【kq tunisia】Chuyển 3 dự án PPP sang đầu tư công: Vẫn còn các ý kiến băn khoăn
Cần lượng vốn lớn trong khi nhiều dự án khác đang chờ
Theo tờ trình của Chính phủ, Chính phủ kiến nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án và đề xuất chuyển đổi 3 dự án thành phần (Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây) từ đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công và bổ sung thêm 23.461 tỷ đồng vốn nhà nước.
Thẩm tra về vấn đề này, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Kinh tế thống nhất chuyển đổi 3 dự án thành phần từ đầu tư theo phương thức PPP sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công và tiếp tục thực hiện đầu tư theo phương thức PPP đối với 5 dự án thành phần còn lại để nhất quán trong thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, bảo đảm tính hiệu quả, thành công cho dự án. Việc thực hiện nhằm tạo điều kiện tối đa cơ hội đầu tư, kinh doanh cho khu vực tư nhân, dành ngân sách nhà nước bố trí cho các nhu cầu thiết yếu, cấp bách khác.
Tuy nhiên, một số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế đề nghị chỉ nên chuyển đổi dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết là dự án không có nhà đầu tư qua vòng sơ tuyển, đối với các dự án còn lại cần tiếp tục thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo đúng Nghị quyết 52/2017/QH14 của Quốc hội.
Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, tại kỳ họp thứ 8, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật PPP nhằm tạo cơ chế huy động các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng, việc đề xuất chuyển đổi một số dự án PPP là mâu thuẫn với mục tiêu xây dựng dự án Luật PPP, nhất là việc đề xuất nội dung này tại cùng kỳ họp xem xét thông qua dự án Luật PPP.
Theo ông, việc lựa chọn dự án Mai Sơn - Quốc Lộ 45 và dự án Phan Thiết - Dầu Giây để chuyển đổi là chưa hợp lý, vì 2 dự án này có tiềm năng, khả thi nhất để thực hiện theo hình thức PPP và đến nay đã được một số nhà đầu tư có tiềm lực quan tâm.
Đại biểu Đỗ Văn Sinh cho rằng, ông chưa được thuyết phục bởi dự án này. Ông cho rằng, việc chuyển hình thức đầu tư các dự án là nhằm thúc đẩy giải ngân và tăng trưởng kinh tế. “Nhưng tôi rất khó tin, giả sử có chuyển sang cũng không thể nhanh như thế được. 3 tháng thì giải ngân cũng không thể nhanh được”, đại biểu nói.
Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cũng đồng tình với ý kiến của đại biểu Đỗ Văn Sinh. Ông cho rằng, những băn khoăn của đại biểu Đỗ Văn Sinh, Chính phủ cần phải giải thích rõ ràng hơn.
“Hiện nay, cân đối ngân sách đang rất khó khăn, hụt thu lớn, nhu cầu chi lại tăng cao. Cái hay của dự án PPP là huy động được các nguồn lực xã hội cho các dự án này, trừ các dự án không huy động được thì nhà nước phải làm. Tôi nghĩ mình phải bằng mọi cách huy động, dành mọi nguồn lực tài chính ngân sách cho các mục tiêu khác. Với số lượng vốn lớn hơn 23 nghìn tỷ đồng, đây có phải là phương án duy nhất hay không, trong khi có rất nhiều dự án đầu tư công khác đang chờ”, đại biểu Bùi Văn Xuyền tâm tư.
Ở góc độ khác, đại biểu Nguyễn Hạnh Phúc (Thái Bình) chia sẻ, thực tế theo dõi, nhiều công trình tư nhân đầu tư thì nhanh hơn, ví dụ như sân bay Vân Đồn chuyển đổi đầu tư có 2 năm, trong khi đó, dự án sân bay Long Thành loay hoay mãi chưa giải phóng mặt bằng xong. Ông cho rằng, nếu như trong báo cáo này, Chính phủ cam kết với Quốc hội đến ngày tháng nào thì xong, ví dụ như trong quý I hay quý II/2021, thì Quốc hội sẽ đồng tình ngay.
“Không có lý do gì để chậm trễ nữa”
Thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đất nước ta đang trong quá trình phát triển, nhu cầu đầu tư hạ tầng, kinh tế - xã hội là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn lực từ ngân sách rất hạn chế, quy mô nền kinh tế cũng như phát triển còn khó khăn, ngân sách chưa đáp ứng được, nên chủ trương phải xã hội hoá, huy động nguồn lực xã hội là rất đúng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc triển khai dự án cao tốc Bắc Nam mang lại nhiều lợi ích lớn, 60% dân số được hưởng lợi, kết nối nhiều hạ tầng sân bay, cảng biển, khu du lịch…, góp phần giữ vững quốc phòng an ninh. Đây là tuyến vô cùng quan trọng nhưng thực tế chúng ta chưa làm được, cả nước mới được 1.039 km.
