会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo chấp 0 5/1 là gì】Thẳng thắn nhìn nhận khó khăn, gỡ khó cho nền kinh tế!

【kèo chấp 0 5/1 là gì】Thẳng thắn nhìn nhận khó khăn, gỡ khó cho nền kinh tế

时间:2024-12-24 02:09:40 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:952次
Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Ủy ban Kinh tếcủa Quốc hội.

Rõ nguyên nhân mới có giải pháp đúng 

Chuẩn bị Kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa XV (khai mạc ngày 22/5),ẳngthắnnhìnnhậnkhókhăngỡkhóchonềnkinhtếkèo chấp 0 5/1 là gì ngày 26/4, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp phiên toàn thể, thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tình hình những tháng đầu năm 2023.

Báo cáo nội dung trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung nêu rõ, năm 2023, hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, thu hút FDI… gặp nhiều khó khăn. Các tập đoàn lớn có dấu hiệu xem xét kỹ việc đầu tư lớn vào Việt Nam do tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu. Tăng trưởng tín dụng thấp, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nền kinh tế tiếp tục khó khăn. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động quý I giảm so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Những tháng còn lại của năm 2023, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, có nhiều khó khăn tạo sức ép rất lớn đối với điều hành tăng trưởng, kinh tế vĩ mô cả năm. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong điều hành là tiếp tục nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm và chính sách vĩ mô khác.

Phát biểu tại phiên họp, ý kiến từ thành viên Ủy ban Kinh tế và các ủy ban khác của Quốc hội đều đánh giá cao sự chủ động, tích cực trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần đánh giá đầy đủ hơn những khó khăn để có giải pháp phù hợp và đủ mạnh.

GDP tăng thấp, giải ngân đầu tư công cũng vẫn thấp, đặc biệt là có địa phương là đầu tàu kinh tế của cả nước, nhưng tăng trưởng quý I cực kỳ thấp, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh), chắc chắn có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vậy có cần đánh giá kỹ nguyên nhân để báo cáo Quốc hội không, bà Lan nêu vấn đề.

Nhìn rộng hơn cả các nội dung khác, trong đó có thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, đại biểu Lan đặt vấn đề, tại sao chính sách rất cần thiết nhưng kết quả lại thấp, cần đánh giá rõ hơn về nguyên nhân. “Báo cáo đánh giá ngắn gọn quá, nguyên nhân chưa tương xứng với khó khăn, cần rõ nguyên nhân thì mới đưa ra giải pháp phù hợp”, bà Lan đề nghị.

Không bi quan, không quá lạc quan, song cần thật thẳng thắn, vì năm 2023, tình hình kinh tế rất khó khăn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế, đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình) hơn một lần đề nghị.

“Trong báo cáo, tôi rất muốn Chính phủ lần này đừng đánh giá những con số tĩnh, mà nên có cả phần đánh giá các xu hướng phát triển của nền kinh tế. Ví dụ, ngay từ quý IV/2022 bắt đầu đã có dấu hiệu đi xuống của nền kinh tế”, ông Hiếu nêu quan điểm.

Đề nghị tiếp theo của ông Hiếu là Chính phủ cần phải có đánh giá về thị trường tài chính, bất động sản, “không thể không đánh giá, ít ra phải đưa ra số liệu của những quý sắp tới, tính thanh khoản thế nào”.

“Nếu không có biện pháp sớm phục hồi kinh tế thì nguy cơ suy thoái trong ngắn hạn là có thể xảy ra”,  đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ), Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế dẫn nhận định từ một số cơ quan nghiên cứu và chuyên gia.

Lưu ý khả năng này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, thời gian tới thách thức nhiều hơn cơ hội, cần có biện pháp điều hành phù hợp. Đơn hàng không có, lãi suất rất cao, ngân hàngvẫn lãi lớn, các ngân hàng cần chia sẻ với doanh nghiệp, ông Thanh nhấn mạnh một vấn đề đã được nhiều đại biểu quan tâm tại nghị trường.

Từ thực tế tại địa phương, đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang), Ủy viên Ủy ban Kinh tế phản ánh, chi phí lãi vay cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ còn cao, dẫn đến ảnh hưởng đến vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu và nhiều doanh nghiệp phá sản làm suy yếu sức mạnh sản xuất và chất lượng sản phẩm dịch vụ của nền kinh tế; không duy trì được việc làm và nguy cơ đánh mất những nền tảng tích luỹ về vai trò của Việt Nam trong sản xuất toàn cầu đã tích luỹ được trước đó.

Ông Thịnh cho biết qua đi tìm hiểu trực tiếp thì lãi suất cho vay vẫn 14 - 15%, như thế là quá cao.

Cần tháo gỡ sớm và điều chỉnh chính sách về tín dụng để hỗ trợ lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ để giảm thiểu thấp nhất tổn thương, duy trì việc làm và củng cố năng lực cạnh tranh trong bối cảnh cầu nền kinh tế thế giới yếu, đại biểu Thịnh đề nghị.

