, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việt Nam và thế giới chứng kiến những động thái biến động rất mạnh của giá năng lượng, đặc biệt là giá xăng dầu.
TS.Nguyễn Minh Phong |
Có thể nói rằng, tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, giá xăng dầu tăng, lạm phát có xu hướng tăng cao, các nền kinh tế lớn thu hẹp quy mô nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại. Các tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 từ 4,4% xuống 3,6%.
Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng ổn định, mặc dù giá xăng dầu tăng đã kéo theo tỷ lệ lạm phát có chiều hướng tăng lên, giá cả các mặt hàng phục vụ đời sống và sản xuất của doanh nghiệp cũng có nhiều biến động.
Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, bộ, ngành và sự quyết liệt trong điều hành nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Đặc biệt, nhờ kết quả nỗ lực của Bộ Công Thương, nhất là khi Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo Bộ trưởng Công Thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ đã khiến tình hình cung ứng xăng dầu trong nước được đảm bảo. Đặc biệt, việc giá xăng dầu không tăng quá cao, nằm trong 29 nước có giá xăng dầu thấp nhất thế giới là yếu tố đặc biệt giữ bình ổn giá rất nhiều mặt hàng khác.
Với tinh thần đó, chúng ta đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhờ một phần rất lớn của việc bình ổn giá xăng dầu. Cũng chính sự bình ổn đó giúp kinh tế Việt Nam năm 2022 phục hồi ngoạn mục, tăng trưởng mạnh mẽ, về cơ bản đã vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và đang lấy lại đà tăng trưởng vốn có.
Tuy nhiên, trước những dự báo kinh tế thế giới sẽ còn biến động trong năm 2023, do tình hình chính trị bất ổn ở một số khu vực, cũng sẽ khiến giá năng lượng bị tác động, trong đó không loại trừ giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng cao. Nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng không chỉ sẽ tác động đến quá trình phục hồi nền kinh tế-xã hội vốn đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19 mà còn khó có thể kiểm soát được lạm phát. Bởi giá xăng tăng cũng kéo theo các mặt hàng khác tăng theo.
Chính vì thực tế này, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tác động từ biến động của giá xăng dầu nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội... Đồng thời, chúng ta cũng cần rút ra một số bài học về đảm bảo an ninh năng lượng trong thời gian qua, cũng như cơ chế quản lý trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, nhất là trên thị trường xăng dầu.
Dự báo trong năm 2023, giá năng lượng thế giới vẫn sẽ ở mức cao, theo ông, điều này sẽ tác động như thế nào đến giá năng lượng trong nước?
Với nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại và giá năng lượng vẫn ở mức cao, dự báo, tổng mức tiêu thụ năng lượng năm 2023 ở nhiều quốc gia được dự báo tăng thấp. Đây sẽ là năm thứ hai liên tiếp tiêu thụ chậm lại.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt năng lượng ở châu Âu sẽ khiến giá khí đốt cao hơn dự kiến vào năm 2023, làm tăng thêm hóa đơn nhập khẩu của nhiều nhà nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi.
Bình ổn giá xăng dầu năm 2022 mang lại hiệu quả tích cực cho kinh tế vĩ mô |
Theo đó, tác động giá nhiên liệu tăng cao, đặc biệt là giá xăng, dầu cứ tăng 10% thì làm cho lạm phát tăng 0,36 điểm phần trăm và kịch bản tăng trưởng kinh tế giảm 0,5 điểm phần trăm. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến giá các nguyên liệu đầu vào khác như phân bón, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng… Từ đó ảnh hưởng dây chuyền đến cả nền kinh tế.
Trong khi, kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập ngoại trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Trong hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ, tuỳ theo quy trình sản xuất của mỗi ngành, có thể thấy hầu hết các ngành dù nhiều hay ít đều sử dụng xăng, dầu. Chi phí xăng, dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Điều này cho thấy xăng, dầu chiếm tỷ trọng cao và tác động mạnh vào giá thành sản phẩm.
Theo đó, cần có biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng, nhất là kiềm chế, bình ổn giá xăng dầu để hạn chế nguy cơ lạm phát. Các bộ, ngành cần theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa, đặc biệt là vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp để có chính sách, giải pháp kịp thời, đảm bảo cân đối cung cầu; điều hành bình ổn giá phù hợp, bảo đảm cung ứng các nguồn năng lượng trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu và các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cân đối về giá năng lượng điện, than, xăng, dầu.
