【tỉ số của tây ban nha】“Tiên học lễ” đã được đặt đúng chỗ?
Không “sốc” sao được khi chỉ vì xích mích nhỏ,Titỉ số của tây ban nha 2 học sinh nữ ở Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) lao vào nắm tóc rồi đánh nhau như đấu võ trên đường đúng ngày 20-10. Trước đó 1 ngày, nữ sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương chỉ vì chê màu sắc đôi giày cũng bị nhóm nữ sinh lớp 8 đánh hội đồng, quay clip đăng lên mạng xã hội. Điều đáng buồn hơn là các bạn cùng trường, cùng lớp thấy bạn mình bị đánh không can ngăn mà còn cổ vũ, xúi giục bạn đánh nhau và quay clip...
Trước đây, phụ nữ Việt Nam tuy không “học cao” nhưng được răn dạy rất kỹ về “công, dung, ngôn, hạnh” (nữ công gia chánh, vẻ đẹp hình thức, lời nói và tâm hồn). Đó là “khuôn vàng, thước ngọc” dành cho người phụ nữ hoàn thiện bản thân, không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Đến nay, các tiêu chuẩn ấy vẫn đúng, vẫn tôn vinh nguyên vẹn giá trị của người phụ nữ. Tiếc là việc giáo dục nữ sinh “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” đã không còn được quan tâm nhiều. Ra đường, chúng ta không còn hiếm gặp cảnh tượng các cô gái mặc áo dài buộc túm tà bên hông, khoa chân, múa tay, cười ha hả trước đám đông. Thậm chí còn tụm năm, tụm ba trong quán nhậu, cũng hô hào “zô... zô...” như những “bợm nhậu”... Những hình ảnh xấu xí này nếu ngày một nhiều và trở thành “bình thường hóa” trong xã hội thì thật đáng sợ!
Không thể phủ nhận, nhiều nữ sinh đã làm rạng danh quê hương, đất nước từ thành tích học tập đến hành động đẹp với tâm hồn bao dung, trong sáng mà chúng ta không thể kể hết. Nhưng ở bài viết này, bàn về “lỗi giáo dục” đã thành hệ thống hiện nay, chúng ta đành phải nói ra những mặt trái đang làm phương hại thuần phong mỹ tục, làm xuống cấp đạo đức xã hội. Nhiều sự việc liên quan đến giáo dục như: bạo lực học đường gia tăng, gian lận điểm thi, vi phạm dạy thêm, học sinh học chỉ để đi thi không giúp gì cho cuộc sống cho thấy, việc giảng dạy chưa chú trọng đến giáo dục đạo đức, kỹ năng sống. Với Nho giáo, vị trí của người thầy rất quan trọng, vai trò của người thầy chỉ đứng sau vua. Theo sự phát triển của thời đại, của khoa học, công nghệ thì vai trò của thầy cô giáo có lẽ đã không còn được như xưa. Nhưng ở thời đại nào thì thầy cô giáo vẫn rất quan trọng, là nhân tố thành bại của giáo dục, ảnh hưởng tới “lợi ích trăm năm”...
Nho gia đã đưa “lễ” lên đầu trong giáo dục con người với các đức quý là “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” cho thấy, có lễ rồi mới tính đến chuyện khác. “Tiên học lễ” có nghĩa khi bắt đầu sự học thì phải thấu đáo lễ nghĩa, học thành người tốt, học để phụng sự Tổ quốc, học để trở thành người có tấm lòng nhân ái, vị tha, biết kính trên nhường dưới, yêu thương mọi người... trước khi học về văn hóa.
Tiếp nối lời dạy của cổ nhân, Bác Hồ kính yêu đã cụ thể giá trị của “lễ” và “văn” mà ai cũng thấu hiểu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” hay “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Giáo dục không chỉ từ nhà trường, gia đình mà phải từ cả xã hội. Nhưng then chốt vẫn là gia đình phối hợp với nhà trường để cùng giáo dục con người hướng tới những giá trị nhân bản tốt đẹp và miễn nhiễm với thói xấu trong cộng đồng, xã hội.
Nhưng để “ra lò” những “con ngoan, trò giỏi”, hiếu nghĩa vẹn toàn thì mỗi phụ huynh, giáo viên phải là tấm gương sáng về giáo dục, về đạo đức. Cha mẹ phải mẫu mực, giáo viên phải biết mình đang làm nghề rất thiêng liêng, cao quý để mỗi lời nói, hành vi phải chuẩn mực, đem lại niềm tin yêu cho học sinh. Hiện nay, có một bộ phận thầy cô giáo lại lợi dụng danh dự nghề để gạ tình đổi điểm, buôn bán ma túy, cờ bạc, gian lận thi cử; nhiều vụ giáo viên dùng hành vi bạo lực học sinh, ép học sinh phải học thêm thu tiền, vơ vét làm giàu cho bản thân... không giữ được lương tâm trong sáng của một nghề mà xã hội tôn là cao quý. Những “con sâu” này không xứng đáng để xã hội gọi là thầy, không xứng đáng đứng trên bục giảng mà cần phải loại trừ ngay khỏi vị trí đó...
Năm học 2019-2020, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản. Trong đó ưu tiên hàng đầu giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Điều đó cho thấy, việc “dạy người” cho học sinh đã được xác định là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Hy vọng, tổng kết năm học 2019-2020 không còn phải tổng hợp những vụ việc học đường đau lòng như thời gian vừa qua.
Ngọc Tú
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Vị vua trẻ nhất sử Việt, lên ngôi khi mới hơn 1 tuổi là ai?
- ·Thủ tướng yêu cầu khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên năm học mới
- ·Bắc Ninh: Học sinh thị xã Quế Võ háo hức chào đón năm học mới
- ·Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư nhân dịp khai giảng năm học mới
- ·Bài toán hơn 7 thập kỷ vẫn khiến nhiều người tranh cãi
- ·Lần đầu tiên ĐH Bách khoa Hà Nội có 2 thủ khoa tốt nghiệp tuyệt đối
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·90% người dùng sai chính tả: 'Xử xự' hay 'xử sự'?
- ·Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Tiến sĩ từng ba lần từ chối làm quan triều Nguyễn, về quê dạy học là ai?
- ·Cụm từ nhiều người tranh cãi: 'Cổ xúy' hay 'cổ súy'
- ·Bức tranh đặc biệt của nữ sinh trường khiếm thị tặng Thủ tướng ở lễ khai giảng
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Bỏ Amazon, về Việt Nam cạnh tranh với Google
- ·Vị vua duy nhất trong sử Việt đỗ trạng nguyên, sáng lập nên triều đại riêng?
- ·Lạ đời nhiều Gen Z mạnh tay chi tiền đi du lịch dịp 2/9 chỉ để đổi chỗ ngủ
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Hà Nội: Học sinh huyện Thanh Oai rộn ràng ngày hội khai trường