“Đây là giải pháp mà chuyên gia góp ý lâu rồi nhưng mặt bằng lãi suất của ta vẫn ở mức cực kỳ cao”, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng có chung nhận định.

Hồi âm, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh nói mức vay cao như đại biểu đề cập là có thể có, “nếu thời điểm này thì mức lãi suất đó thực sự là cao”. Phó thống đốc đề nghị đại biểu cung cấp địa chỉ cụ thể phải vay với mức lãi suất cao như thế để có thể tìm hiểu, kiểm tra.

Đặc biệt lo sức khoẻdoanh nghiệp 

Một nội dung khác theo ý kiến đại biểu cũng chưa đủ rõ nét trong báo cáo, đó là sức khoẻ của khu vực doanh nghiệp.

Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, kết quả hoạt động doanh nghiệp 3 tháng đầu năm cũng là vấn đề rất lớn. “Trung bình mỗi tháng có khoảng 20.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, 60.000 trong 3 tháng là một cái con số tương đối đáng báo động. Bởi vì đối với một nền kinh tế thì hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động chủ chốt để đóng góp cho tăng trưởng cũng như là mọi mặt phát triển nền kinh tế”, ông Hùng nhấn mạnh.

Con số so sánh được ông Hùng đưa ra là, năm 2019, số doanh nghiệp tư nhân hoạt động có lãi là 63%, nhưng đến năm 2022 là chỉ còn có 43%. Điều này cho thấy xu hướng các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng cần phải được đánh giá, phân tích rõ hơn về các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hết sức cụ thể để ngăn chặn tình trạng này, ông Hùng nhìn nhận.

Nhắc lại chỉ tiêu đến năm 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp, ông Hùng nói, chỉ tiêu này trong quá trình thảo luận ở Quốc hội rất nhiều ý kiến băn khoăn, cho là khó khả thi.

“Năm 2000, khi Luật Doanh nghiệp ra đời, cả nước có 39.000 doanh nghiệp. Đến 2005 có 107.000 doanh nghiệp, trong 5 năm, tăng khoảng 72%/năm. Đến năm 2010 có 703.000 doanh nghiệp và đến năm 2021, theo Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam thì có 858.000 doanh nghiệp. Với xu thế hiện nay, liệu trong 2 năm nữa có đạt được chỉ tiêu nói trên không. Đây là câu chuyện mà rất cần phải có phân tích, đánh giá thấu đáo hơn”, đại biểu Hùng nhấn mạnh.

Cũng đặc biệt quan ngại về sức khoẻ của doanh nghiệp, đại biểu Phan Đức Hiếu cho rằng, trong hỗ trợ doanh nghiệp, nên hỗ trợ cắt giảm các chi phí. “Năm nay, Chính phủ không nên tăng thêm bất kỳ chi phí tài chính nào cho doanh nghiệp nữa. Giãn, hoãn, giảm thuế rất tốt rồi, nhưng hỗ trợ thiết thực nhất là không làm tăng chi phí cho doanh nghiệp”, ông Hiếu đề nghị.

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa XV, ngay trong phiên khai mạc (sáng 22/5), Quốc hội sẽ nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023. Sau đó Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ và hội trường về nội dung này.

67% không có nhu cầu liệu có đúng?

Cập nhật kết quả thực hiện Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội cho thấy một số chính sách đạt kết quả rất thấp. Điển hình như chính sách hỗ trợ 2% lãi suất dự kiến đến hết năm 2023 sẽ chỉ giải ngân được khoảng 2.570 tỷ đồng, số vốn dự kiến không sử dụng hết còn khoảng 37.430 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân, theo Ngân hàng Nhà nước là do có khoảng 67% khách hàng thuộc ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất và đủ điều kiện thụ hưởng nhưng không có nhu cầu được hỗ trợ lãi suất.

Ủy viên Ủy ban Kinh tế, đại biểu Mai Thanh Hải (Thanh Hoá) cho rằng, cần xem xét đánh giá này. Vì “trong bối cảnh đa số doanh nghiệp đang rất cần vốn, mà nói là 67% không có nhu cầu là không đúng. Lãi suất ngân hàng đang cao, đánh giá này có phần chủ quan và không thực chất, cần đánh giá đúng mức để có giải pháp tháo gỡ”.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Vụ bê bối điểm thi ở Hòa Bình: Hai cán bộ bị bắt giữ là bạn thân
  • Mang 20 mùa xuân tươi vui đến muôn nơi
  • TX.Tân Uyên: Sôi nổi hội thi tìm hiểu Luật An toàn giao thông
  • Thưởng thức cốm ngò ở Bình Dương
  • Cây ATM liên tục ‘xin lỗi’ khách hàng vì quá tải: Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị mới
  • Phường Khánh Bình: Đẩy mạnh xã hội hóa chăm lo tết các đối tượng
  • Nhiều mô hình giúp hội viên, phụ nữ vươn lên trong cuộc sống
  • Tăng tốc sớm về đích các chỉ tiêu kinh tế