Để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt đảo bảo an ninh năng lượng, theo ông nên thực hiện những giải pháp nào?
Dự báo trong năm 2023 trước những biến động kinh tế của thế giới, tình hình lạm phát sẽ còn tiếp diễn. Lạm phát của Việt Nam vẫn có thể duy trì ở mức độ cao, hội tụ của các yếu tố, loại hình lạm phát bao gồm lạm phát tiền tệ vẫn sẽ tiếp tục do độ trễ của các biện pháp nới Zoom tín dụng, rồi thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khác theo hướng tài chính tiền tệ nới lỏng.
Thứ hai, áp lực từ phía chi phí đẩy, với giá xăng dầu, mặc dù có xu hướng giảm ổn định nhất định nhưng chúng ta vẫn chưa biết trước được động thái gia tăng thế nào, nhất là các quan hệ địa chính trị châu Âu tăng mạnh lên.
Bên cạnh đó, lạm phát liên quan đến ngoại nhập cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng do lạm phát trên thế giới vẫn tiếp tục tăng và một số ngân hàng trung ương ở nước ngoài tăng lãi suất thì Việt Nam ít nhiều cũng phải điều chỉnh tỷ giá lãi suất theo xu hướng của họ, để giữ được cân bằng thương mại.
Tóm lại, ba áp lực lạm phát nêu trên vẫn tiếp tục trong năm 2023 dù lạm phát tổng cầu có thể giảm nhưng vẫn tiếp tục ở mức độ cao cần phải thận trọng.
Theo đó, để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh năng lượng, một trong những giải pháp là phải kiểm soát nguồn cung xăng dầu và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bình ổn giá.
Cụ thể, mở rộng năng lực kho dự trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc và tác hại của giá xăng dầu thế giới đến sự ổn định và phát triển kinh tế. Cần dự trữ xăng dầu bằng hàng chứ không phải bằng tiền nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.
Đồng thời, thực hiện giảm thuế, đặc biệt là thuế liên quan đến xăng dầu nhằm giảm áp lực tới mặt bằng giá cả hàng hóa.
Ngoài ra, cần thực hiện quyết liệt những nhóm giải pháp mà Chính phủ cũng như Quốc hội đã thông qua trong kế hoạch 2023. Bên cạnh đó là những giải pháp liên quan đến chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, cũng cần phải bám vào những vấn đề mới xuất hiện để có những giải pháp cụ thể. Tinh thần chung là phải chuẩn bị xây dựng sẵn sàng những kịch bản cần thiết cho tất cả các phương án nhằm thực hiện có bài bản, chủ động hơn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Trao hơn 19 triệu đồng đến em Chu Bá Phi bị bỏng điện
- ·Infographics: Bộ Tài chính đã bãi bỏ 71 thủ tục hành chính
- ·Lạng Sơn: Tăng cường sâu sát địa bàn, quyết liệt hành động, sáng tạo bứt phá
- ·“Quản chặt” hàng hóa trên nền tảng số và thương mại truyền thống
- ·Thương cô bé mắc bệnh ung thư máu
- ·Lực lượng quản lý thị trường sẽ được đào tạo bậc đại học chính quy
- ·Đề xuất quy định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
- ·Hội thao truyền thống Dân vận lần thứ IV
- ·Mẹ không muốn điền tên cha trong giấy khai sinh của con
- ·Đã thực sự có thị trường phát điện cạnh tranh?
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 5/2017
- ·Buôn lậu thuốc lá thế hệ mới dịp Tết Nguyên đán: Nguy cơ tăng đột biến
- ·Dấu ấn Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
- ·Hà Nội: Chuẩn bị phòng cách ly người bệnh nghi nhiễm corona ngay tại trạm y tế
- ·Gia đình có hai bà cháu cùng bị ung thư
- ·Bước đột phá trong quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- ·Xác cá voi 10 tấn dạt vào bãi biển Cô Tô
- ·Chặn hàng lậu ở Lạng Sơn: Sớm bịt kẽ hở hóa đơn, chứng từ
- ·Người mẹ nghèo ung thư chỉ sợ con gái thất học
- ·Lào Cai: Quyết liệt chống buôn lậu song hành phòng chống dịch Covid