会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lich thi dau bong da .com】Sắp xếp không gian phát triển, tạo xung lực mới đưa Hà Giang phát triển đột phá!

【lich thi dau bong da .com】Sắp xếp không gian phát triển, tạo xung lực mới đưa Hà Giang phát triển đột phá

时间:2024-12-23 22:12:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:244次

Xung lực mới mang tính đột phá cho Hà Giang

Phát biểu tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030,ắpxếpkhônggianpháttriểntạoxunglựcmớiđưaHàGiangpháttriểnđộtphálich thi dau bong da .com tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh nêu rõ, việc xây dựng quy hoạch là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, đồng thời đánh giá cao cách làm của tỉnh Hà Giang trong việc xây dựng quy hoạch, thể hiện sự quan tâm của tỉnh với công tác quy hoạch.

“Công tác quy hoạch có ý nghĩa quan trọng với đất nước, với vùng và địa phương. Vì vậy, phải đánh giá hết tiềm năng, phát hiện khó khăn thách thức, đặt trong bối cảnh mới, điều kiện mới để tìm hướng đi mang tính đột phá để phát triển nhanh, bền vững, phù hợp xu thế đang chuyển dịch của quốc tế, phù hợp chủ trương của Đảng, Chính phủ”, Bộ trưởng lưu ý.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: Đức Trung)

Chia sẻ những tình cảm gắn bó với tỉnh Hà Giang trong suốt quá trình từ khi còn là chiến sĩ tại mặt trận Vị Xuyên, cũng như nhiều chuyến công tác tại tỉnh Hà Giang sau này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Hà Giang là tỉnh địa đầu Tổ quốc, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, có nhiều tiềm năng, lợi thế, nhưng khó khăn, thách thức cũng không nhỏ.

Quy mô nền kinh tếHà Giang nhỏ, công nghiệp, nông nghiệp khó phát triển, du lịch còn sơ khai, có cửa khẩu nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế. Về giao thông, địa hình Hà Giang chủ yếu là đồi núi hiểm trở, chỉ có đường bộ nên khó kết nối với các trung tâm lớn, các vùng động lực. Về nguồn nhân lực, 89% đồng bào dân tộc, trình độ nguồn nhân lực thấp.

Do đó, Bộ trưởng yêu cầu tỉnh cần phát huy tinh thần chủ động kiến tạo, biến thách thức thành tiềm năng, cơ hội mới.

“Công tác quy hoạch là cơ hội để tỉnh đánh giá lại, làm sao sắp xếp không gian phát triển, tạo cơ hội mới, động lực mới, xung lực mới mang tính đột phá cho Hà Giang”, Bộ trưởng nêu rõ.

Đưa ra một số gợi mở về tầm nhìn, ông cho biết đang nghĩ nhiều đến sân bay để phát triển kinh tế biên mậu. “Nếu có sân bay, cao tốc ra đến cửa khẩu thì phải tiếp cận từ đó để tạo ra cái mới, chứ không phải dựa trên cái sẵn có”, Bộ trưởng nói.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh, Quy hoạch tỉnh Hà Giang là một nội dung rất quan trọng của tỉnh, là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững biên giới hòa bình hữu nghị, hội nhập, đối ngoại phát triển.

Đồng thời khơi dậy, xác định rõ tiềm năng lợi thế của con người về mảnh đất Hà Giang nơi cực bắc của Tổ quốc với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, với nhiều bản sắc văn hóa truyền thống có giá trị trong phát triển du lịch đồng thời với khí hậu và thổ nhưỡng riêng có để sản xuất sản phẩm nông nghiệp đặc trưng theo chuỗi giá trị; là căn cứ để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tưvà kiến tạo động lực phát triển, là tiền đề để Hà Giang thực hiện mục tiêu từ một tỉnh còn nhiều khó khăn chậm phát triển từng bước trở thành tỉnh phát triển khá của Vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh. (Ảnh: Đức Trung)

“Khó khăn nhưng có khát vọng lớn để vươn lên. Đảng, Chính phủ luôn hỗ trợ chúng ta rồi, nhưng phải thay đổi tư duy”, ông Khánh nói.

Dẫn chứng, ông Khánh cho biết, trong lĩnh vực du lịch, Hà Giang không lựa chọn việc xây dựng ồ ạt các khu nghỉ dưỡng mà hướng đến phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái, gắn với thiên nhiên, lồng ghép bản sắc văn hóa địa phương.

Để phát triển du lịch, cũng như kinh tế biên mậu của tỉnh, Bí thư Đặng Quốc Khánh cho biết, đơn vị tư vấn quy hoạch của tỉnh cũng đã nghiên cứu phương án xây dựng sân bay lưỡng dụng để máy bay A320, A321 có thể cất, hạ cánh trên diện tích đất khoảng 500 ha.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, những chia sẻ của Bí thư Đặng Quốc Khánh thể hiện sự tâm huyết của Bí thư với địa phương. “Tôi chưa nghe đồng chí nói câu nào có chữ nghèo cả, đồng thời thể hiện rất rõ quan điểm, triết lý phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tâm đắc.

Đề xuất đưa sân bay Hà Giang vào quy hoạch và kêu gọi đầu tư

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn, Hà Giang xác định mục tiêu phát triển xanh, bản sắc, bền vững & toàn diện với phương châm "Sống trên đá, thoát nghèo trên đá và tiến tới làm giàu trên đá".

