【kqbd hang 3 anh】Nâng trần dư nợ vay của ngân sách Hà Nội lên 90% số thu
Chiều 27/4,ângtrầndưnợvaycủangânsáchHàNộilênsốkqbd hang 3 anh UBTVQH đã cho ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 63/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
TP Hà Nội chỉ cân đối ngân sách được 1/3 nhu cầu vốn đầu tư công
Một trong những nội dung được Chính phủ đề xuất tại dự thảo Nghị định là nâng mức trần dư nợ vay của ngân sách TP từ 70% lên 90% số thu ngân NSĐP được hưởng theo phân cấp và nằm trong tổng mức vay, bội chi ngân sách TP hàng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN).
Theo Chính phủ, quy định này bảo đảm cho TP Hà Nội có thêm dư địa được vay và phù hợp với bối cảnh thực hiện đẩy mạnh cơ chế cho chính quyền địa phương vay lại từ nguồn Chính phủ vay nước ngoài, thay vì cấp phát như trước đây. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của TP Hà Nội, nhu cầu vốn đầu tư công của TP giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 300.000 tỷ đồng, trong khi TP chỉ cân đối ngân sách được 105.000 tỷ đồng, nên việc huy động vốn đầu tư phát triển tập trung cho các dự án trọng điểm nhằm sớm triển khai đồng bộ, hoàn thành, đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả là hết sức cần thiết.
Dự kiến trong thời gian tới, TP Hà Nội vay lại từ nguồn Chính phủ vay nước ngoài đã ký Hiệp định để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm khoảng 23.000 tỷ đồng. Hiện nay, TP.Hồ Chí Minh cũng được áp dụng mức dư nợ vay 90% theo Nghị quyết số 54/2017/QH14.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất một số vấn đề nhằm tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của HĐND, UBND TP Hà Nội trong lĩnh vực quản lý NSNN, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khắc phục một số tồn tại của Nghị định 63.
Cụ thể, dự thảo quy định HĐND TP quyết định dự toán, phân bổ ngân sách TP bảo đảm phù hợp với các định hướng cơ cấu lại ngân sách, phát triển KTXH và các lĩnh vực quan trọng theo quy định của Quốc hội và Chính phủ. HĐND TP được quyết định sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển của NSĐP để đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng chợ không có khả năng hoàn vốn trực tiếp hoặc không xã hội hóa được trên địa bàn TP theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn do HĐND phê duyệt; sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của NSĐP để đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng; đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình thiết yếu: Phòng cháy, chữa cháy, thu gom xử lý rác, cấp nước, thoát nước, điện, các phương tiện, thiết bị, nhà vệ sinh, tường rào trong các cơ sở đã có của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công do TP quản lý theo quy định của Luật NSNN.
HĐND TP cũng được sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương (CCTL) còn dư của ngân sách cấp TP; cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn CCTL còn dư để đầu tư cơ sở hạ tầng KTXH thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách và chi thu nhập tăng thêm.
UBND TP Hà Nội được phép tạm ứng quỹ dự trữ tài chính để đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Thời gian tạm ứng không quá 36 tháng, kể từ ngày tạm ứng. Tổng mức tạm ứng không quá 50% so với số dư quỹ dự trữ tài chính TP bình quân 3 năm trước.
Xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù cho TP Hà Nội
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến trong UBTCNS tán thành với các lý do như Chính phủ trình về sự cần thiết phải sửa đổi Nghị định số 63.
Cơ quan thẩm tra cũng nhất trí với nhiều đề xuất của Chính phủ như việc nâng mức dư nợ vay của TP lên 90%; nhất trí với chủ trương cho phép UBND TP Hà Nội được tạm ứng sử dụng Quỹ dự trữ tài chính để đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng và thời hạn tạm ứng là 36 tháng; cho phép HĐND TP được quyết định sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp TP để đầu tư cơ sở hạ tầng và chi an sinh xã hội. Đây cũng là quy định phù hợp với cơ chế đặc thù của TP.Hồ Chí Minh.
Về đề nghị cho phép TP được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của TP, đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng không nên xem xét điều chỉnh lúc này. Vì trong thời gian tới Chính phủ sẽ ban hành Đề án cải cách tiền lương mới từ tháng 7/2021 để thực hiện Nghị quyết 27/NQ-TW của Trung ương về cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, UBTCNS cho rằng những nội dung Chính phủ trình sửa đổi Nghị định hiện nay đều nằm ngoài quy định của Luật NSNN và Luật Thủ đô. Vì vậy, để bảo đảm đúng thẩm quyền và phù hợp với việc áp dụng thí điểm các cơ chế đặc thù, đa số ý kiến đề nghị UBTVQH yêu cầu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô hoặc ban hành Nghị quyết về một số cơ chế tài chính đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
Thảo luận tại phiên họp, các ý kiến bày tỏ nhất trí về việc cần thiết phải sửa đổi Nghị định 63/2017/NĐ-CP để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong giai đoạn tới. Song, nhất trí với quan điểm của UBTCNS, UBTVQH đề nghị Chính phủ nghiên cứu lại tên gọi cũng như phạm vi điều chỉnh của dự thảo để trình ra Quốc hội ban hành một Nghị quyết riêng cho Thủ đô Hà Nội vào kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Về các nội dung cụ thể, UBTVQH đồng tình với việc nâng mức dư nợ vay của ngân sách TP Hà Nội từ 70% lên 90% trên nguyên tắc TP phải bảo đảm trả được nợ; nhất trí với chủ trương cho phép UBND TP Hà Nội được tạm ứng sử dụng Quỹ Dự trữ tài chính để đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng và thời hạn tạm ứng là 36 tháng; sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp TP để đầu tư cơ sở hạ tầng và chi an sinh xã hội…/.
H.Y
(责任编辑:La liga)
- ·Anh hùng Lao động Thái Hương được tôn vinh Top 50 Phụ nữ châu Á có ảnh hưởng lớn ở tầm quốc tế
- ·Hà Nội thông xe kỹ thuật tuyến đường kết nối cầu Xuân Cẩm đi Bắc Giang
- ·Jisoo và Jung Hae In 'Snowdrop' diện hàng hiệu đi xem thời trang
- ·Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại
- ·Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học công nghệ – Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ
- ·Hà Nội đối thoại với công nhân, lao động Thủ đô
- ·Công nghiệp Việt Nam hưởng lợi từ hội nhập
- ·Thị trường chứng khoán: Đảm bảo ổn định, bền vững là mục tiêu hàng đầu
- ·Tăng cường năng lực quản lý rượu thủ công, hạn chế tác hại của rượu không rõ nguồn gốc
- ·Triệu Vy bị cưỡng chế nộp phạt
- ·Dấu ấn mạnh mẽ của các phong trào thi đua do Thủ tướng phát động
- ·Tăng thuế môi trường với xăng dầu: Bước đi thận trọng
- ·Khai thác cát, sỏi trên sông, hồ phải đáp ứng yêu cầu không gây xói lở, bảo vệ môi trường
- ·Bộ Y tế yêu cầu giám sát, phòng chống bệnh do não mô cầu
- ·Co.opmart và Co.opXtra khuyến mãi mạnh bánh kẹo Tết
- ·Tăng thu từ thanh tra, kiểm tra thuế hơn 1.000 tỷ đồng
- ·Sao Việt 23/4: MC Hoàng Linh hạnh phúc với hôn nhân 7 năm bên ông xã đạo diễn
- ·AmCham: Sát cánh với Việt Nam trong TPP
- ·Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn do COVID
- ·Kéo dài hoạt động không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm dịp nghỉ lễ 30/4