【nhan dinh lyon】10 sự kiện mất an toàn thực phẩm năm 2012
1. Rộp lưỡi,ựkiệnmấtantoànthựcphẩmnănhan dinh lyon bỏng mồm vì sâm Ngọc Linh giả
Người tiêu dùng vô cùng hoang mang trước thông tin có nhiều cơ sở làm giả sâm Ngọc Linh. Trong đó, người ta bơm chất kích thích vào những củ tam thất để lên khi đem trồng chúng nảy mầm sớm, củ nhanh lớn mau thu hoạch và có những đốt càng giống củ sâm Ngọc Linh. Còn để có vị đắng ngọt của sâm, việc bơm các loại hóa chất tạo vị vào cũng không khó, đồng thời tiêm cả chất bảo quản để giữ củ tươi lâu.
Hiện có 3 loại đang được bán giả danh sâm Ngọc Linh. Loại thứ nhất là một loại sâm có ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng chi Panax (chi nhân sâm). Loại này có giá khoảng 5 - 10 triệu đồng một ký. Loại thứ hai là củ tam thất hoang. Loại này cũng có một chút hoạt chất giống sâm Ngọc Linh nhưng cực kỳ thấp. Một ký loại này có giá vài trăm ngàn đồng, nhưng khi bán với cái tên sâm Ngọc Linh thì giá là 30 triệu đồng!
Theo Thạc sĩ Lê Thanh Sơn, cán bộ làm việc tại Viện Dược liệu Trung ương, loại củ này chưa biết độc hại tới đâu nhưng biểu hiện bên ngoài ăn là đã thấy rõ. Không ít người bị lừa bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua, khi ăn toàn bộ môi, miệng bị phồng rộp.
2. Hóa chất độc trong gà nhập lậu
Trong những tháng đầu năm 2012, việc nhập lậu gia cầm (gà thải loại không rõ nguồn gốc) đã có những diễn biến phức tạp. Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng cho biết, hiện có 11 đường dây có tổ chức vận gà chuyển gà lậu từ các tuyến biên giới phía bắc đưa vào Hà Nội tiêu thụ; trong đó, Quảng Ninh 3 đường dây, Bắc Ninh 2, Hải Dương 1, Thái Bình 1, Hà Nam 1, Bắc Giang 2, Lào Cai 1. Các đối tượng vận chuyển rất chuyên nghiệp, có tổ chức.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thị Xuân Thu, qua kiểm tra các mẫu gà nhập lậu cho thấy, số mẫu có dư lượng thuốc kháng sinh quá giới hạn cho phép chiếm tới 20%. Vì vậy, loại gà này không an toàn nên các nước khuyến cáo người dân không ăn.
TS Trần Quang Trung Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng khẳng định, khi ăn phải thịt gà có tồn dư kháng sinh chắc chắn sẽ có những tác hại đến người tiêu dùng bởi đây đều là những kháng sinh cấm dùng trong chăn nuôi. Nếu ăn nhiều loại thịt này, cơ thể con người sẽ tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, nhờn thuốc kháng sinh nên khi chúng gây bệnh cho người thì rất khó điều trị.
3. Tin đồn có đỉa trong sữa
Thời gian vừa qua, trên các diễn đàn và mạng xã hội rộ thông tin thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu mua đỉa với giá 10.000 đồng một con, rồi cán nhỏ cho vào thực phẩm và thức ăn cho người. Ngay sau đó, cộng đồng lại rộ thông tin người Trung Quốc mua đỉa của Việt Nam để trộn vào thức ăn. Thậm chí, trên nhiều diễn đàn còn lan truyền clip có tên gọi “Đỉa trong sữa?”.
Những thông tin nêu trên ngay lập tức đã được nhiều thành viên trên các trang mạng xã hội chia sẻ và tỏ ra nghi ngại. Đa số người tiêu dùng đều tỏ ra khá lo lắng bởi vì sữa là mặt hàng thiết yếu và được sử dụng hằng ngày.
Tuy nhiên, Hiệp hội Sữa Việt
4. Hoa quả Trung Quốc chứa chất bảo quản
Thời gian vừa qua, trước thông tin nhiều loại hoa quả của Trung Quốc bị phát hiện có tẩm chất bảo quản, chất chống mối mọt, chất gây ung thư...nhiều bà nội trợ đã tẩy chay các sản phẩm của nước này.
Từ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3- 5 lần.
