【tỷ số giải hạng 2 tây ban nha】Thị trường chứng khoán phái sinh đi vào trạng thái ổn định hơn
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, sau 5 tháng vận hành, các hợp đồng tương lai (HĐTL) dần bám sát chỉ số cơ sở hơn, tình trạng tăng nóng đã giảm đáng kể và chênh lệch với chỉ số cơ sở được thu hẹp so với năm 2017 khi đỉnh điểm chênh lệch được nới rộng lên 52,8 điểm gây nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
Thực tế đã chứng minh vai trò của TTPS khi thị trường cơ sở (TTCS) có diễn biến xấu. Việc TTCS biến động mạnh trong giai đoạn này cũng khiến giá các HĐTL giao dịch với biên độ khá lớn, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ngay trong phiên. Thanh khoản thị trường nhờ đó tăng tốt, khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt mức 23 nghìn hợp đồng (2.500 tỷ đồng) so với 16 nghìn HĐ (1.400 tỷ đồng) trong tháng 11, 12/2017.
Quy mô giao dịch này là rất tích cực nếu so sánh với TTCS với giá trị giao dịch bình quân phiên là 8.800 tỷ đồng trong quý 1/2018.
TTPS phần nào đã thu hút dòng tiền từ TTCS trong khi giao dịch cổ phiếu cơ sở chậm lại so với tháng 1. Khối lượng mở cũng tăng từ mức 6.600 hợp đồng lên 9.200 HĐ, thể hiện mức độ tự tin của nhà đầu tư đã được cải thiện đáng kể. Đây là những chỉ báo tích cực cho thấy TTPS đã có những bước phát triển cả về lượng và chất.
Thanh khoản thị trường phái sinh gia tăng. Nguồn: HOSE, Bloomberg
Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam, giao dịch trong phiên vẫn chiếm tỷ trọng lất át, với KLGD trong ngày cao gấp 2-3 lần khối lượng mở cuối phiên. Vai trò của TTPS thiên về đầu cơ theo xu hướng giá hơn là phòng vệ rủi ro.
Nhận định về diễn biến của TTPS trong quý II/2018, ông Linh cho rằng, diễn biến của thị trường sẽ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào TTCS. TTPS mang lại cơ hội có lãi trong cả xu hướng tăng và giảm. Mức sinh lời kỳ vọng khi đầu tư phái sinh càng tăng khi mức biến động của thị trường cơ sở càng lớn.
“Nếu quý II/2018, TTCS có nhiều biến động, các nhà đầu tư sẽ tham gia tích cực hơn trên phái sinh, nhờ đó thanh khoản sẽ gia tăng. Thanh khoản cao là yếu tố hàng đầu để tạo ra tính hấp dẫn của TTPS, từ đó thu hút thêm sự tham gia của các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư nước ngoài. Công năng phòng ngừa rủi ro của phái sinh nhờ vậy cũng sẽ được thể hiện rõ hơn” – ông Linh cho biết.
Cũng theo ông Linh, trong tương lai gần, sự ra mắt của sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW) cũng đang được thị trường rất kỳ vọng. Mức sinh lời kỳ vọng cao hơn so với đầu tư chứng khoán cơ sở và ít bị hạn chế T+ là yếu tố kích thích với các nhà đầu tư ưa mạo hiểm.
Xa hơn, HĐTL trái phiếu sẽ là một kênh để lôi kéo sự tham gia các nhà đầu tư tổ chức vào TTPS. Dựa trên thành công của VN30, HĐTL của các chỉ số khác và kể cả của cổ phiếu cũng có thể được lên niêm yết. Do vậy, thanh khoản cùng với sự đa dạng về hàng hóa sẽ là 2 nhân tố giúp hoàn chỉnh một TTCK phái sinh thực thụ…
(责任编辑:Thể thao)
- ·Việt Nam thu hút hơn 22,46 tỷ USD vốn FDI
- ·Khuyến công Lâm Đồng: Dành nguồn lực cho hỗ trợ có thu hồi
- ·Bình Định: Tìm giải pháp gỡ khó cho khuyến công
- ·Đầu tư 4.500 tỷ đồng cho dự án Trung tâm năng lượng điện tái tạo Bình Định
- ·Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 33
- ·Lợi nhuận ngành cao su chủ yếu đến từ… gỗ
- ·Nghệ nhân Nguyễn Long Bửu: Đánh thức hồn của đá
- ·Hải quan TPHCM đảm bảo song hành nhiệm vụ chống dịch và tạo thuận lợi thông quan hàng hoá
- ·Nồng độ khí nhà kính và mực nước biển tăng cao kỷ lục trong năm 2021
- ·Giới khoa học e ngại với dự án thủy điện "chặt khúc sông Hồng"
- ·Sau ngày 6/9, Hà Nội tiếp tục giãn cách vùng đỏ, còn lại áp dụng cao hơn Chỉ thị 15
- ·Cục Thuế Bắc Ninh: Thu 104 tỷ đồng qua cưỡng chế nợ thuế
- ·Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới
- ·Cục Thuế Phú Yên: Đồng hành, tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp phát triển
- ·Mục tiêu tăng trưởng kinh tế cuối năm 2021
- ·Gỡ khó cho sản phẩm làng nghề
- ·Cao tốc Bắc
- ·Trăn trở giữ “tiếng thơm” cho làng
- ·Đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học: Kinh nghiệm thực tiễn từ dự án FIRST
- ·Hải quan Móng Cái bố trí lực lượng làm việc trong thời gian dịch Covid