【nhận định lecce】Khi nào Huế mới có lữ hành quốc tế xứng tầm
Bị động
Nhật Bản là thị trường khách truyền thống và đang được tiếp tục xác định là thị trường trọng tâm của Huế hướng tới. Cuối năm 2016,àoHuếmớicólữhànhquốctếxứngtầnhận định lecce đoàn công tác của tỉnh đã sang làm việc với một số địa phương của Nhật, đẩy mạnh và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới. Sau chuyến đi, nhiều đối tác Nhật xác định Huế sẽ là điểm đến với sản phẩm nghỉ dưỡng gắn với khám chữa bệnh mà du khách Nhật rất ưa chuộng. Sự hợp tác thêm một lần được khẳng định khi Huế được Nhật hoàng chọn làm điểm đến cho chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên.
Huế vẫn là một trong những điểm đến yêu thích của khách quốc tế
Nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, để cụ thể hóa mục tiêu trên, hai điều cần đặt ra cho ngành du lịch Huế là xây dựng các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách Nhật và đưa những đoàn khách từ Nhật sang Huế như thế nào? Việc đưa khách về và phục vụ khách không phải là nhiệm vụ của các cơ quan quản Nhà nước mà đó là của DN. Huế chí ít cần có một DN đủ tầm, tiềm lực để kết nối và thực hiện nhiệm vụ này. Nhìn vào thực tế, Huế chưa thể làm được, bất ngờ hơn khi Huế chưa có một DN lữ hành nào chuyên về thị trường khách Nhật.
Đó mới chỉ là thị trường khách Nhật, còn những dòng khách chiếm thị phần lớn đều gặp tình trạng tương tự. Ông Hoàng Đắc Huynh, Giám đốc Công ty TNHH AV Huế Travel cho hay, để thu hút khách quốc tế, hầu hết DN Huế phải thông qua các lữ hành lớn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. DN Huế xây dựng các sản phẩm, sau đó giới thiệu và bán lại cho các đối tác lớn ở hai đầu đất nước. Các đối tác này sẽ cử người về khảo sát, nếu sản phẩm chất lượng, hấp dẫn, dịch vụ tốt và giá cả phù hợp thì mới được các lữ hành lớn đưa vào tour khai thác.
Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho rằng, Huế lâu nay chỉ là "nhà thầu B" của các DN lớn. Ít năm trở lại, Huế thậm chí còn trở thành "nhà thầu B’" của một số hãng lữ hành lớn khu vực miền Trung. “Khi đã đứng ở vị thế nhà thầu lại, sức mạnh và lợi nhuận từ kinh doanh du lịch của các DN Huế giảm đi đáng kể. Đôi khi "vận mệnh" của doanh nghiệp Huế không nằm ở sự hài lòng của khách mà chính ở mối quan hệ và phần trăm lợi nhuận với các đối tác lớn đó. Khi sự phụ thuộc quá lớn, dẫn đến khó khăn hơn cho du lịch Huế là sự bị động. Chẳng hạn đầu mối dẫn khách về tham quan Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam là DN ở Đà Nẵng thì thời gian lưu trú tại Huế rất ít, đôi khi không ở lại Huế, chỉ tham quan sau đó di chuyển vào nghỉ ở Đà Nẵng. Điều này hết sức dễ hiểu vì họ sẽ giảm được các chi phí di chuyển, ăn ở”, ông Thắng phân tích.
Huế đang đẩy mạnh khai thác dòng khách hạng sang đi bằng đường tàu biển. Nhưng lại bị động khi hầu như chưa có DN nào đủ sức để tham gia hợp tác khai thác. Theo Saigontourist, sự lựa chọn giữa Huế hay Đà Nẵng để làm điểm dừng chân, tham quan và mua sắm luôn được nhiều bên quan tâm. Điều này khó có thể trách công ty khi không thể đẩy mạnh đưa khách lên Huế. Đà Nẵng có đến 4 - 5 công ty tham gia khai thác, ưu tiên đưa khách vào là điều đương nhiên.