Tạo không gian phát triển mới, đưa Hà Giang thành vùng du lịch trọng điểm quốc gia - điểm đến của du khách quốc tế. Nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp đặc trưng, chất lượng cao, tạo chuỗi giá trị. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông đối ngoại (đường cao tốc, sân bay…), hạ tầng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thành trung tâm xuất nhập khẩu và logistic. Các đô thị mang bản sắc của vùng, kiến trúc văn hóa của dân tộc trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các mô hình sinh kế cho đồng bào các dân tộc phát triển ổn định. Thực hiện giảm nghèo bền vững, đảm bảo anh sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.

Hà Giang lựa chọn kịch bản phát triển “phấn đấu”, theo đó điều kiện để đạt được kịch bản này là cần huy động vốn khoảng 132.000 tỷ đồng, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn cũng như phát triển các ngành kinh tế.

Theo ông Sơn, việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang kết nối đến cửa khẩu Thanh Thủy hoàn thành đúng tiến độ trong giai đoạn 2022 - 2030. Đồng thời, đưa sân bay Hà Giang vào quy hoạch và kêu gọi đầu tư.

Khả năng phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng là khả thi nhờ tiềm năng, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng và các chính sách tái cơ cấungành nông nghiệp có hiệu quả trong giai đoạn 2016 - 2020. Bên cạnh đó, tiềm năng phát triển du lịch được xem là tiềm năng lợi thế cần được ưu tiên khai thác và là động lực phát triển, có điều kiện để thu hút các doanh nghiệpđầu tư khai thác.

Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 8%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2030: Ngành nông lâm nông - lâm - thủy sản khoảng 22%; Ngành công nghiệp - xây dựng khoảng 29%; Ngành dịch vụ khoảng 44%; Thuế và trợ cấp khoảng 5%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 95 triệu đồng, tương đương 3.400 USD, bằng 45% so với cả nước.

Khách du lịch năm 2030 đạt khoảng 5 triệu lượt người; Duy trì độ che phủ rừng đạt 60%; Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đến năm 2025 giàm còn 24% và đến 2030 còn 10%.

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Đức Trung)

4 trụ cột - 4 cực phát triển - 4 trục động lực tăng trưởng

Để đạt được các mục tiêu trên, Hà Giang đề ra 4 trụ cột tăng trưởng gồm: Hạ tầng giao thông và hạ tầng số; Du lịch sinh thái và đẳng cấp; Hình thành các chuỗi sản phẩm nông nghiệp đặc trưng; Đô thị bản sắc (biên giới, núi cao, dân tộc) và hiện đại.

Về định hướng không gian phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh xác định 4 cực phát triển, tăng trưởng (Thành phố Hà giang và huyện Vị Xuyên - phát triển đô thị, kinh tế biên mậu, dịch vụ; Cao nguyên đá Đồng Văn - phát triển du lịch; huyện Bắc Quang và huyện Quang Bình - phát triển công nghiệp, nông lâm nghiệp; huyện Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần - phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch).

Bên cạnh đó, 4 trục động lực tăng trưởng gồm (1) Trục động lực kinh tế đô thị (cấp tỉnh) - thương mại, dịch vụ - cửa khẩu quốc tế - du lịch: Liên kết phát triển toàn bộ khu vực động lực trung tâm tỉnh; kết nối KKT cửa khẩu Quốc tế Thanh Thuỷ với các huyện Vị Xuyên, TP. Hà Giang, huyện Bắc Quang; (2) Trục động lực kinh tế biên mậu - du lịch - đô thị (cấp huyện): Liên kết phát triển các khu vực cửa khẩu, lối mở dọc tuyến biên giới; các đô thị trung tâm tăng trưởng khu vực phía Tây & phía Bắc của tỉnh; Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và các khu, cụm, điểm du lịch chính của tỉnh;

(3) Trục động lực kinh tế đô thị - dịch vụ - công nghiệp: Liên kết phát triển phát triển các đô thị trung tâm tăng trưởng khu vực phía Nam với các khu vực khai thác lâm sản, nông nghiệp, khoáng sản, công nghiệp; (4) Trục động lực kinh tế du lịch - dịch vụ: Liên kết phát triển các khu, cụm, điểm du lịch và các đô thị trung tâm tăng trưởng khu vực phía Đông tỉnh).

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • IMF dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 vượt Singapore
  • Việt Nam hopes for fair decision on Philippine
  • Cambodia, UAE embassies protect citizens
  • VN welcomes Hague ruling
  • Đáp án môn Địa lý mã đề 316, 317, 318, 319, 320 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
  • Union urged to protect women’s rights
  • PM Phúc meets former Australian PM
  • Hà Nội, Seoul to increase development co
推荐内容
  • Đi bơi mùa hè: Làm gì để tránh tai nạn đuối nước?
  • Việt Nam reaffirms East Sea sovereignty
  • 'Positive' meet of ASEAN
  • President bids farewell to Belarusian ambassador
  • Phát triển thêm được 24.700 người tham gia BHXH tự nguyện chỉ trong 1 ngày ra quân
  • Union urged to protect women’s rights