“Các nước đều bắt đầu tư cao tốc, nước nào phát triển đều phải làm cao tốc, làm trước, làm nhanh. Đơn cử Trung Quốc 3 năm qua chỉ một tỉnh Vân Nam làm hơn 2.000 km đường cao tốc, trong khi Việt Nam trong 35 năm, mới làm được hơn 400 km, còn hơn 1.039 km chưa làm. Phải nhìn từ yêu cầu đất nước, phải thay đổi và từ cốt lõi của nền kinh tế, nên cần phải làm sớm và không còn lý do gì để chậm trễ nữa, đừng bàn chủ trương gì nữa”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.
Theo Bộ trưởng: “Chúng tôi còn mong muốn tập trung nguồn lực không chỉ 654 km này mà bố trí đủ vốn cho 700 km còn lại, hoàn toàn khả thi và không có vấn đề gì cả, Quốc hội giám sát và tập trung vốn, huy động ngân sách không phải là vấn đề lớn mà vẫn tập trung các công trình trọng điểm, miễn là ý chí Quốc hội quyết tâm và giám sát thực hiện”.
Xuất phát từ tình hình cấp bách của nền kinh tế, kích cầu đầu tư, hạ tầng tốt hội nhập quốc tế, đón đầu dòng dịch chuyển dòng vốn đầu tư mới thì cần phải nâng cấp nhanh hạ tầng, bù đắp ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên phải làm sớm nhanh. Với các dự án còn lại, cũng kiến nghị cho phép đấu thầu tiếp, khi không đấu thầu được thì chuyển luôn sang dự án đầu tư công.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội), việc chuyển các dự án đầu tư công, phải tập trung ưu tiên cho đầu tư theo hình thức PPP, huy động vốn tư nhân. Tuy nhiên, với một số điều kiện chuyển đổi do Chính phủ trình, đại biểu cũng thấy đúng và đồng tình.
“Chẳng hạn không có nhà đầu tư tham gia, thì đầu tư công phải làm, để tránh đứt gãy mạch đầu tư. Hai là điều kiện về tính cấp bách của dự án, để giải quyết ngay những khâu then chốt, mà nhà đầu tư tư nhân không làm được. Còn lại, những lý do khác, tôi cho rằng phải cân nhắc, đây là vấn đề cơ chế, trách nhiệm chứ không phải khả năng của nhà đầu tư”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.
Theo đại biểu, dự án nào vẫn có khả năng nhà đầu tư tư nhân tham gia được thì phải đánh giá kỹ xem thực sự họ có năng lực không, khi mà họ đã qua vòng sơ tuyển. Hơn nữa, việc chuyển đổi khiến ngân sách phải bổ sung thêm hơn 23.000 tỷ đồng của giai đoạn sau, thì có làm mất cân đối nguồn vốn đầu tư công hay không, có dồn quá nhiều cho giao thông, cho dự án này nói riêng hay không. Do đó, đại biểu đề nghị phải cân nhắc./.
Minh Anh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- ·Tin pháp luật số 112: Phan Sào Nam thành khẩn, á hậu bán dâm thêm manh mối
- ·Trộm 100 lượng vàng và lấy luôn đầu ghi camera an ninh của tiệm vàng
- ·Xông vào trụ sở đánh Hạt trưởng kiểm lâm: Khởi tố chủ xưởng gỗ
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Hướng dẫn quy định hoàn thuế, không thu thuế, chậm nộp tiền phạt
- ·Những khoản nào sẽ được chi trong điều tra vụ việc cạnh tranh và trong tố tụng cạnh tranh?
- ·Kẻ ngáo đá xách dao chém chết 2 người
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Một cú 'chạy' vào sân bay, mất oan gần nửa tỉ đồng
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Công an lên tiếng về nghi vấn 'chim mồi' vụ đổi 100 USD, phạt 90 triệu
- ·Vụ nữ giám đốc quỳ lạy: Cẩu container, giải tán nhóm giang hồ đất cảng
- ·Tái xuất phế liệu tại Hải Phòng phải có cảng đích thuộc quốc gia xuất khẩu ban đầu
- ·Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- ·Hà Nội: Bị đánh chết vì đòi mua dâm ở quán karaoke
- ·Chết tức tưởi vì mắng nam thanh niên nẹt pô xe máy
- ·Ghen tuông, gã đàn ông nửa đêm vùng dậy đập chết vợ
- ·Thời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngày
- ·Tổng cục Thuế giải đáp vướng mắc chính sách thu lệ phí trước bạ