【ty so betis】Nhật hỗ trợ các doanh nghiệp đối phó nguy cơ suy thoái kinh tế
Theậthỗtrợcácdoanhnghiệpđốiphónguycơsuythoáikinhtếty so betiso hãng tin Reuters ngày 28/11, các khoản vay và hỗ trợ tài chính khác thông qua ba tổ chức tài chính của Chính phủ Nhật Bản, gồm có Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng phát triển Nhật Bản (DBJ) và Tổ chức hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA).
Động thái trên là một phần trong những nỗ lực của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe nhằm giúp nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và các công ty nước này nâng cao khả năng chống đỡ trước những nguy cơ của nền kinh tế thế giới ngày càng gia tăng như căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, bất ổn ở Hong Kong (Trung Quốc) và nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (còn được gọi Brexit).
Cụ thể, ba tổ chức tài chính JBIC, DBJ và JICA sẽ khuyến khích cho vay nhằm khuyến khích các công ty Nhật Bản tăng cường mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp khác ở nước ngoài để tạo thuận lợi trong việc đa dạng hóa sản xuất cũng như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng di động thế hệ 5G tiếp theo.
Ngày 29/11, Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 10/2019 giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ đầu năm ngoái, tín hiệu cho thấy "các vết nứt" ngày càng lan rộng trong nền kinh tế vốn đang phải đối mặt với sụt giảm nhu cầu trong và ngoài nước.
Sản lượng của các nhà máy đã giảm 4,2% trong tháng 10/2019 so với tháng trước đó, thấp hơn mức dự báo giảm 2,1% của thị trường. Bộ trên dự kiến sản lượng công nghiệp sẽ giảm 1,5% trong tháng 11/2019 và tăng 1,1% trong tháng 12 tới.
Takeshi Minami, nhà kinh tế hàng đầu tại Viện nghiên cứu Norinchukin, nhận định rằng có nhiều khả năng nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng âm trong quý IV/2019. Nhu cầu trong nước đang ngày càng tồi tệ hơn khả năng là do chính phủ tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% từ ngày 1/10 vừa qua.
Một quan chức chính phủ cho biết sản lượng công nghiệp của đất nước bị ảnh hưởng tiêu cực do các nhà máy tạm thời phải ngừng hoạt động bởi tác động của siêu bão Hagibis đổ bộ vào nhiều khu vực Nhật Bản hôm 12/10 đã làm gián đoạn sản xuất.
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng 0,8% trong năm nay và 0,5% vào năm tới. Theo IMF, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ phải đối mặt với một loạt nguy cơ tăng trưởng chậm lại trong thời gian tới.
IMF nhận định với tầm quan trọng của lĩnh vực chế tạo trong nền kinh tế Nhật Bản, sự giảm tốc của hoạt động chế tạo toàn cầu sẽ làm tổn hại đến lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư của Nhật Bản. Nếu sự giảm tốc lan sang cả lĩnh vực dịch vụ, nền kinh tế sẽ đứng trước nguy cơ suy giảm đáng kể./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Dự án nghìn tỷ kè bờ sông chưa hoàn thành, xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét
- ·Tình hình Ukraine mới nhất:Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh bảo đảm bầu cử địa phương
- ·Mưa lớn vùi lấp lán công nhân ở Hà Tĩnh, 3 người tử vong
- ·Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- ·Tình hình Biển Đông mới nhất: Trung Quốc tiếp tục xây dựng ở Biển Đông
- ·Dự báo thời tiết 3/5/2024: Hà Nội mưa to, cảnh báo giông lốc
- ·Những vụ thu mua nông sản lạ đời của thương lái Trung Quốc
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·Tình hình Biển Đông mới nhất: Mỹ sẽ làm tất cả vì tự do hàng hải Biển Đông
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Đóng BHXH nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu, có được trợ cấp hàng tháng?
- ·Tình hình Biển Đông mới nhất: Nhật Bản lo Biển Đông bị 'chặn'
- ·Công an Đà Lạt mời làm việc với nhóm phụ nữ dừng ô tô, nhảy múa giữa đường
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Mất tiền tỷ do bị lừa đảo đầu tư tài chính qua mạng
- ·Tiền vàng cổ được phát hiện khi dọn rác dưới đáy biển
- ·Kiểm tra tình trạng ô nhiễm nguồn nước công trình thủy lợi tại Hà Nội
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Ngành Tài chính cần ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại thế giới