会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【u19 hy lạp】Thắt chặt chi tiêu công, đảm bảo an toàn nợ công!

【u19 hy lạp】Thắt chặt chi tiêu công, đảm bảo an toàn nợ công

时间:2024-12-23 10:49:41 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:393次

Đến cuối năm 2016,ắtchặtchitiêucôngđảmbảoantoànnợcôu19 hy lạp nợ công của nước ta vào khoảng 64-65% GDP, sát giới hạn Quốc hội cho phép là 65% GDP. Nguyên nhân nợ công tăng nhanh thời gian qua do một số nguyên nhân chủ yếu:

Thứ nhất là tăng trưởng kinh tế chậm lại, bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 5,91%, năm 2016 khoảng 6,21% (giai đoạn 2006-2010 là 6,32%). Đồng thời, để duy trì đà tăng trưởng hợp lý của nền kinh tế, Nhà nước đã thực hiện các chính sách ưu đãi (miễn, giảm, gia hạn) thuế và thu ngân sách để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh, do đó đã ảnh hưởng đến tăng trưởng thu ngân sách nhà nước (NSNN). Trong khi đó, nhu cầu chi NSNN để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, phát triển nông nghiệp nông thôn, cải cách tiền lương,... rất cao, tạo áp lực lớn đến cân đối NSNN. Theo đó, bội chi NSNN một số năm phải chấp nhận duy trì ở mức cao.

Thứ hai là việc giải ngân vốn vay ODA cao hơn kế hoạch và tăng mức huy động vốn trái phiếu Chính phủ, tuy có tác động tích cực là bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhưng cũng làm tăng nợ công.

Thứ ba là quy mô GDP thực tế một số năm gần đây giảm so với kế hoạch đầu năm, khiến mức dư nợ tuyệt đối không tăng, nhưng tỷ lệ so GDP tăng;...

chi tieu cong
Sẽ từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên Ảnh: TL

Trước những khó khăn, thách thức về cân đối NSNN và quản lý nợ công, đặc biệt trong bối cảnh quy mô thu ngân sách so với GDP thời gian qua giảm nhanh, nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, cơ cấu chi ngân sách chưa bền vững, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Theo đó, sẽ từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công theo cơ chế tự chủ và tinh giản bộ máy, biên chế; rà soát các chính sách an sinh xã hội để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung, có hiệu quả cao, đẩy mạnh thực hiện khoán chi; nâng cao hiệu quả đầu tư công, tập trung vốn NSNN đầu tư các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa lớn và giải quyết các vấn đề phát triển của quốc gia, vùng và liên vùng, tạo thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài; từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn; không sử dụng vốn vay cho các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm; không chuyển vốn vay, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát NSNN;...

Đồng thời, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm 2016-2020. Kế hoạch đã đề ra những định hướng, giải pháp chính sách lớn về tài chính, ngân sách trong giai đoạn tới trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nhấn mạnh yêu cầu thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, xác định tiết kiệm là quốc sách hàng đầu; chi tiêu trong khả năng của nền kinh tế và vay trong khả năng trả nợ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN, tăng cường công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp về thu, chi NSNN, sử dụng vốn vay và nợ công.

Với các định hướng lớn nêu trên, dự toán NSNN năm 2017 được Bộ Tài chính xây dựng để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua, cũng đã xác định mục tiêu tổng quát là quản lý, sử dụng nguồn lực triệt để tiết kiệm, hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; từng bước cơ cấu lại NSNN; thực hiện các giải pháp xử lý nợ công theo hướng an toàn, bền vững; đẩy nhanh cải cách khu vực sự nghiệp công, tinh giản biên chế, thể hiện ở các điểm như: cơ cấu chi ngân sách nhà nước bảo đảm định hướng tăng dần tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển (ĐTPT), tăng từ 20% dự toán năm 2016 lên 25,7% dự toán năm 2017; giảm dần tỷ lệ chi thường xuyên bao gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương, từ 65,7% dự toán năm 2016 xuống 64,9% dự toán năm 2017; bảo đảm chi trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

Bội chi NSNN được tính toán theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015, bao gồm cả bội chi ngân sách trung ương (NSTW) và bội chi ngân sách địa phương (NSĐP), tiệm cận với thông lệ quốc tế. Theo đó, số tuyệt đối bội chi NSNN chỉ còn 178,3 nghìn tỷ đồng, giảm 75,7 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2016; tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP là 3,5%, giảm 1,46% so với dự toán năm 2016.

Trong tổ chức thực hiện, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp thắt chặt chi tiêu công và quản lý nợ công, như: Phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) theo đúng quy định, tập trung triển khai thực hiện ngay từ đầu năm, không để phát sinh nợ đọng XDCB mới; Hạn chế tối đa chi hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, mua sắm ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, hoàn thiện phương thức khoán xe công một cách hợp lý, đồng thời nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức.

Ngoài ra, tiếp tục cắt giảm những khoản chi đã có trong dự toán nhưng không cần thiết, chậm triển khai; chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo; Từng bước cơ cấu lại việc hỗ trợ trực tiếp từ NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công thông qua đẩy mạnh cơ chế tự chủ với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp; Kiểm soát bội chi NSNN, bao gồm cả bội chi của NSĐP; Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, để giảm bội chi NSNN.

Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ triển khai huy động vốn năm 2017 theo hướng tăng các khoản vay có kỳ hạn dài, thực hiện đa dạng hóa kỳ hạn TPCP, bảo đảm tỷ lệ phát hành TPCP có thời hạn từ 5 năm trở lên tối thiểu 70% tổng khối lượng TPCP để đáp ứng yêu cầu huy động vốn cho ngân sách, cơ cấu kỳ hạn danh mục nợ, quản lý rủi ro và phát triển thị trường trái phiếu. Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn; không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát NSNN,.. nhằm kiểm soát nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép./.

Bùi Tư

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Nhờ người khác mua xe rồi sang tên để lấy biển Hà Nội
  • Những người dùng điện thoại 'cục gạch' ở năm 2022
  • MacBook Air sắp được nâng cấp toàn diện
  • Bị trầm cảm vì bán công ty cho Microsoft
  • Cô bé uống thuốc đều hơn ăn cơm
  • Hàng loạt tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư có nguy cơ bị lộ thông tin, chiếm đoạt
  • Samsung ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Hưng Thịnh
  • Nhóm hacker khét tiếng công bố 47GB mã nguồn nghi của Microsoft
推荐内容
  • Bức xúc vì bị tung hình ảnh bôi nhọ trên MXH
  • 22 nhiệm vụ quan trọng về chuyển đổi số trong năm nay
  • Định danh điện tử eKYC từ FPT.AI
  • iPhone làm mưa làm gió trong Top 10 smartphone bán chạy nhất thế giới
  • Vì tình yêu tôi chấp nhận làm kẻ thứ ba
  • Không gian mạng, mặt trận không tiếng súng