Ngoài ra, thông tin táo
5. Giá đỗ được ủ từ hóa chất Trung Quốc
Theo Cục trưởng Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng,sau khi dư luận thông tin về việc một số cơ sở sử dụng hóa chất để làm giá đỗ, Cục đã vào cuộc xác minh và phát hiện có việc sử dụng hóa chất này.
Theo đó, đoàn thanh tra của Cục Bảo vệ thực vậtđã kiểm tra đột xuất 7/33 cơ sở sản xuất giá ăn ở TP HCM. Kết quả phân tích, rà soát, hóa chất có nguồn từ Trung Quốc do công ty TNHH Phú Dung, ở Giang Tô sản xuất. Các chất phát hiện gồm hoạt chất 6-benzylaminopurine thuộc nhóm cytokinin và gibberelin A28.
Ông Hồng khẳng định, cả 6-benzylaminopurine và gibberelin A28 mà người dân huyện Hóc Môn sử dụng để ủ giá đỗ chưa được phép sử dụng ở Việt Nam. Các hoạt chất này Việt Nam chưa nghiên cứu, khảo nghiệm nên được xem là không rõ nguồn gốc.
"Việc sử dụng các hoạt chất này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mấtan toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi vậy, người dân sử dụng chúng trong sản xuất giá ăn là vi phạm quy định về an toàn thực phẩm và quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam", ông Hồng cho biết.
6. Thanh Hóa: Cá, mực vẫn có hóa chất độc hại vượt ngưỡng
Theo ông Nguyễn Xuân Đồng- Phó Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Thanh Hóa, kết quả kiểm nghiệm các mẫu cá, mực ở Thanh Hóa gửi phân tích cho thấy, một số mẫu có các thành phần hóa chất độc hại vượt ngưỡng.
Kết quả cho thấy, trong một mẫu cá Ngừ tươi có kết quả 1.021,8 mg/kg hóa chất Histamine (có thể gây ngứa, tiêu chảy); hóa chất lưu huỳnh (diêm sinh) có trong một mẫu mực khô là 320 mg/kg.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WTO), hàm lượng lưu huỳnh không nên vượt quá ngưỡng 20mg/kg sản phẩm. Trong các mẫu trên không phát hiện ra chất Bifenthrin (chất có trong thuốc trừ sâu), chất Chloramphenicol (chất bảo quản, giữ tươi), chất Trichlorfon (diệt ruồi, muỗi, côn trùng).
Ông Đồng cũng cho biết, qua đợt kiểm tra này, ngành chức năng nhận thấy quy trình chế biến, bảo quản chưa phù hợp, mặt bằng sản xuất, hệ thống nguồn nước chưa đảm bảo; lao động tham gia sơ chế, chế biến chưa đạt yêu cầu.
7. Măng tẩm lưu huỳnh
Ngày 23/9, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) phối hợp với quản lý thị trường bắt giữ nhiều tấn măng cùng hàng trăm kg hóa chất độc... tại cơ sở của ông Lữ Văn May (xã Xuân Thủy, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa). Tang vật gồm 25 tấn măng tươi đã ngâm, tẩm lưu huỳnh, cùng 80 kg lưu huỳnh dạng cục, 0,4 kg thuốc nổ công nghiệp.
Trước đó, ngày 18/9, Công an tỉnh Thanh Hóa cũng bắt giữ hơn 500 kg măng sợi khô đã hấp qua lưu huỳnh và 118 kg lưu huỳnh ở hai cơ sở chế biến măng khô tại xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân.
Theo các cơ quan chức năng, dùng lưu huỳnh sấy sẽ làm cho măng khô, có độ bóng, không bị ẩm mốc. Tuy nhiên đây là hóa chất độc hại không được phép sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
“Nếu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm chứa lưu huỳnh nồng độ cao, lâu dàisẽ gây tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi; ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực; ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết. Nếu cấp tính thì có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực...”, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết.
8. Trứng vịt bắc thảo ngâm hóa chất độc hại
Đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm Quận Bình Tân – TP.HCM vừa phát hiện hàng nghìn quả trứng vịt bắc thảo ngâm hóa chất độc hại tại số nhà 60/3 đường Đất Mới, P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân chưa kịp tiêu thụ.
Tại số nhà trên đoàn kiểm tra đã phát hiện có 1.426 trứng bắc thảo thành phẩm và hàng ngàn bao bì, nhãn mác mang nhãn hiệu Minh Trí.
