【everton đấu với bournemouth】Thêm cơ hội cho doanh nghiệp huy động vốn trung, dài hạn
Dự thảo có nhiều quy định mới, chi tiết hơn nhằm phát triển thị trường TPDN phù hợp với điều kiện thị trường vốn, thị trường trái phiếu trong giai đoạn hiện nay; đồng thời, tháo gỡ những khó khăn hiện tại, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp có thêm kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả.
Gỡ khó để hợp với thực tiễn thị trường
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, từ khi được ban hành tới nay, Nghị định số 90 đã tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường trái phiếu và nâng cao tính chủ động cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn trái phiếu. Theo đó, kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu ngày càng mang tính chuyên nghiệp, được các doanh nghiệp quan tâm, lựa chọn.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, thị trường TPDN có sự tăng trưởng, phát triển so với giai đoạn trước cả về quy mô huy động vốn và số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Từ khi Nghị định số 90 có hiệu lực thi hành đến cuối năm 2016, đã có 367 đợt đăng ký phát hành TPDN theo hình thức riêng lẻ tại thị trường trong nước với khối lượng đăng ký phát hành là 183.550 tỷ đồng, trong đó có 359 đợt phát hành với khối lượng phát hành thực tế là 129.636 tỷ đồng. Dư nợ TPDN phát hành trong nước đến cuối năm 2016 là 237.421 tỷ đồng, tương đương 5,27% GDP.
Tuy nhiên, mặc dù có được kết quả bước đầu, song về tổng thể quy mô của thị trường TPDN vẫn còn nhỏ so với tiềm năng của nền kinh tế và quy mô thị trường của các nước trong khu vực cũng như nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp. Tính đến thời điểm cuối năm 2016, dư nợ của thị trường TPDN tương đương 5,27% GDP, trong khi quy mô của kênh tín dụng ngân hàng tương đương 116% GDP. Dư nợ thị trường TPDN Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức bình quân khoảng 22% GDP của các nước trong khu vực, trong đó 99% khối lượng phát hành TPDN theo hình thức riêng lẻ.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, quy mô của thị trường TPDN còn nhỏ xuất phát từ lý do: Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; đặc điểm của hệ thống tài chính, kênh huy động vốn chủ yếu là kênh tín dụng ngân hàng; nhận thức của doanh nghiệp về huy động vốn trái phiếu còn hạn chế; cơ sở nhà đầu tư còn mỏng; và khung pháp lý về phát hành TPDN còn có những hạn chế nhất định.
Đối với khung pháp lý về phát hành TPDN theo phương thức riêng lẻ, “Nghị định số 90 được ban hành năm 2011, trong bối cảnh thị trường TPDN chưa phát triển; đến nay, thị trường đã có những bước phát triển nhất định, nhu cầu huy động vốn tăng lên. Do đó, một số quy định tại nghị định này cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của thị trường trái phiếu, đồng thời hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu”, Bộ Tài chính cho hay.
Nhiều quy định tăng tính “mở” cho doanh nghiệp huy động vốn
Theo Bộ Tài chính, dự thảo nghị định thay thế đã kế thừa phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 90, điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp tại thị trường trong nước. Riêng đối với thị trường quốc tế, căn cứ vào nhu cầu huy động vốn và tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường phát hành, doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức phát hành trái phiếu cho phù hợp.
Cùng với đó, dự thảo cũng đã có nhiều bổ sung, sửa đổi một số quy định về điều kiện phát hành trái phiếu. Theo đó, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn thành nhiều đợt phù hợp với tiến độ giải ngân và đầu tư dự án, dự thảo bổ sung quy định về điều kiện phát hành trái phiếu làm nhiều đợt, nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Cụ thể, dự thảo sửa đổi theo hướng, ngoài việc đáp ứng các điều kiện phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có nhu cầu phát hành trái phiếu làm nhiều đợt phải đáp ứng được điều kiện: Có nhu cầu huy động vốn làm nhiều đợt phù hợp với mục đích phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có phương án phát hành trái phiếu nêu rõ số lượng đợt phát hành, dự kiến khối lượng, thời điểm phát hành và kế hoạch sử dụng vốn của từng đợt phát hành, đảm bảo thời gian phát hành của từng đợt không được kéo dài quá 90 ngày theo quy định của pháp luật chứng khoán; đồng thời, thực hiện công bố thông tin theo quy định.
Bên cạnh đó, dự thảo nghị định còn quy định về điều kiện phát hành TPDN ra thị trường quốc tế thống nhất với quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh tại Nghị định số 219/2013/NĐ-CP. Cụ thể như, doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của thị trường phát hành; phương án phát hành phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt chấp thuận; có văn bản xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về khối lượng trái phiếu phát hành nằm trong hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của quốc gia; và đáp ứng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, dự thảo còn có nhiều quy định cụ thể về báo cáo tài chính trong hồ sơ phát hành TPDN, cũng như cơ chế công bố thông tin, nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu nhằm bảo vệ nhà đầu tư, đồng thời đổi mới cơ chế và phương thức công bố thông tin theo thông lệ quốc tế.
Duy Thái
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Dongtam Group tham gia Vietbuild Hà Nội 2023, được bình chọn ‘Gian hàng đẹp – Quy mô – Ấn tượng’
- ·Bù Đốp có hơn 11 ngàn gia đình học tập
- ·Chơn Thành tuyên dương 27 thanh niên sống đẹp...
- ·600 đoàn viên thanh niên thắp nến tri ân ngày Thương binh
- ·Giá xăng dầu hôm nay 6/11/2023: Tăng do 2 'ông lớn' cắt sản lượng đến cuối năm
- ·Tuổi trẻ Bù Đốp hướng về cơ sở
- ·Bếp cơm “Cùng em đi thi”
- ·Xu hướng thư viện mở, thư viện thông minh
- ·Chủ động phòng bệnh trên cây trồng
- ·Thủ lĩnh đoàn
- ·Ấn tượng vườn kiểng tạo hình con vật
- ·Hơn 500 học sinh khối 11, 12 được tư vấn hướng nghiệp
- ·Bình Phước sẽ khai giảng năm học 2021
- ·Hệ thống thông tin hỗ trợ thi tốt THPT và tuyển sinh năm 2020
- ·Giá xăng dầu hôm nay 16/3/2023: Giảm sốc, xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm
- ·Thi đua thực hiện văn hóa công sở trong ngành giáo dục
- ·Xu hướng thư viện mở, thư viện thông minh
- ·Tuổi trẻ Bình Long lan tỏa hành động vì cộng đồng
- ·Cổng Trời Đông Giang có những điểm thăm quan nào?
- ·Lắng nghe “Điều em muốn nói”