会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả club leon】Hè của trẻ lưu cư!

【kết quả club leon】Hè của trẻ lưu cư

时间:2024-12-23 18:46:29 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:763次

Báo Cà Mau(CMO) Chiều muộn, trẻ con trong khu lưu cư (Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP. Cà Mau) chân đất, đen nhẻm; quần áo, tay chân lấm lem rủ nhau ra sân thả diều. Chốc lát, khoảnh sân ngập tràn tiếng nói cười, reo hò, xen lẫn là tiếng cãi vã, tranh nhau để được cùng thả diều, rồi thì sinh thêm trò… đánh lộn.

Ra vẻ đàn chị, cô bé Biện Tâm Đoan hét lớn để “dàn xếp”: “Thôi, cùng chơi!”. Rồi Đoan đưa con diều của mình cho đứa khác thả. Không khí lại vui vầy, đứa nào cũng hớn hở, mồ hôi nhễ nhại.

Lúi húi sửa lại con diều bằng bọc ni-lông “bị thương”, Trương Thị Quỳnh Anh (8 tuổi) khoe: “Ở đây có mấy đứa có diều à, đứa thì đi lượm, đứa thì được người ta cho. Diều hư, tụi con về sửa lại là thả được”. 

Niềm vui của Quỳnh Anh. Ảnh: Băng Thanh

“Ngoài thả diều, tụi con còn chơi gì nữa?”, tôi hỏi. Quỳnh Anh liệt kê một hơi: “Dạ, nhảy dây, làm tiệm, đi đám, bịt mắt bắt dê...”. Cô bé lấy sợi dây thun (chắc được vài chục cọng, thắt rút) khoe tiếp: “Một sợi, cả nhóm cùng chơi nhảy cao, vui lắm cô”. Tôi tiếp tục thắc mắc: “Vậy các trò làm tiệm, đi đám thì sao?”. Con bé Tâm Đoan nhanh nhảu đáp: “Thì lá cây làm tiền, còn mấy cái giỏ xách, đồ đạc là do cha mẹ tụi con lượm về cho chơi”.

Nghe tụi nhỏ liệt kê các trò chơi, tôi như được trở về với tuổi thơ, cái thời dân quê nghèo chưa có công nghệ smartphone, tivi, đồ chơi điện tử... Nhưng nay, tụi nhỏ mang tiếng là dân thành phố, sống giữa lòng thành phố, mà đến một món đồ chơi nguyên vẹn cũng không may mắn có được. Đó là chưa kể đến nhìn tụi trẻ lem luốt sình bùn vì chơi ở khoảnh sân đất đầy rác, phế liệu mà còn đi chân đất, đứa có dép thì đôi dép cũng không lành.

Mến khách, bé Quỳnh Anh rủ tôi vào nhà chơi. Em bảo, em sống với ông bà ngoại và chế Hai. Còn cha mẹ thì đi Sài Gòn làm, giữ 2 đứa em trên đó nên ít về thăm. Em cũng không thấy nhớ. Bà ngoại 43 tuổi, bước từ nhà sau lên mỉm cười đón khách. Như biết tôi định hỏi gì, chị Lê Mỹ Trinh phân trần: “Cách đây 2 năm, Quỳnh Anh toàn gọi tôi là mẹ. Chở cháu đi học, người ta cũng nghĩ thế. Mẹ nó sinh nó ra chưa đầy 6 tháng là đi Đồng Nai làm. Cháu nó không biết mặt cha. Còn người nó kêu chế Hai là dì Út, từ lúc 12 tuổi đã biết chăm nó”. Mẹ Quỳnh Anh năm nay 25 tuổi, lấy người chồng sau có thêm hai đứa con nên hiếm hoi lắm mới về thăm.

Theo lời chị Trinh, hầu hết mấy đứa nhỏ trong xóm sống với ông bà, đứa học cao lắm là hết lớp 5-6 rồi cũng theo ra bãi rác kiếm sống. 

