【bxh bd ai cap】Chưa mặn mà khai thuế qua mạng!
Cạnh tranh với... hồ sơ giấy
Tính đến hết tháng 9,ưamặnmàkhaithuếquamạbxh bd ai cap ngành Thuế đã hoàn thành mục tiêu đặt ra với con số 40.000 DN khai thuế qua mạng (KTQM) trong năm 2011, với tổng số tờ khai điện tử đạt trên 430.000 tờ, tỉ lệ DN nộp tờ khai hàng tháng đạt 75%. Nhưng theo đánh giá của Tổng cục Thuế, con số này vẫn còn quá khiêm tốn nếu so với khoảng 500.000 DN vừa và nhỏ và 280.000 DN siêu nhỏ trên phạm vi cả nước. Bởi vẫn còn trên 20% DN “trung thành” với phương thức kê khai thuế thủ công truyền thống. Do vậy, tính đến thời điểm này, có thể khẳng định phương thức kê khai thuế bằng hồ sơ giấy truyền thống vẫn đang chiếm “ưu thế” so với KTQM.
Đơn cử như cục Thuế Hà Nội hiện đang đứng đầu cả nước về số DN đăng ký, với trên 15.000 NNT được cấp dịch vụ nhưng con số này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với số lượng mà Cục Thuế Hà Nội đang quản lý là hơn 80.000 DN và trên 120.000 hộ kinh doanh cá thể.
Theo Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Thái Dũng Tiến, để đạt được kết quả này, Cục đã phải thực hiện rất nhiều giải pháp, trong đó đặt ra mục tiêu hàng đầu là vận động, thuyết phục thông qua các tổ triển khai trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn hỗ trợ cho các DN; liên tục mở các lớp tập huấn cho các DN, NNT hiểu những lợi ích của việc KTQM, từ đó tự giác, tự nguyện thực hiện.
Cục đã tổ chức 20 cuộc đối thoại trực tiếp với sự tham gia của trên 4.000 DN để giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách thuế; lắng nghe ý kiến phản ánh về tinh thần, thái độ phục vụ của công chức. Cục kiên quyết từ chối nhận hồ sơ khai thuế bằng giấy đối với những DN đã thực hiện đăng ký KTQM.
Trong khi đó, tại TP.HCM, trung bình một năm có khoảng trên dưới 15 triệu lượt giao dịch giữa NNT và cơ quan Thuế. Đó là chưa kể hàng ngày có vài chục DN mới thành lập nhưng lực lượng ngành Thuế của thành phố không được mở rộng, vì vậy tạo nên áp lực về giao dịch và công việc. Nhằm giải quyết áp lực đó, thành phố đã quyết liệt ủng hộ chủ trương KTQM của Tổng cục Thuế nhưng đến nay thành phố này mới triển khai được gần 1.400 DN.
Chính vì sự thiếu mặn mà của DN ở TP.HCM với việc đăng ký KTQM, Tổng cục Thuế sẽ đưa một lực lượng vào thành phố để hướng dẫn cho các chi cục và tăng cường công tác tuyên truyền, tập trung vào những DN có qui mô hoạt động lớn. Phấn đấu đến hết năm 2011 sẽ đưa 20% tổng số DN (khoảng 20.000 DN) trên địa bàn thực hiện KTQM, với số thuế kê khai qua mạng chiếm khoảng 70-80% tổng số thu.
Nhận diện “rào cản”
Phó Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kiểm tra thuế - Tổng cục Thuế Trần Ngọc Kim khẳng định, kê khai và nộp tờ khai thuế qua mạng internet là chủ trương lớn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, nhằm nâng cao chỉ số cạnh tranh trong hội nhập quốc tế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử. Để thực hiện thành công chủ trương này, đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn xã hội, từ các cấp chính quyền, cơ quan Thuế đến các DN và NNT.
Ngoài việc trực tiếp phục vụ NNT qua các hệ thống dịch vụ công điện tử đã đầu tư xây dựng những năm qua, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế chủ trương phối hợp cùng với các tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) để thực hiện xã hội hóa dịch vụ kê khai và nộp tờ KTQM.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 180/2010/TT-BTC về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (có hiệu lực từ 1-1-2011), chính thức có quy định pháp lý về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế cũng như quy định về việc cấp phép cho các tổ chức được cung cấp dịch vụ T-VAN tại Việt Nam.
Tuy nhiên, một trong những “rào cản” khiến cho quá trình triển khai thuế qua mạng gặp khó khăn đó là ngành Thuế chưa nhận được sự đồng tâm, hiệp lực từ phía DN. Nhiều DN vẫn còn e dè chưa muốn thay đổi thói quen kê khai bằng giấy; trình độ và hạ tầng về CNTT (thiết bị máy tính, đường truyền,..) tại một số DN còn thấp nên việc thực hiện KTQM còn nhiều lúng túng. Nhiều DN còn e ngại thay đổi phương thức kê khai theo cách thức hiện tại và có ý nghĩ là khi nào bắt buộc thì mới thực hiện.
