【xem kết quả bóng đá nét】Xuất khẩu tôm: Phấn đấu giữ vị trí số một
Thêm đơn hàng,ấtkhẩutômPhấnđấugiữvịtrísốmộxem kết quả bóng đá nét khắc phục giảm giá
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, các hộ nuôi tôm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lao xao vì giá tôm thương phẩm giảm giá hàng ngày. Đỉnh điểm là từ đầu tháng 5, giá tôm tiếp tục giảm sâu, giá tôm chân trắng và tôm sú tại tỉnh Sóc Trăng cũng như trong khu vực ĐBSCL đang giảm dần và hiện ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Tại hội nghị “Các giải pháp trọng tâm để phát triển ngành tôm bền vững” được tổ chức mới đây, các DN thủy sản phân tích, nguyên nhân tôm thẻ chân trắng rớt giá mạnh trong thời gian vừa qua là do sản lượng tôm thương phẩm của các nước đều tăng do được mùa, khiến nguồn cung tăng mạnh. Ngoài ra, nhu cầu tại Mỹ sụt giảm bởi tồn kho cao, cùng với đó là một số bất ổn chính trị tại Trung Đông. Ngoài ra, Trung Quốc tăng cường kiểm soát tình trạng buôn lậu tôm dẫn đến lượng tôm tiêu thụ qua đường tiểu ngạch giảm. Các nhà nhập khẩu đã nhân cơ hội này gây sức ép giảm giá, đặc biệt tại Ấn Độ, nên người dân có tâm lý bán tháo.
Theo dự báo của các chuyên gia, hiện nay giá tôm thẻ chân trắng tại một số địa phương bắt đầu chững lại, dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Các nước Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và một số nước đã qua thời điểm thu hoạch rộ và do thua lỗ nên hạn chế thả nuôi tiếp, khả năng giảm nguồn cung trong quý III và quý IV/2018.
Sang quý III, các nhà máy trong nước tăng cường mua nguyên liệu cùng với nhu cầu "ấm lên" từ các thị trường NK, giá tôm sẽ bắt đầu tăng lên. Nhu cầu tiêu thụ tôm của Mỹ được dự báo vẫn tốt với niềm tin tiêu dùng cao và triển vọng kinh tế tích cực. NK tôm của các thị trường NK chính cũng được dự báo sẽ tăng trong cuối quý II hoặc đầu quý III năm nay. Đặc biệt, nhiều DN chế biến xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu ký kết được các đơn hàng lớn phục vụ các dịp lễ quan trọng cuối năm 2018. Vì vậy, các chuyên gia dự báo giá tôm sẽ tăng trở lại trong thời điểm tháng 8 và 9/2018. Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú thông tin, dự kiến từ tháng 6 đến tháng 10, lượng hàng Minh Phú bán ra mỗi tháng sẽ tăng hơn từ 20-50% so với lượng hàng ký hợp đồng trong 5 tháng đầu năm 2018.
Kiến nghị nhiều giải pháp
Trước thực trạng trên, để hỗ trợ các DN thủy sản, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, đơn vị này vừa kiến nghị lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn một số giải pháp để phát triển bền vững sản xuất và xuất khẩu tôm. VASEP cho rằng, hiện tại, ngành sản xuất tôm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tốt trong 4 tháng đầu năm 2018, đạt kim ngạch XK xấp xỉ 1,02 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong tháng 5/2018 giá tôm nguyên liệu lại giảm sâu gây tâm lý hoang mang trong người nuôi, có thể ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu của cả năm 2018.
Để chia sẻ khó khăn chung hiện nay cho người nuôi tôm, ngoài việc động viên các DN chế biến tiêu thụ tốt, các đơn vị cung ứng tôm giống, thức ăn, chế phẩm nuôi tôm cần xem xét để giảm giá cho người nuôi, VASEP đề xuất Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các chính sách hỗ trợ nhằm động viên các nhà cung cấp đầu vào có cơ chế mua bán cùng chính sách giá cả phù hợp cho người nuôi, giúp người nuôi vượt qua các khó khăn hiện nay và ổn định giá thành nuôi tôm trong tương lai.
Về lâu dài, để nâng tầm giá trị tôm Việt trên thương trường quốc tế, tôm Việt phải được nuôi sạch theo chuẩn quốc tế như ASC, BAP. Có như vậy, tôm Việt mới có cơ hội lên kệ trong các siêu thị lớn cao cấp, có giá tiêu thụ tốt và ổn định.
