【niigata fc】Trồng lúa 4.0
(CMO) Tất bật chuẩn bị khai trương Trung tâm Dịch vụ máy bay nông nghiệp vào tháng 12 này, lòng anh Trịnh Chí Thống (ấp Sào Lưới B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) khấp khởi. Hy vọng rằng khi trung tâm chính thức đi vào hoạt động sẽ gặp nhiều thuận lợi, quan trọng nhất là góp phần giúp việc trồng lúa tại quê nhà phát triển theo hướng hiện đại.
Đời ông, đời cha là nông dân rặt, no bụng, được học hành tử tế đều nhờ những hạt lúa mà nên. Bởi thế, anh Thống hiểu rõ để có được chén cơm no lòng, ông cha mình và bao nông dân đâu chỉ đổ mồ hôi mà còn đánh đổi cả sức khoẻ khi phải sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu độc hại như cơm bữa. Làm sao để nghề trồng lúa của gia đình, của bà con bớt cơ cực, không nguy hại đến sức khoẻ bản thân là điều anh Thống trăn trở mãi.
Những ngày tháng phải “đứng yên một chỗ” vì dịch Covid-19 tái bùng phát, anh Thống có thời gian tìm hiểu các mô hình kinh tế trên Internet. Cơ duyên biết đến dịch vụ máy bay nông nghiệp cũng từ đó mà ra. Thấy dịch vụ này phát triển khá nhiều ở các tỉnh khác trong những năm gần đây, riêng đối với vùng đất Cà Mau còn mới lạ. Ðây cũng chính là lời giải cho việc giúp nông dân trồng lúa mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Tuy không được hướng dẫn trực tiếp, chỉ tự học qua Internet nhưng anh Thống quyết tâm đầu tư số vốn 700 triệu đồng để bắt đầu làm kinh tế theo hướng dịch vụ máy bay nông nghiệp, khi được sự hậu thuẫn của gia đình từ cuối năm 2021.
Sử dụng máy bay nông nghiệp vừa giúp sản xuất lúa đạt hiệu quả, vừa bảo vệ sức khoẻ nông dân. |
“Mình nghĩ, thời đại công nghệ thông tin, 4.0 rồi thì thanh niên trẻ phải tiếp cận, không được thụt lùi. Các dòng máy ra đời trước đó như T10, 15, 20 chỉ giải quyết được việc xịt phân, thuốc nên mình sắm dòng T30 hiện đại, mới có trong vùng, giải quyết được cả việc sạ lúa cho bà con. Huyện Trần Văn Thời là thủ phủ lúa của cả tỉnh. Ngành trồng lúa là hướng đi lâu dài. Vì vậy, khi chọn tiếp cận công nghệ theo hướng dịch vụ nông nghiệp, tôi tin sẽ bền vững và nhất định thành công”, anh Thống trải lòng.
Cái gì mới mẻ cũng có khó khăn, cản trở nhất định. Nhất là để nông dân thay đổi tư duy từ canh tác thủ công, bón phân, xịt thuốc hay xuống giống không thể ngày một ngày hai. Nhưng, khi thấy được lợi ích, bà con nông dân cũng sẽ dễ dàng thay đổi. Vậy là, để tiếp cận khách hàng, anh Thống đưa dịch vụ máy bay nông nghiệp trong việc canh tác ruộng của gia đình. Hàng xóm thấy hay hay, tìm hiểu, ứng dụng thử, người này truyền miệng người kia, dần dà khách hàng của anh Thống đông hơn.
Bắt được nhịp, đầu năm nay, anh Thống đầu tư tiếp máy thứ hai để tiện phục vụ sản xuất của bà con. “Làm dịch vụ máy bay này, 1 năm chỉ nghỉ có 3 tháng. Ngoài phục vụ cho việc sạ lúa, xịt thuốc, bón phân thì bà con cũng thuê để xịt cỏ. Giá dịch vụ thì tuỳ theo loại hình, như bón phân thì 100.000 đồng/bao, xịt thuốc thì 250.000-300.000 đồng/bình, sạ lúa thì 4.000-5.000 đồng/kg”, anh Thống cho biết.
