【số liệu thống kê về melbourne victory gặp western sydney wanderers fc】Bài 4: Chính sách tài khóa hiệu quả, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực hỗ trợ người dân
Dự kiến năm 2020 tăng trưởng giảm hơn một nửa, nhưng giảm thu ngân sách ước khoảng 12,5% so với dự toán, là con số rất đáng khích lệ. Trong khi đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp, chính sách tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Đến nay, các chính sách trên đã góp phần giảm, giãn khoảng 100 nghìn tỷ đồng nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước (NSNN), giúp giảm bớt khó khăn về dòng tiền, tăng tích tụ vốn cho doanh nghiệp (DN).
Nhắc đến những nỗ lực hỗ trợ người dân trong khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao Bộ Tài chính cũng như cá nhân Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng. Thủ tướng nhấn mạnh: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt là lãnh đạo Bộ Tài chính, đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính đã nêu cao tinh thần trách nhiệm để lo cho dân trong lúc hoạn nạn khó khăn. Ngành Tài chính và Chính phủ lo phục vụ nhân dân, có trách nhiệm với dân”.
Lo cho dân, có trách nhiệm với dân, ngay từ những ngày đầu của tháng 2/2020, khi tình hình dịch bệnh bắt đầu được chú ý đến, Bộ Tài chính đã lập tức đề xuất miễn thuế nhập khẩu đối với nhóm mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch, gồm: khẩu trang y tế; nước rửa tay sát trùng; nguyên liệu để sản xuất khẩu trang y tế; nước sát trùng, thiết bị cần thiết khác…
Tiếp sau đó, Bộ Tài chính đã chủ động triển khai nhiều giải pháp liên quan đến chính sách thuế trình các cấp có thẩm quyền quyết định. Sau khi dịch Covid-19 bùng phát đợt 1, Bộ đã tham mưu trình Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho hầu hết các đối tượng gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19 và một loạt các chính sách tài khóa khác, miễn, giảm nhiều khoản phí, lệ phí. Gói giải pháp này đến thời điểm hiện nay đã miễn, giảm, giãn gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng tiền miễn, giảm thuế, phí và lệ phí ước cả năm là khoảng 30 nghìn tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, sau 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, dư địa tài khóa của Việt Nam đã được củng cố và tăng cao. Đến hết năm 2019, nhiều mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm về tài chính - ngân sách đã cơ bản hoàn thành như thu NSNN đạt 25,5% GDP, chi NSNN bằng gần 28% GDP; bội chi NSNN bằng 3,36% GDP và nợ công ở mức 54,7% GDP.
Do đó, dù năm 2020, thu ngân sách giảm mạnh so với dự toán, nhưng nhờ tiết kiệm chi chúng ta vẫn có dư địa tài khóa để chi cho đầu tư phát triển, phòng chống dịch và hỗ trợ người dân, DN. Bộ Tài chính cho rằng, với dư địa tài khóa rộng như vậy, Việt Nam vẫn có thể xem xét gia hạn các giải pháp giảm thuế, phí, gia hạn nộp thuế... cho DN nhằm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, nuôi dưỡng nguồn thu để có thị trường tài chính ổn định, bền vững.
Khéo điều hành ngân sách
Co kéo trong “tấm chăn hẹp” ngân sách, tìm nguồn ở đâu để chi những nhiệm vụ cấp bách phát sinh là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý. Vào trung tuần tháng 9, tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Tài chính và Y tế thường niên giữa các quốc gia thành viên ADB để tìm giải pháp về y tế và tài chính phòng chống đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã chia sẻ những kinh nghiệm về cơ chế tài chính của Việt Nam để ứng phó với đại dịch.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Việt Nam luôn coi trọng y tế dự phòng, ưu tiên ngân sách cho công tác phòng bệnh. Hàng năm, đều ưu tiên bố trí ngân sách cho y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của NSNN; trong đó, dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng để có nguồn lực triển khai toàn diện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Cái khéo trong điều hành ngân sách lúc này là phải vừa đảm bảo được nguồn thu, vừa cân đối được nguồn chi hỗ trợ cho nền kinh tế. Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Việt Nam đã sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tại chỗ, qua đó đã đảm bảo kịp thời nguồn lực cho phòng, chống dịch. Ngoài ra, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Việt Nam kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, không để đứt gãy các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội.
