【bxh bulgaria】Ngân hàng “đua” tăng phí: Đã tương xứng chất lượng?
Theo đó, từ ngày 12/5, Ngân hàng Agribank sẽ tăng phí dịch vụ rút tiền mặt nội mạng trong các máy ATM của ngân hàng này từ mức 1.000 đồng lên 1.500 đồng, nếu cộng cả thuế VAT số phí trên mỗi lần rút tiền chủ thẻ sẽ mất phí 1.650 đồng.
Ngoài ra, phí chuyển khoản liên ngân hàng qua E-Mobile Banking cũng tăng lên mức 0,05% số tiền chuyển, tối thiểu là 8.000 đồng mỗi giao dịch.
Trước đó, Ngân hàng BIDV cũng tăng biểu phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa lên 1.650 đồng trên mỗi giao dịch rút tiền mặt tại ATM của ngân hàng (nội mạng) đã bao gồm cả thuế VAT; tăng 550 đồng so với biểu phí cũ.
Ngân hàng Vietcombank cũng tăng hai mức phí duy trì tin nhắn và mobile banking từ 8.800 đồng/tháng lên 11.000 đồng; hiện mỗi chủ thẻ Vietcombank mất tới 22.000 đồng mỗi tháng tiền phí, chưa kể chi phí cho các giao dịch rút tiền, chuyển tiền…
Trong khi các ngân hàng đồng loạt tăng phí ngân hàng thì lại xảy ra nhiều vụ mất tiền trên ATM khi chủ thẻ không phát sinh giao dịch; mới đây nhất là vụ hàng chục khách hàng của Agribank mất tiền trong đêm. Hiện ngân hàng này đã hoàn trả tiền cho khách hàng nhưng vẫn khiến nhiều người nghi ngờ về chất lượng an toàn an ninh mạng của các giao dịch thẻ.
Do đó, việc các ngân hàng tăng phí trong thời điểm này nhận được nhiều phản ứng tiêu cực, khi chi phí trả ra không nhận được dịch vụ tương xứng; nhất là khi hiện nay cả nước có 132 triệu thẻ ngân hàng, hơn 1,4 lần so với dân số.
Tuy nhiên, phát biểu tại một hội thảo gần đây về ngân hàng, theo ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội thẻ Việt Nam, các loại phí hiện nay hoàn toàn phù hợp với quy định theo thông lệ quốc tế. Thẻ nội địa có phí phát hành, thẻ thường niên, phí giao dịch các loại như vấn tin, chuyển khoản… Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã có quy định mức trần và lộ trình về phí thẻ; lộ trình hiện nay mức đang còn rộng rất nhiều so với quy định của NHNN.
“Thông thường ở các nước, thẻ là để chi tiêu nên nếu chi tiêu thì khách hàng không mất phí nhưng nếu rút tiền mặt thì đương nhiên mức phí tăng lên vì phải đảm bảo cung ứng lượng tiền mặt cho ATM… Việt Nam vẫn dùng tiền mặt số lượng lớn nên tốn chi phí lớn, ước tính một giao dịch mất từ 7.000-10.000 đồng, trong khi các ngân hàng chỉ thực hiện thu phí 1.000 đồng giao dịch nội mạng và 3.000 đồng giao dịch ngoại mạng, mới bằng 1/3 mức trần theo quy định của NHNN”, ông Đào Minh Tuấn phân tích.
Hiện nay theo thống kê, giao dịch bằng thẻ ghi nợ nội địa dù đã tăng đáng kể nhưng mới chỉ có gần 3% thanh toán bằng thẻ còn lại 97% là sử dụng tiền mặt. Nên ông Tuấn cho rằng, việc dùng thẻ giao dịch mua bán tăng lên thì các loại phí nói chung, nhất là phí rút tiền mặt sẽ giảm xuống.
Ngoài ra, cũng theo ông Tuấn, từ nay đến năm 2020, các ngân hàng thương mại đang có kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chíp giúp tăng độ an toàn và nâng cao tính bảo mật cho các giao dịch thẻ, kế hoạch này sẽ khiến các ngân hàng phải tăng chi phí đầu tư.
Do vậy, đại diện Hiệp hội thẻ Việt Nam cho hay, Hiệp hội sẽ quan tâm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, nên trong thời gian tới, các ngân hàng chắc chắn sẽ xây dựng một lộ trình tăng phí nhưng sẽ tăng ở mức độ hợp lý chứ không tăng ngay lập tức, ảnh hưởng tới người dùng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Học tiếng Đức
- ·Bé sơ sinh bị xe cán văng ra đường đang phải thở máy
- ·Tin vắn 21
- ·Khởi sắc Thới Bình
- ·Chọn bánh trung thu chất lượng tốt là quyết định của người tiêu dùng
- ·Tâm niệm của ông Ba Khanh
- ·Phập phồng hoả hoạn
- ·Tin vắn ngày 13
- ·Cảnh báo thủ đoạn mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội qua điện thoại lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
- ·Khi hạnh phúc đơm hoa
- ·Bộ Công an lấy ý kiến 5 dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy và chữa cháy
- ·Một gia đình có 2 trẻ bị bệnh máu trắng cần được giúp đỡ
- ·Trầm cảm sau sinh: Phụ nữ cần sự sẻ chia và cảm thông
- ·Quán cà phê sôi động mùa World Cup
- ·Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 6,11 tỷ USD
- ·Ăn cho mắt khỏe
- ·Cháy lớn tại quán karaoke Sao Xanh ở Hồ Tùng Mậu
- ·Hàng nghìn lít axit bốc khói ngùn ngụt trên đường
- ·Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu du khách quốc tế năm 2026
- ·Quyết tâm về đích nông thôn mới đúng lộ trình