【kèo 0,5】Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Nguyễn Văn Trường: Một năm khởi sắc
Sau 2 năm liên tiếp (2012 và 2013) không đạt được chỉ tiêu dự toán thu NSNN,ụctrưởngCụcHảiquanHàNộiNguyễnVănTrườngMộtnămkhởisắkèo 0,5 năm 2014, Hải quan Hà Nội đã thu vượt chỉ tiêu 14.500 tỉ đồng. Ông đánh giá thế nào về kết quả quan trọng này?
Những ngày đầu, tháng đầu của năm 2014, kết quả thu của đơn vị vẫn còn hết sức chật vật, khó khăn. Giai đoạn sau này, tiến độ, tốc độ thu được nâng lên. Một phần nguyên nhân phải khẳng định nền kinh tế nước ta và Thủ đô Hà Nội nói riêng đang ở chiều hướng ấm lên, nên nguồn thu thuận lợi.
Về mặt chủ quan, sau 2 năm không đạt chỉ tiêu dự toán, năm 2014, Hải quan Hà Nội tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi cho DN, nuôi dưỡng nguồn thu. Rút kinh nghiệm ở các năm trước, năm 2014, trực tiếp lãnh đạo Cục Hải quan Hà Nội đến làm việc với các DN lớn trên địa bàn để nắm bắt tình hình hoạt động và khó khăn vướng mắc để kịp thời tháo gỡ.
Đặc biệt, một giải pháp quan trọng là việc đơn vị tham mưu cho UBND TP. Hà Nội kiến nghị các cơ quan chức năng cho thực hiện cơ chế đưa hàng tiêu dùng về làm thủ tục hải quan trên địa bàn (thực hiện tại ICD Mỹ Đình-PV). Điều này góp phần tăng nguồn thu cho đơn vị, tạo thuận lợi cho các DN XNK…
Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Hải quan Hà Nội cũng dành sự quan tâm đặc biệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ thu NSNN. Ngay từ đầu năm 2014, Hải quan Hà Nội đặt “đồng hồ đếm ngược” trong các cuộc họp giao ban để phân tích, đánh giá kết quả thu trong từng tuần.
Từ đó có sự nhìn nhận xác thực nhất về kết quả thu thực tế với chỉ tiêu được giao. Ví dụ, chỉ tiêu 14.500 tỉ đồng, như vậy trung bình mỗi tuần phải thu gần 279 tỉ đồng (14.500 tỉ đồng/52 tuần)… Nhờ đưa ra những con số cụ thể nên Hải quan Hà Nội luôn theo sát được diễn biến thu NSNN nhằm đảm bảo thu đạt chỉ tiêu cao nhất. Và kết quả thu vượt của năm 2014 là minh chứng cho sự quyết tâm cao độ trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Năm 2014, Cục Hải quan Hà Nội được lựa chọn là một trong 2 đơn vị đầu tiên trong toàn Ngành thực hiện Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS (cùng với Cục Hải quan Hải Phòng). Ông đánh giá thế nào về kinh nghiệm và kết quả triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS trong hoạt động của đơn vị?
Có thể nói, kinh nghiệm trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Hải quan Hà Nội được tích lũy từ quá trình thực hiện khai báo hải quan từ xa; triển khai thủ tục hải quan điện tử (các phiên bản E-Customs) và sau này là VNACCS/VCIS. Quá trình thực hiện chúng tôi nhận thấy, mấu chốt đầu tiên chính ở vấn đề tâm lí, tư tưởng của CBCC phải thông, phải có được nhận thức đúng về vai trò của mình trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa.
Do đó, yếu tố con người vẫn là then chốt. Xuất phát từ cách tiếp cận vấn đề như thế nên trước khi thực hiện chính thức VNACCS/VCIS, Hải quan Hà Nội đã chủ động, tập trung cho công tác đào tạo, tập huấn cho CBCC và cộng đồng DN. Tổng cục Hải quan giao chỉ tiêu cho Hải quan Hà Nội phải tập huấn cho 350 DN lớn trên địa bàn, nhưng đơn vị đã tổ chức được cho hơn 800 DN.