Theo đoàn kiểm tra, toàn bộ số trứng trên đều không có giấy phép kinh doanh, giấy kiểm dịch và không đăng ký chất lượng. Nguồn trứng này không được chế biến bằng phương pháp truyền thống mà được ngâm bằng hóa chất không rõ nguồn gốc nên có thể tiềm ẩn những rủi ro, nguy hiểm cho người sử dụng.
9. Nhiễm virus độc hại trong hải sản
Theo TS. Nguyễn Vân Trang, Viện Vệ sinh Dịch tễ: “Trong các loại hải sản vỏ cứng như sò, hến, hào... thường bị nhiễm một số vi rút chứ không phải chỉ có vi rút gây bệnh đường ruột”.
Vi rút thường gặp nhất trên những loài sò hến này là Norovirus loại mà báo chí vừa đưa tin. Bên cạnh đó còn nhiều loại virút khác như Sapovirus, thuộc họ Caliciviridae. Vi rút viêm gan A, enterovirus cũng được tìm thấy trên hào, ngao và trong nước.
Norovirus được tìm thấy nhiều nhất trong hào biển và các loại sinh vật biển vỏ cứng khác. Các loại sinh vật này cô đặc và làm tăng nồng độ virus lên nhiều lần. Gần đây norovirus còn tìm thấy trong các mẫu quả dây tươi đông lạnh trong các kiện hàng xuất khẩu, trong bắp cải v.v…
Theo TS. Trang: “Khi ăn phải hải sản tươi sống hoặc thức ăn, nước uống có nhiễm vi rút này, với thời gian ủ bệnh từ 24 - 48h, một số người có thể bị tiêu chảy cấp dữ dội, 10- 20 lần trong ngày, trong vòng 1-2 ngày rồi tự khỏi. Vi rút này có thể gây nhiễm không có triệu chứng (người lành mang trùng)”.
Loại vi rút Norovirus là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên các vụ dịch tiêu chảy. Đặc biệt trẻ em thường bị mắc NoV (virus này là nguyên nhân thứ 2 sau rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ em).
10. Xôn xao thông tin phômai que làm từ cao su
Thông tin những chiếc phômai que được chế biến có thành phần từ... cao su đang khiến nhiều người "nghiện" món này phải giật mình thon thót.
Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Bạch Đằng (Khoa Tiêu hóa – Viện Quân y 103) cho biết: “Bản thân các thực phẩm đường phố này thường chứa nhiều yếu tố độc hại cho sức khỏe như tẩm hóa chất, chất tạo màu, chất tẩy trắng, nhiều gia vị… Đặc biệt, những món chiên rán như phô mai que thường được nhiều quán vỉa hè chiên bằng dầu ăn đã sử dụng nhiều lần (để tiết kiệm chi phí). Trong khi đó, dầu ăn lại là thực phẩm dễ bị ôxy hóa các axít không no, nếu đun ở nhiệt độ cao nhiều lần, khi xâm nhập cơ thể sẽ gây tổn thương các tế bào, dễ tạo thành những khối u, gây ung thư”.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) từ đầu tháng 4/2012 đến nay, cả nước đã xảy ra 10 vụ ngộ độc thực phẩm làm 972 người mắc, trong đó có 726 người phải nhập viện và đã có 4 trường hợp tử vong.
Do vậy, để đảm bảo sức khỏe, Cục ATVSTP khuyến cáo người dân nên hạn chế ăn uống ngoài đường. Khi ăn uống ngoài đường nên chọn những quán ăn sạch sẽ, chế biến cẩn thận để tránh ngộ độc thực phẩm hay các bệnh lây truyền qua thực phẩm...
Chất lượng Việt Nam
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Ngân hàng “đua” tăng phí: Đã tương xứng chất lượng?
- ·Ngành gỗ “đau đầu” với sở hữu trí tuệ trong CPTPP
- ·31 bệnh nhân Covid
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·4 nhóm chất dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe đội ngũ tuyến đầu chống dịch
- ·Hà Nội ghi nhận 12 ca Covid
- ·Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tiêm mũi 2 vắc xin Covid
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Từng bị tiên lượng tử vong, bệnh nhân Covid
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·Infographics: 10 nhóm hàng xuất nhập khẩu chính quý I/2018
- ·"Thẻ vàng" IUU đã ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản
- ·Tăng trưởng kinh tế 2018 sẽ giảm dần theo từng quý
- ·Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- ·Vẫn chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp
- ·Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng gần 2,7 tỷ USD
- ·DN nào được tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ tại Lạng Sơn?
- ·Galaxy Note 7 lộ thêm những hình ảnh mới
- ·Phú Thọ thêm 34 ca Covid