【bongdanet.com】Khó bán đấu giá tài sản thi hành án
Theđấugitisảbongdanet.como Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh, toàn tỉnh hiện có 191 việc đã tổ chức bán đấu giá để thi hành án nhưng không thành, tương ứng với số tiền 76,5 tỉ đồng. Số lượng các vụ việc bán đấu giá không thành tồn đọng nhiều đang phần nào ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành chỉ tiêu của ngành THADS tỉnh.
Phần đất và nhà xưởng của ông Bềnh ở phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, sau 9 lần bán đấu giá vẫn không có người mua.
Trong số 191 việc bán đấu giá không thành trên, có đến 125 việc đã bán đấu giá lần thứ 3 trở lên. Cụ thể, tại Chi cục THADS thị xã Ngã Bảy đang tồn đọng 38 việc với số tiền tương ứng là 28 tỉ đồng; Chi cục THADS huyện Châu Thành A là 91 việc/16 tỉ đồng; huyện Phụng Hiệp là 31 việc/16 tỉ đồng…
Bán đấu giá tài sản được xem là giai đoạn cuối và quan trọng nhất trong quá trình xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án. Khi một tài sản bị cưỡng chế hoặc kê biên đưa ra bán đấu giá trong khoảng thời gian nhất định mà không có ai tham gia, hoặc có nhưng không đồng ý mua thì được xem là đấu giá không thành. Sau đó, cơ quan THADS phải tiếp tục tiến hành giảm giá và đấu giá lại.
Như trường hợp của ông Bùi Thanh Bình và bà Trần Thị Thu Hà có tài sản là bất động sản với diện tích 2.000m2, ở thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, được kê biên, bán đấu giá để đảm bảo thi hành án. Vụ việc xảy ra từ năm 2008, tuy nhiên cho đến nay, phần đất của ông Bình và bà Hà dù được cơ quan THADS huyện Châu Thành A giảm giá đến lần thứ 14 nhưng vẫn không có người mua.
Hay như trường hợp của ông Lê Văn Bềnh, ở phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, có tài sản bị kê biên, bán đấu giá thi hành án là hơn 4.500m2 đất và nhà xưởng. Tuy nhiên, đã qua 9 lần bán vẫn không thành và hiện phải giảm giá để tiếp tục bán.
Ông Bềnh tâm sự: “Tôi rất hợp tác thi hành nghĩa vụ của mình nhưng do không có người mua tài sản nên tôi đành chờ đợi. Cứ mỗi lần phải tổ chức đấu giá lại thì khối tài sản của tôi tiếp tục bị rớt giá, tôi càng chịu thiệt thòi. Thật sự tôi rất mong phần tài sản này sớm có người mua để giải quyết bớt khó khăn của gia đình, đồng thời tôi cũng yên tâm làm ăn, ổn định lại cuộc sống”.
Thực tế hiện nay cho thấy, việc các tài sản bán đấu giá nhiều lần không thành đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu chính là tâm lý ngại mua tài sản thi hành án của người dân.
Ông Trần Nghĩa Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Qua công tác bán đấu giá tài sản, có nhiều trường hợp đủ năng lực tài chính, rất có nguyện vọng mua tài sản, nhưng sau khi họ tham khảo hồ sơ, biết đây là tài sản bán đấu giá để thi hành án thì đều có tâm lý chung là e ngại, băn khoăn. Một số người còn nghĩ đến yếu tố tâm linh, xui rủi nên rất ngại mua các loại tài sản này”.
Tâm lý này của người dân là hoàn toàn có cơ sở, vì thực tế có những trường hợp khách hàng khi đi xem tài sản đã bị chủ nhà là người phải thi hành án dọa nạt, xua đuổi; hay cũng có không ít trường hợp tài sản đã bán đấu giá thành nhiều năm nhưng không giao được tài sản; người trúng đấu giá rồi nhưng chưa chắc đã nhận được tài sản vì bản án còn bị kháng nghị hoặc tạm hoãn thi hành án.
Theo lãnh đạo Chi cục THADS huyện Châu Thành A, trong quá trình bán đấu giá, toàn bộ chi phí bán đấu giá đều do cơ quan thi hành án trả trước và được khấu trừ lại sau khi bán tài sản thành công. Tuy nhiên, với những trường hợp phải bán đến lần thứ 9, 10 thì cơ quan thi hành án đành phải nợ các chi phí này, ở những đơn vị có số việc tồn lớn thì số nợ này cũng không hề nhỏ.
Trước thực tế đó, để hạn chế được tình trạng bán đấu giá không thành khiến vụ việc kéo dài, nhiều chi cục thi hành án đã áp dụng biện pháp vận động người được thi hành án nhận tài sản hoặc sẽ tiếp tục giảm giá đến khi nào giá trị tài sản ngang bằng chi phí cưỡng chế theo quy định thì kết thúc việc thi hành án.
Song, để đạt kết quả trên phải mất rất nhiều thời gian và hiện ngành thi hành án vẫn đang chờ những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Bài, ảnh: M.AN-Đ.BẢO
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vì sao Tổng cục Thống kê tiến hành đánh giá lại quy mô GDP?
- ·Khởi tố người mẹ vì giao xe cho con không có bằng lái gây tai nạn chết người
- ·Lấn chiếm mặt biển, một doanh nghiệp ở Quảng Ngãi bị xử phạt 260 triệu đồng
- ·Liên tiếp phá án, thu giữ hơn 4.000 viên ma túy
- ·Tháng 4/2019, lượng điện tiêu thụ tại TP.HCM cao ‘ngất ngưởng’
- ·Gỡ vướng trong giải ngân vốn hỗ trợ kích cầu đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh
- ·Trao giải cuộc thi tìm hiểu Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030
- ·Tháo gỡ điểm nghẽn chậm giải ngân vốn cho chương trình giảm nghèo
- ·Ông Vũ Hùng Sơn
- ·Trách nhiệm người đứng đầu trong gian lận thi cử
- ·Quý 1/2019, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng cao nhất
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 120 phát hành ngày 6/10/2019
- ·Indonesia gia hạn biện pháp tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS
- ·Nhiều ý kiến xung quanh việc mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm
- ·1000 công nghệ được trình diễn tại tuần lễ 'Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo năm 2020'
- ·Vietnam Grand Sale 2024: Tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế dịp cuối năm
- ·Đóng BHXH như thế nào để đảm bảo lương hưu đủ sống?
- ·Khởi tố 3 bị can liên quan vụ án “trai làng” chém 2 thanh niên tử vong
- ·Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ: Nhìn gương sụp đổ của Nokia, Yahoo để biết rằng ngay cả khi thành
- ·Cảnh giác “sập bẫy” lừa đảo từ các khóa học hè trên mạng