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt các giải pháp được ban hành. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 3 nghị quyết; trình Chính phủ ban hành 12 nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 quyết định; đồng thời, ban hành theo thẩm quyền 63 thông tư về lĩnh vực quản lý tài chính - ngân sách, tập trung vào các cơ chế, chính sách về thuế, cắt giảm phí, lệ phí hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, quản lý chi NSNN... Riêng các thông tư liên quan đến miễn, giảm phí, lệ phí cho năm 2020 do Bộ Tài chính ban hành đã lên đến con số 21. Theo đó, các văn bản quy phạm pháp luật vẫn phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, từ đề nghị các bộ, ngành rà soát cho ý kiến, cho đến xây dựng dự thảo, gửi xin ý kiến công khai trước khi ký ban hành.
Để kịp hoàn thiện số lượng văn bản rất lớn, trong đó có nhiều quy định liên quan đến hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 với tiến độ rất gắt gao, chia sẻ với phóng viên TBTCVN, lãnh đạo Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, có những văn bản chỉ có thời gian 2 ngày cuối tuần chuẩn bị, hoàn thiện để gấp rút trình lãnh đạo Bộ, trong khi vẫn phải đảm bảo các nhiệm vụ thường xuyên theo kế hoạch. Những ngày này, các đơn vị tham mưu của Bộ sáng đèn tới khuya, một số vụ, cục gần như không có ngày nghỉ.
Những nỗ lực đó nhận được sự đánh giá cao của dư luận. Trao đổi với phóng viên, nhiều chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội đã dành lời khen ngợi, đánh giá cao những tham mưu “đặc biệt trong bối cảnh đặc biệt” của Bộ Tài chính. Nhiều ý kiến các chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội đồng thuận rằng, điểm sáng nổi bật của ngành Tài chính là đã đi đúng hướng trong cơ cấu lại ngân sách và nợ công, nên có dư địa tài khóa chi cho các nhiệm vụ cấp bách, phát sinh.
Triển khai nhiệm vụ NSNN năm 2020 trong bối cảnh vô cùng khó khăn Nhiệm vụ NSNN năm 2020 được triển khai thực hiện trong bối cảnh vô cùng khó khăn. Đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN và đời sống người dân; kết hợp với việc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế và các khoản thu ngân sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân dẫn đến thu nội địa giảm. Cùng với đó, các nguồn thu từ dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất - nhập khẩu... đều không đạt như dự toán do tác động tiêu cực của dịch bệnh. Trong bối cảnh thu ngân sách khó khăn thì áp lực chi ngân sách lại vô cùng nặng nề khi phải thực hiện cùng lúc hai mục tiêu là khống chế dịch bệnh và ổn định, phát triển kinh tế - xã hội. Theo đại diện Vụ NSNN, trong những năm qua, nhiều giải pháp quan trọng nhằm triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên đã được ban hành, tập trung đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tăng cường tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; tiết kiệm chi thường xuyên ngay từ khâu lập dự toán NSNN..., chỉ ban hành mới cơ chế, chính sách chi NSNN khi có nguồn tài chính đảm bảo..., nhờ vậy, tỷ trọng chi thường xuyên đã giảm từ mức 64,9% tổng chi NSNN năm 2017 xuống dưới 64% năm 2020. Đây là nền tảng tạo dư địa chính sách tài khóa để nước ta ứng phó khi đại dịch Covid-19 bùng phát. |
Minh Anh
(责任编辑:La liga)
- ·Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- ·Volvo Car ra mắt mẫu xe thuần điện trong khuôn khổ sự kiện "Recharge to shine"
- ·5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
- ·Từ một tin nhắn lạ, học sinh lo lắng về độ tuổi dự thi đánh giá năng lực
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Haval Jolion "quay xe", giá khởi điểm có thể không dưới 700 triệu đồng?
- ·Hãng ghế xe thể thao Recaro được cứu, chuyển "quốc tịch" sang Italy
- ·Toyota xác nhận sẽ hồi sinh mẫu xe thể thao huyền thoại Celica
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Điểm chuẩn các trường đại học ở Cần Thơ năm 2024
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Ấm áp ngày Nhà giáo Việt Nam nơi xứ đạo
- ·Apple tiếp tục thống trị thị trường máy tính bảng toàn cầu
- ·Lộ ảnh thực tế và cấu hình "điện thoại mạnh nhất lịch sử" Huawei sắp ra mắt
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Từ năm 2026, xe 4 bánh chở người và chở hàng phải có mức khí thải bằng 0
- ·Mua iPhone 16 Pro Max nhận hộp rỗng, khách hàng thất vọng về Apple
- ·Ô tô tải chạy lấn làn ngược chiều, đâm trực diện xe tải khác
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Tiếng nói lạ tự phát ra từ iPhone khiến người dùng bối rối và hoảng sợ