Trong Báo cáo công tác triển khai KTQM 9 tháng đầu năm 2011, Tổng cục Thuế cũng thừa nhận còn một số lỗi từ phía cơ quan Thuế như: Hệ thống KTQM cho nội bộ cơ quan Thuế và cho DN hoạt động chưa ổn định, hay bị quá tải, nghẽn mạng vào thời điểm đến hạn nộp tờ khai thuế cuối tháng.
Nhiều khi dữ liệu khai thuế không chuyển được vào ứng dụng quản lý thuế dẫn tới việc cán bộ thuế vẫn phải in ra để nhập số liệu bằng tay. Về mặt cơ chế, chính sách, hiện vẫn chưa có văn bản pháp lý quy định rõ trách nhiệm sử dụng, bảo quản chứng thư số, hoặc lưu trữ hồ sơ khai thuế điện tử khi KTQM. Cơ quan Thuế chưa chủ động trong triển khai do còn phải phụ thuộc vào các đơn vị cung cấp chứng thư số.
Theo Phó Vụ trưởng Trần Ngọc Kim, trong thời gian tới ngành Thuế sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của KTQM và sử dụng chữ ký số; hoàn thiện hệ thống, nâng cấp hạ tầng mạng, đường truyền thiết bị cổng thông tin điện tử của cơ quan Thuế đảm bảo hệ thống hoạt động nhanh, ổn định; tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho NNT để tiến tới triển khai mở rộng cung cấp dịch vụ cho 22 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ngành Thuế phấn đấu đến năm 2015, tối thiểu 70% NNT hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan Thuế cung cấp; năm 2020 nâng lên 80%. Mở rộng các nhà cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện tử T-VAN, đây là đơn vị trợ giúp cho cơ quan quản lý thuế Nhà nước trong việc tiếp nhận báo cáo thuế điện tử từ DN và NNT, là “cánh tay nối dài” đắc lực, giúp ngành Thuế mở rộng hệ thống cung cấp các loại dịch vụ kê khai, nộp thuế, tra cứu thông tin thuế điện tử có chất lượng cao cho DN và NNT.
Bên cạnh đó, sẽ hoàn thiện khung pháp lý về khai thuế điện tử nhất là việc sử dụng hồ sơ điện tử đối với các DN. Vì chỉ khi nào hồ sơ điện tử của DN được sử dụng phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thì lúc đó giá trị của việc KTQM mới thể hiện đầy đủ đối với NNT.
Bà Đặng Thị Bình An-Hội đồng thành viên Công ty tư vấn thuế C&A lưu ý một số tồn tại mà ngành Thuế cần phải khắc phục như: Nguồn lực hỗ trợ của cơ quan Thuế cho NNT chưa đảm bảo, trong khi số lượng NNT tăng mạnh thì số lượng cán bộ thuế lại không tăng, thậm chí còn giảm đi, không ít trường hợp DN không được hỗ trợ kỹ thuật kịp thời nên đã “bỏ cuộc”, trở lại phương thức kê khai bằng hồ sơ giấy.
Một trong những lý do khác khiến nhiều DN chưa muốn thực hiện KTQM là chi phí mua chứng thư số còn cao. Theo như mức giá mà các DN cung cấp dịch vụ chứng thư số thì ước tính mỗi năm DN phải chi khoảng 1 triệu đồng cho việc mua chứng thư số, trung bình khoảng 100.000 đồng/kỳ kê khai. Với mức chi phí này chỉ để phục vụ cho việc khai thuế thì quả là quá sức đối với nhiều DN nhỏ và vừa.
Theo bà An, trong thời gian tới, nếu chứng thư số chuyển từ hình thức nội bộ sang chứng thư số công cộng, sử dụng ở nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như hải quan, ngân hàng thì sẽ khuyến khích các DN tự nguyện đăng ký KTQM.
Mai Ka
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Kon Tum: Điểm dừng chân mới hấp dẫn giới đầu tư bất động sản
- ·Cố gắng lao động dù bị khuyết tật
- ·Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Điểm tựa khi tuổi già
- ·Bảo hiểm xã hội
- ·BHXH Việt Nam: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT
- ·Cảnh giác trộm cắp mùa World Cup
- ·Các tỉnh phía Nam đã khôi phục xong hệ thống lưới điện sau bão số 9
- ·Khảo sát xây dựng chốt trực tại dốc cầu Cái Tắc
- ·Hướng dẫn bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine phòng COVID
- ·Tăng tuổi nghỉ hưu để giải bài toán thiếu hụt lao động trong tương lai
- ·Bộ trưởng tài chính pháp: Pháp đã chứng kiến sự sụt giảm 30
- ·Chỉ 21,2% nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đúng quy chuẩn
- ·Thị xã Long Mỹ: Tiếp nhận 140 đơn vị máu
- ·Vượt lên nỗi đau da cam, nuôi 4 con ăn học
- ·Hậu kiểm về an toàn thực phẩm thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm
- ·Huyện Long Mỹ: Bàn giao mái ấm tình thương
- ·Thất thiệt tin đồn 'khỉ trắng báo oán bắt hồn người' tại Điện Biên
- ·Giá bưởi da xanh giảm gần một nửa
- ·Có đến 30% dân số Việt Nam mắc thoát vị đĩa đệm
- ·Chuẩn bị tốt lực lượng tham gia ngày hội