Đến thăm ngôi nhà xập xệ, ẩm thấp của ba anh em Lê Chí Nhẫn (11 tuổi, học lớp 4), mới thấy xót xa cho cảnh không cha, không mẹ coi sóc, chăm nom. Từ mùng, mền, chiếu, gối đều đen nhẻm do lâu ngày không được giặt giũ, mùi ẩm mốc thốc lên ngập ngụa. Còn quần áo thì ngâm cả thau, phải đợi bà ngoại sang giặt giúp. 5 giờ chiều, bé Bích, em Nhẫn mới bắt đầu vo cơm, chờ đến lúc mấy dì đi làm về cho gì ăn nấy.

Bà ngoại Nhẫn, bà Lê Thị My (68 tuổi) bộc bạch, tụi nhỏ là con đứa con gái út của bà, vì sống bám khu bãi rác cơ cực nên cứ đi miết kiếm kế sinh nhai, giao phó tụi nhỏ cho bà chăm sóc. Bà My sống riêng với 3 đứa con chưa tách khẩu. Tuổi già, sức yếu, bệnh tật nên mấy dì phải phụ bà cơm nước cho các cháu. “Thằng Nhẫn đi học một buổi, buổi còn lại theo những người ở đây ra bới rác mưu sinh để chăm lo hai em nhỏ”, bà My bùi ngùi.

Mặc vội bộ đồ cho đứa em út 6 tuổi mới tắm xong, Nhẫn thỏ thẻ: “Con không sợ cực, con thương các em nên con ráng làm. Tích góp những thứ con nhặt được một tháng gần 500.000 đồng. Mua được nhiều thứ lắm”.

Trẻ con khu lưu cư cùng vui chơi.                                                                       Ảnh: BT

Ở khu lưu cư này hồi mới về chỉ có 25 hộ, nay đã hơn 30 hộ (có 5 hộ nghèo), hầu hết từ hộ bà Lê Thị My tách khẩu ra đều ở trong số nghèo. Bà quê ở Trần Văn Thời, sống bám bãi rác từ hồi bãi rác chưa dời về đây. Khi đó, vợ chồng bà đùm đề con cái che tum, che lều sống lây lất. Bà không còn nhớ rõ theo bãi rác về khu lưu cư này sống từ khi nào, nhưng bà mừng là khi được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng nên những ngôi nhà kiên cố ở khu lưu cư này để vợ chồng bà cùng hàng xóm có thể an cư lạc nghiệp.

Bà My có đến 11 người con, tách khẩu 5 người, có gia đình riêng, cũng sống ở đây, theo bãi rác sống nghề lượm phế liệu, có người làm công nhân cho nhà máy xử lý rác, ngày kiếm được tầm 50.000-60.000 đồng, ai bới cả ngày quần quật thì được hơn 100.000 đồng. Còn con cái họ thì sống theo kiểu trời sinh trời nuôi, đứa lớn chăm đứa nhỏ, đứa hàng xóm lớn hơn, coi sóc đứa nhỏ hơn.

Tính hết cả xóm có hơn 60 đứa con nít. Đứa nào cũng nhỏ thó, đen nhẻm. Chuyện học hành thì tới đâu hay tới đó. Bệnh thì ra tiệm thuốc tây mua uống, nhẹ nhẹ thì ráng lướt qua luôn. Còn chuyện tiêm phòng vắc-xin hoặc ngay cả chuyện phụ nữ ở đây muốn ngừa thai, kế hoạch hoá gia đình cũng ít có hộ nào bận tâm lo đặng, vì hầu hết họ chỉ quan tâm đến chuyện làm sao kiếm ra tiền để bữa cơm có cá, có thịt. 

Theo thống kê của phường, tổng số trẻ em khu lưu cư có 61 trẻ, trong đó có 7 trẻ bỏ học, có 5 hộ nghèo với tổng số 18 trẻ. Ông Cao Chí Phước, Trưởng Khóm 3, cho biết, dân trong khu này tứ xứ chuyển về sống nhờ bãi rác, nên chỉ được gần 1/2 số hộ ở đây có hộ khẩu thường trú, số còn lại do họ bỏ địa phương quá lâu, mất gốc nên không thể làm giấy tờ khai sinh cho con. Có đứa 10 tuổi còn chưa được đi học.