Ngoài việc có người thân phụ giúp, anh Thống còn tạo việc làm cho 5 lao động nhàn rỗi ở ấp và vùng lân cận. “Lao động làm cho mình thì thu nhập bình quân 500.000 đồng/ngày. Còn cá nhân mình thì trừ chi phí ngày thu nhập tầm vài triệu đồng”, anh Thống chia sẻ.
Qua 1 năm đầu tư máy bay nông nghiệp, theo anh Thống, điều đáng mừng là nông dân đã dần biết đến, chịu thay đổi tư duy trong sản xuất. “Riêng diện tích sạ lúa bằng máy khoảng 2.000 công đất, còn diện tích thuê bón phân, thuốc thì nhiều khắp trong huyện. Hiện tại không đủ để làm cho bà con”, anh Thống bộc bạch.
Ông Nguyễn Hoàng Bao (ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) cũng biết đến và bắt đầu sử dụng dịch vụ máy bay nông nghiệp trong canh tác lúa được 3 vụ mùa. Theo ông Bao, sử dụng máy bay nông nghiệp trong bón phân, xịt thuốc, xịt cỏ nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả và bảo vệ được sức khoẻ nông dân.
Làm dược sĩ, quản lý kinh doanh xăng dầu của gia đình, công việc bận rộn nhưng anh Thống còn mở Trung tâm Dịch vụ máy bay nông nghiệp khi được sự hỗ trợ từ Tập đoàn AGRICULTURE. Bởi, với anh, giúp nghề trồng lúa quê nhà phát triển bền vững, hiện đại là trên hết. Anh bảo: “Ðể sửa máy móc phải đi tới tận Kiên Giang, mất nhiều ngày, tốn công tốn sức. Khi mở trung tâm này, sẽ tạo điều kiện để sửa chữa máy được nhanh chóng hơn khi có nhân viên kỹ thuật hỗ trợ, hướng tới phục vụ tốt hơn cho bà con trong sản xuất”.
Hướng tới anh Thống sẽ nâng cấp máy theo nhu cầu canh tác của bà con nông dân. Anh Thống vững tin rằng: “Không bao lâu nữa, mô hình này sẽ chiếm lĩnh trong canh tác lúa”. Chính những người dám nghĩ, dám làm như anh Thống đã góp phần nâng tầm nghề trồng lúa quê nhà, làm mới hình ảnh nông dân thời đại mới./.
Ngọc Minh
(责任编辑:Thể thao)
- ·TP.HCM phát hành ứng dụng giúp người dân nhận túi an sinh, tiền hỗ trợ
- ·Laos celebrates Việt Nam
- ·President Trần Đại Quang meets with voters in HCM City
- ·VN, Lao legislatures urged to forge closer ties
- ·Sự cố đường ống dẫn nước công trình thủy điện A Lưới đã được kiểm soát
- ·PM hopes for stronger VN
- ·Foreign Ministry condemns murder of Vietnamese citizens
- ·Deputy Minister of Industry and Trade tenders resignation letter
- ·Nguồn nhân lực
- ·FMs welcome move to marry ASEAN vision with UN agenda
- ·Bamboo Airways chuẩn bị sẵn sàng trước giờ 'G' tái khai thác mạng bay thương mại
- ·Prime Minister reiterates policy to deepen VN
- ·Party chief sends thank you message to Cambodian King
- ·Rotterdam seeks to expand ties with VN localities
- ·Giá vàng ngày 24/8 quay đầu tăng mạnh, vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce
- ·Police prosecute accomplice in Phạm Công Danh case
- ·Việt Nam, Indonesia to bolster strategic partnership
- ·Information technology key to alleviating poverty: seminar
- ·Cận cảnh hệ thống chiếu sáng tại bệnh viện 500 giường điều trị Covid
- ·VN objects to Chinese cinema on island