Nội lực & ngoại lực
Xét về giá trị và sức hút của điểm đến đối với khách quốc tế, Huế vẫn là sự lựa chọn hàng đầu ở khu vực miền Trung. Không muốn so sánh giữa các địa phương với nhau, nhưng về phương diện nhu cầu, du khách vẫn mong muốn tìm kiếm những gì khác biệt, mới mẻ mà ở đất nước họ không có. Nói như thế để thêm một lần khẳng định, Huế là điểm đến không thể bỏ qua của khách quốc tế. Sự chủ động để kết nối và thu hút khách không bao giờ là muộn đối với Huế.
Ông Đinh Mạnh Thắng nhấn mạnh, Huế cần nhìn nhận đúng những gì đang thiếu và yếu. Khi đã nhìn đúng thực tại sẽ có những giải pháp hiệu quả. Điều đặt ra cho Huế thời gian đến là phát huy nội lực và thu hút ngoại lực. Về nội lực, ngành cần có những định hướng cụ thể, tập trung tạo điều kiện cho 1-2 DN, hỗ trợ họ tối đa để khuếch trương quy mô. Những DN này sẽ đi tiên phong, sau khi đã xây dựng được vị thế trên môi trường kinh doanh quốc tế, DN sẽ liên kết với các DN còn lại cùng nhau khai thác.
Về ngoại lực, ngành du lịch cần thu hút những lữ hành lớn về mở văn phòng chi nhánh. Để có những DN lớn về Huế đầu tư và khai thác thì đòi hỏi cần có cơ chế tốt. Trong khi sự cạnh tranh giữa các địa phương rất lớn về cơ chế, chính sách, nhiều địa phương khác "trải thảm đỏ" để chào đón các lữ hành lớn về mở chi nhánh thì Huế cũng có cơ chế tốt, như hỗ trợ mặt bằng mở văn phòng, ưu đãi về thuế và những cơ chế liên quan khác. Riêng đối với Saigontourist, DN đưa khách về Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn nhất, dù có văn phòng ở Huế, nhưng sức lan tỏa của họ với Huế không được thể hiện đậm nét. Điều này đòi hỏi ngành du lịch cần chủ động hơn nữa.
Một cán bộ lãnh đạo của Sở Du lịch chia sẻ, để phát huy nội lực thì cần có người dẫn đầu và các DN khác phải tuôn thủ “cuộc chơi”. Tức là xét trên doanh thu và uy tín, DN nào hội tụ được các tiêu chí sẽ đảm nhiệm vai trò đứng đầu. Điều làm cho những người trong cuộc đau đầu là DN được tín nhiệm lại không muốn đảm nhiệm, trong khi những DN khác cũng không đồng tình hỗ trợ. Dù khó đến đâu, yêu cầu đặt ra cho ngành du lịch, các hội du lịch là gắn kết được các DN. Đây là việc làm thường xuyên và lâu dài.
Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế: Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Trung ương cấp; có phương án kinh doanh; chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế, nội địa; người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm kinh nghiệm; có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. |
Bài, ảnh: ĐỨC QUANG
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Tết Đinh Dậu 2017: Chuyên gia phong thủy gợi ý chọn mua hoa
- ·7 điều bạn tuyệt đối không nên nói khi xin nghỉ việc
- ·Thủ tướng phát lệnh khởi công dự án Khu du lịch sinh thái Tam Đảo
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Chấp hành viên đem tiền thi hành án đi gửi tiết kiệm
- ·Cam, táo, lựu, hồng, nho: Quả Trung Quốc được bán rất nhiều
- ·số phận đằng sau ánh hào quang của cặp đôi Công Vinh Thủy Tiên
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·'Nữ hoàng' chanh không hạt miền Tây
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Galaxy S8 của Samsung có thể sở hữu bộ nhớ lên đến 256 GB
- ·Volvo Iron Knight: 'Chiếc xe tải nhanh nhất thế giới'
- ·Tỷ phú Trung Quốc: bán nhà kiếm tài sản tỷ đô
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Xổ số Vietlott: Tin tức mới nhất giải xổ số Vietlott 113 tỷ
- ·Bắt 2 giám đốc doanh nghiệp chiếm đoạt 50 tỉ đồng của ngân hàng
- ·TP. HCM chi hơn 17 ngàn tỷ đồng hàng hóa phục vụ dịp Tết
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Khủng hoảng tiền mặt có thể nhấn chìm nền kinh tế của Ấn Độ