Quá trình thực hiện chính thức, Hải quan Hà Nội xác định, việc triển khai một hệ thống hiện đại, kĩ thuật cao như VNACCS/VCIS đòi hỏi đội ngũ CBCC phải có ý thức kỉ luật cao. Hải quan Hà Nội đã làm rất nghiêm vấn đề kỉ luật vì không có kỉ luật nghiêm sẽ không thể có sức mạnh. Từ khi thực hiện VNACCS/VCIS đến nay, Hải quan Hà Nội đã kỉ luật 23 CBCC. Đây là những CBCC có sai sót trong quá trình thực hiện VNACCS/VCIS đã được phát hiện và yêu cầu sữa chữa nhưng chậm sửa chữa.
Ngoài ra, Hải quan Hà Nội cũng có thuận lợi về mặt CNTT; công tác hỗ trợ, phối hợp của các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan… Đặc biệt, khi thực hiện VNACCS/VCIS, Hải quan Hà Nội cũng xây dựng cơ chế xử lí vướng mắc một cách kịp thời từ lãnh đạo Cục đến các đơn vị.
Đến nay có thể khẳng định Hải quan Hà Nội đã bước đầu thực hiện thành công Hệ thống VNACCS/VCIS.
Dự kiến đến ngày 31-12-2014, Hải quan Hà Nội làm thủ tục cho 38.542 chuyến bay, 3.859.305 lượt hành khách, 767.000 tờ khai XNK với kim ngạch khoảng 16,7 tỉ USD. Đến đầu tháng 12-2014, Cục Hải quan Hà Nội phát hiện và lập biên bản vi phạm 1.110 vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 3,8 tỉ đồng. Một số vụ việc điển hình như: Bắt giữ 40 kg xương sư tử; 50 kg ngà voi; 3 vụ vi phạm về ma túy (tổng trọng lượng tang vật 365 gram cần sa khô và 6,552 kg ma tuý tổng hợp)...
Thưa ông, từ ngày 1-1-2015, nhà ga T2, sân bay quốc tế Nội Bài chính thức đi vào hoạt động. Đây là nhà ga mới, hiện đại góp phần thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Với vai trò quản lí Nhà nước về hải quan ở cửa ngõ hàng không quốc tế quan trọng này, Cục Hải quan Hà Nội đã có sự chuẩn bị như thế nào?
Để phục vụ hoạt động của nhà ga T2, Hải quan Hà Nội đã có sự chủ động ngay từ năm 2009 khi có ý tưởng triển khai dự án. Đó là chuẩn bị về hệ thống máy soi; camera; máy phát hiện phóng xạ; hệ thống thông tin liên lạc (bộ đàm, trung tâm chỉ huy…).
Về mặt con người, nhà ga T2 có quy mô lớn hơn nhà ga hiện tại rất nhiều nên chúng tôi xác định vấn đề bố trí thêm CBCC vẫn là yêu cầu tối quan trọng. Dự kiến Hải quan Hà Nội sẽ tăng cường 60 CBCC cho Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Trong đó, khoảng 30 người điều chuyển từ các đơn vị thuộc Cục, 30 người được tăng cường từ Tổng cục Hải quan.
Ngoài ra, Hải quan Hà Nội cũng xây dựng quy chế phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn; xây dựng và đề xuất Tổng cục Hải quan ban hành các quy trình nghiệp vụ mới, cụ thể phù hợp với nhà ga hiện đại như T2… Đơn vị đã tổ chức học tập kinh nghiệm quản lí ở một số sân bay hiện đại trong và ngoài nước.
Chúng tôi xác định, triển khai hoạt động ở nhà ga T2 vừa là cơ hội vừa là thách thức với Hải quan Hà Nội trong thực hiện mục tiêu nâng cao tinh thần trách nhiệm và chất lượng hoạt động.
Năm 2015 sẽ đánh dấu 30 năm thành lập và 60 năm ngày truyền thống của Cục Hải quan Hà Nội, đơn vị có mục tiêu và giải pháp gì để chào mừng sự kiện quan trọng này?
