【bd kq truc tuyen】Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hướng tới một châu Á
Sáng 6/9,ủtướngNguyễnTấnDũngHướngtớimộbd kq truc tuyen tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Phát triển nguồn nhân lực APEC lần thứ 6.
Hội nghị thu hút trên 100 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành chức năng của Việt Nam; đại diện các quan chức cấp cao phụ trách công tác phát triển nguồn nhân lực của các nền kinh tế thành viên APEC, đại diện một số tổ chức quốc tế và trong nước...
Với chủ đề “Tăng cường chất lượng việc làm và kết nối con người thông qua phát triển nguồn nhân lực”, Hội nghị tập trung thảo luận vào 3 chủ đề là: hỗ trợ tăng trưởng đồng đều và bền vững nhằm giải quyết các khía cạnh của quá trình toàn cầu hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuỗi cung ứng; thúc đẩy chuyển dịch lao động và phát triển kỹ năng.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trong nhiều thập kỷ qua, châu Á - Thái Bình Dương luôn là khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới với đầu tầu là 21 nền kinh tế thành viên APEC, đóng vai trò là động lực tăng trưởng toàn cầu. Qua chặng đường 25 năm phát triển, APEC đã thật sự trở thành một diễn đàn liên kết kinh tế đại diện cho 40% dân số, đóng góp khoảng 54% GDP cho toàn thế giới. Hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên đang ngày càng sôi động mang đến nhiều cơ hội và thực sự đã đem lại lợi ích to lớn cho sự phát triển của mỗi nền kinh tế, của khu vực và toàn cầu.
Từ bài học thành công và kinh nghiệm hợp tác của APEC cho thấy, nguồn nhân lực có vai trò quan trọng hàng đầu để duy trì sự năng động và tăng trưởng nhanh của khu vực này trong giai đoạn phát triển vừa qua. APEC đã chú trọng phát huy hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào với trình độ kỹ năng ngày càng cao đi đôi với phát triển khung khổ thể chế phù hợp, đề cao tránh nhiệm nhân văn, bảo vệ và kết nối con người với con người. Các chương trình, dự án và các sáng kiến hợp tác của APEC đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nhất là cho thanh niên, đáp ứng yêu cầu của các chuỗi cung ứng quốc tế, tăng cường lợi thế cạnh tranh của các nền kinh tế APEC.
Xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa ngày càng sâu rộng, những hình thức hợp tác, liên kết kinh tế đa dạng, tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho thế giới nói chung và APEC nói riêng. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn và thách thức to lớn đang đặt ra cho mỗi thành viên như phục hồi tăng trưởng còn chậm, thiếu vững chắc; thất nghiệp còn cao; mất cân bằng về cung - cầu lao động có tay nghề cao; bất ổn xã hội và nhiều rủi ro tiềm ẩn khác.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, đây là những vấn đề cần phải được giải quyết cả ở tầm quốc gia, khu vực và toàn cầu. Quyết tâm và nỗ lực của mỗi nền kinh tế là vô cùng thiết yếu, song chưa đủ. Với vai trò và vị trí quan trọng của mình, APEC cần tăng cường hơn nữa các hoạt động liên kết hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là trong phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích sự năng động, sáng tạo và tăng cường kết nối con người... coi đó là những biện pháp quan trọng để tái cơ cấu, phục hồi tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và phát triển con người.
Bày tỏ đồng tình và đánh giá cao chủ đề cũng như việc Hội nghị sẽ thảo luận các chuyên đề quan trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng, các Bộ trưởng APEC, các đại biểu sẽ đề ra nhiều khuyến nghị, sáng kiến mới, giải pháp hiệu quả, lấy con người làm trung tâm trong phát triển nguồn nhân lực; qua đó góp phần hạn chế các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và phân công lao động quốc tế như: thất nghiệp, đặc biệt là ở bộ phận lao động trẻ; hỗ trợ những người dễ bị tổn thương, nhất là phụ nữ, người tàn tật... trên thị trường lao động.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ nước nghèo, kém phát triển bị tàn phá nặng nề từ các cuộc chiến tranh xâm lược, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và đang bước vào giai đoạn phát triển mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nhận thức rõ vị trí quan trọng hàng đầu của yếu tố con người trong xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đã xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một khâu đột phá chiến lược để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hướng tới mục tiêu thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng”, đây là cơ hội, lợi thế quan trọng mà Việt Nam phải nỗ lực phát huy để nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia, góp phần phát triển nhanh, hiệu quả và hội nhập ngày càng sâu rộng vào các cơ chế hợp tác, liên kết khu vực và quốc tế, nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các Hiệp định thương mại tự do có những yêu cầu và tiêu chuẩn cao về nguồn nhân lực.
Khẳng định trong hơn 15 năm tham gia Diễn đàn APEC, Việt Nam đã hợp tác tích cực và sẽ tiếp tục cùng các thành viên APEC thúc đẩy các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế đa dạng, linh hoạt, hiệu quả phù hợp với môi trường cạnh tranh quốc tế mới , Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng thành công của Hội nghị Bộ trưởng APEC về Phát triển nguồn nhân lực lần này sẽ thắt chặt hơn nữa các mối liên kết, hợp tác hiệu quả trong khu vực hướng tới một châu Á - Thái Bình Dương tự cường, gắn kết, phát triển đồng đều, công bằng và bền vững.
Theo ĐCSVNO
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông phát triển kinh tế
- ·Sôi nổi thi đua chào mừng Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
- ·Huy động sức dân cùng bảo vệ an ninh Tổ quốc
- ·Khói đốt đồng
- ·Gần 200 doanh nghiệp Thủ đô năng động sáng tạo được vinh danh
- ·Vượt đêm tối cứu 52 thuyền viên gặp nạn trên biển gần Hoàng Sa
- ·Cảm hóa, giúp đỡ những đối tượng lầm lỡ
- ·Đến năm 2030, 35% CB,CC cấp tỉnh, huyện đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên
- ·Hiểu rõ về Hiệp định EVFTA để tận dụng được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu
- ·Cả nước có 5.456 người tử vong vì tai nạn giao thông trong 10 tháng
- ·Hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ là 'ung nhọt' của xã hội
- ·Bộ đội Biên phòng Hòn Chuối giúp dân phòng chống bão
- ·Giúp quân nhân dự bị ổn định cuộc sống
- ·Kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại 2 doanh nghiệp
- ·Hà Nội tạm dừng hoạt động các quán ăn đường phố, quán cà phê, di tích từ 17h00 ngày 03/5/2021
- ·Phong trào, hành động tuổi trẻ phải đi sâu, đi sát
- ·Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội
- ·Ứng dụng công nghệ mới trong sửa chữa, tăng cường cầu
- ·Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tăng cường hợp tác nội khối, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng ASEAN
- ·Bài 1: Thay đổi toàn diện tư duy hướng mạnh ra biển