Theo danh sách những người không biết chữ, trong khu lưu cư có đến 38 người, già có, trẻ có, trong đó có 8 trẻ trong độ tuổi đến trường mù chữ. Chính quyền địa phương cũng đã thăm dò ý kiến mở lớp dạy chữ cho số hộ này, tuy nhiên, đa số họ đều từ chối vì cả ngày đi làm quá mệt mỏi, chuyện mưu sinh đã quá khó, học chữ làm chi thêm vất vả. Còn tụi nhỏ thì thèm được cắp sách đến trường, nhưng do thủ tục, cũng đành ngậm ngùi ở nhà phụ cha mẹ dọn dẹp, cơm nước hay đi lượm phiếu liệu kiếm sống. 

Trời nhá nhem tối, cha mẹ, ông bà bọn trẻ về, tụi nhỏ giải tán đám đông reo hò ríu rít. Có đứa nhanh chân chạy về nhà chuẩn bị bữa cơm. Đứa thì tay níu tay kéo những vị khách hẹn lần sau ghé chơi. Anh bạn tặng kẹo tụi nhỏ, đứa nào cũng hớn hở. Tôi quay sang hỏi bé Quỳnh Anh: “Con có thích uống sữa không?”, cô bé gật đầu, rồi lại lắc. Cô bé bảo là thích nhưng không uống vì sữa mắc lắm. Chỉ có thể dành vài ngàn đồng (tiền ngoại cho đi học) mua kẹo, bánh ăn vặt. Với thằng bé tầm 6 tháng hơn được cậu (14 tuổi) ẵm trên tay thì chuyện sữa công thức được cho là xa xỉ vì trong điều kiện khó khăn của ông bà ngoại, có sữa hộp tươi để uống là quý lắm rồi.

Cái vẫy tay, nụ cười tươi tắn, những dáng hình nhỏ nhắn dần lẩn khuất. Tôi rời khỏi khu lưu cư khá xa nhưng mùi nồng của rác, của đủ thứ loại phế thải vẫn còn phảng phất. Tụi nhỏ thiếu điều kiện vui chơi, học hành đã là thiệt thòi, lại phải sống trong môi trường như vậy thì vấn đề sức khoẻ thật đáng lo ngại./.

Chủ tịch UBND phường Tân Xuyên Nguyễn Trường Giang cho biết, hằng năm, vào những dịp lễ, Tết, trẻ ở khu lưu cư đều được lãnh đạo tỉnh đến thăm hỏi, tặng quà. Nhiều chương trình hỗ trợ từ thiện, học bổng đều ưu tiên ở đây. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế phụ thuộc vào bãi rác, thu nhập bấp bênh và nhiều yếu tố khách quan khác nên đời sống của bà con trong khu lưu cư, nhất là trẻ nhỏ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Do đó, rất mong các nhà hảo tâm hỗ trợ nhiều hơn để phần nào giúp các em cải thiện cuộc sống.

Băng Thanh

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Chính phủ ban hành Nghị định về các giải thưởng lĩnh vực khoa học và công nghệ
  • Tăng cường nguồn lực hỗ trợ trẻ khuyết tật sớm hòa nhập cộng đồng
  • Triển khai hiệu quả Chương trình “Điều ước cho em”
  • Hào hứng thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới
  • Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút đầu tư
  • Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo
  • Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Lùi năm học mới tại những tỉnh dịch Covid
  • Chú trọng giáo dục truyền thống, di sản trong trường học
推荐内容
  • Đặt khách sạn ở Cao Hùng giá tốt, tiện lợi trên Traveloka
  • Đảm bảo thực hiện mục tiêu kép
  • Định hướng học nghề cho học sinh
  • Chất lượng đầu vào tăng
  • Hai tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký mới tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ
  • Tuyên dương thí sinh trúng tuyển vào các học viện, nhà trường trong Quân đội