Năm 1955 Phòng Hải quan Hà Nội được thành lập, nhưng đến ngày 3-8-1985, Cục Hải quan Hà Nội mới chính thức được thành lập. Để hướng tới chào mừng sự kiện quan trọng của đơn vị và 70 năm thành lập Hải quan Việt Nam, Hải quan Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới tư duy và nhận thức để tiếp cận công việc một cách hiệu quả và tạo thuận lợi cho DN. Tôi cũng mong muốn đội ngũ CBCC trong toàn Cục luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, dân chủ, chung tay xây dựng Hải quan Thủ đô “Chuyên nghiệp-Minh bạch- Hiệu quả” như phương châm hành động của Ngành.
Xin cảm ơn ông!
Chị Lê Kim Oanh, Phó Trưởng phòng XNK (Công ty Thương mại FPT): Công ty có nhiều năm làm thủ tục tại Cục Hải quan Hà Nội. Chúng tôi nhận thấy việc giải quyết thủ tục của cơ quan Hải quan ngày càng được tự động hóa cao hơn, đặc biệt từ khi ngành Hải quan và Hải quan Hà Nội triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS việc thực hiện thủ tục của DN đến thời điểm này tương đối suôn sẻ. Thời gian đầu DN có gặp trục trặc về việc đã nộp thuế nhưng chưa thể hiện trên Hệ thống, nhưng thời gian gần đây cơ quan Hải quan đã khắc phục tương đối. Đặc biệt, Hệ thống VNACCS/VCIS giúp việc khai báo và nhận kết quả của DN rất thuận lợi… Những nỗ lực trong công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đã giúp DN nâng cao sức cạnh tranh. Hàng hóa của FPT cần lưu thông trên thị trường rất nhanh. Nếu chậm hơn đối thủ cạnh tranh chỉ cần nửa ngày là đã bị giảm doanh thu. Các lô hàng xuất không làm thủ tục kịp thời sẽ lỡ chuyến bay, DN bị phạt hợp đồng, tăng thêm chi phí. Chính vì vậy, các khâu XNK đối với các lô hàng cần gấp mà thông quan nhanh thì hiệu quả kinh tế rõ rệt. Năm 2014, DN ước nộp NSNN khoảng 500 tỉ đồng. Anh Nguyễn Thành Sơn, Trưởng Phòng XNK (Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam): Thời gian qua thủ tục hải quan nói chung và ở Hải quan Hà Nội nói riêng có nhiều điểm tích cực, giảm tương đối thủ tục không cần thiết. Hiện nay, thời gian thông quan cơ bản giảm từ 10 đến 20%. Đây là khoảng thời gian rất quý, giúp tăng hiệu suất công việc, hiệu suất sử dụng đồng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Quá trình làm thủ tục ở Hải quan Hà Nội DN cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực trong giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh. Tuy nhiên, để cải cách hơn nữa, cơ quan Hải quan nói riêng và các quản lí khác cần ban hành hệ thống văn bản chuẩn xác, rõ ràng, dễ hiểu, tránh sai sót không cần thiết. Văn bản mới ban hành nên giữ được tính ổn định, cũng như phổ biến kịp thời tới DN. N.Quốc (ghi) |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Bộ GD&ĐT thành “bà đỡ” người thất nghiệp
- ·Lãnh đạo cấp cao Nhà nước bị tin nhắn rác làm phiền
- ·Truy tìm chất độc đồ chơi thú nhún Trung Quốc
- ·HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·Miền Bắc nắng ấm, kết thúc đợt rét hại 20 ngày
- ·Đề xuất thu phí cao, phạt nặng hơn ở Hà Nội
- ·Người Mỹ cũng sợ... thất nghiệp
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Ông John Kerry nhậm chức ngoại trưởng Mỹ
- ·Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- ·Thịt cá sấu bán vỉa hè đắt khách
- ·Việt Nam hợp tác quốc tế nuôi dê và cừu
- ·Amway bị cáo buộc phóng đại công dụng sản phẩm
- ·Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- ·Cây xăng vi phạm nằm ở đâu?
- ·Ga Sài Gòn giảm từ 5
- ·Ban hành nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·“Đừng xin tiền làm cái bình nhưng chỉ ra cái chén”