Hiện nay, mặc dù muốn nuôi tôm chuẩn quốc tế, nhưng các hộ nuôi nhỏ lẻ không thể thực hiện được vì chi phí lớn. Trên 95% tôm được cung cấp từ ao nuôi nhỏ lẻ, cho nên nuôi tôm cánh đồng lớn trở thành một nhu cầu cấp thiết và lâu dài của ngành tôm Việt Nam. Như vậy, ngành tôm cần gấp những mô hình hợp tác hóa trong nuôi tôm cũng như các giải pháp mạnh mẽ cho việc tích tụ đất đai hình thành các trang trại nuôi tôm chuẩn mực quốc tế. Từ đó có hướng đi trong tái cơ cấu sản xuất nuôi tôm để có kết quả tốt hơn trong dài hạn.
Hiện nay, tôm Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số tôm nhập khẩu vào Mỹ do những rào cản về áp thuế chống bán phá giá so với 32% của Ấn Độ, hay so với 70% của cả Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. VASEP kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm các hoạt động ngoại giao cấp cao để Hoa Kỳ tháo gỡ nhanh các rào cản thương mại, nhất là việc áp thuế chống bán phá giá tôm. Rào cản này đang là một trở ngại lớn cho sức cạnh tranh của tôm Việt Nam. Bởi vì, hiện nay chỉ có Công ty Thủy sản Minh Phú không bị áp thuế chống bán phá giá và đang chiếm gần 50% lượng tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, các DN cần tập trung vào chất lượng để bán tôm chất lượng cao với giá cao, đồng thời tăng sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng mà các nước XK tôm lớn như Ấn Độ chưa có thế mạnh để xuất bán vào phân khúc các thị trường cao cấp. Hiện tôm có tiêu chuẩn ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản) đang có nhu cầu cao ở thị trường EU và có giá cao hơn hàng thường. Đây cũng là mặt hàng mà nhiều DN Việt Nam đã triển khai trong các năm qua. Vì vậy, DN và người nuôi Việt Nam cần giữ vững tiêu chuẩn này...
(责任编辑:World Cup)
- ·Vietnam Airlines tạm dừng khai thác tất cả đường bay quốc tế đến hết tháng 4
- ·Hà Lan biến đường xe đạp thành nơi thu năng lượng Mặt trời
- ·Tây Ninh cần cải tiến công nghệ, hướng tới 'Xanh hóa'
- ·FrieslandCampina VN, Trường Thịnh và Đồng Tiến hợp tác thu gom, tái chế bao bì
- ·Kiến nghị cho phép tàu bay Boeing 737 Max được phép hoạt động bay tại Việt Nam
- ·Những dự án nổi bật bảo vệ môi trường tại Vòng chung kết Hành động vì cộng đồng
- ·Năm 2024, thị trường xe điện bước sang giai đoạn phát triển mới
- ·Hà Nội khai trương hệ thống vé điện tử liên thông
- ·Doanh nghiệp 'lén lút' thu thập dữ liệu cá nhân, 90% người dùng yêu cầu phải minh bạch
- ·Doanh số xe điện toàn cầu tăng 31% trong năm 2023
- ·Đề nghị ưu tiên phân phối vaccine cho lao động ngành điều
- ·Tỷ lệ chôn lấp rác thải giảm
- ·Hướng tới thương mại điện tử xanh để giảm thiểu rác thải nhựa đại dương
- ·Doanh nghiệp Việt đồng loạt chuyển đổi xanh thế nào?
- ·Giá trị xuất khẩu lâm sản ước đạt 10,42 tỷ USD trong 7 tháng
- ·Tăng thuế kịch trần mới mong trừ được chai nhựa, túi nylon
- ·Chuyên gia: Bùng nổ công nghệ không tái chế, gánh nặng quốc gia tăng gấp đôi
- ·Thị trường tín chỉ carbon cần 'đi trước' bảo đảm lợi ích quốc gia, doanh nghiệp
- ·ASSA: Vì sự phát triển ổn định và thịnh vượng của khu vực ASEAN
- ·GS Nobel Vật lý dự báo vật liệu, năng lượng mới bùng nổ trong tương lai