【soi kèo mc vs brighton】Đẩy nhanh hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế
Ngày 7/8,ĐẩynhanhhoànthiệndựthảoBáocáoKinhtếsoi kèo mc vs brighton Tổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế- Xã hội họp phiên toàn thể dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ Biên tập.
Phiên họp nhằm góp ý cho dự thảo Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030 (gọi tắt là Báo cáo Kinh tế - Xã hội).
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ Biên tập phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: Đức Trung) |
Quá trình xây dựng dự thảo Báo cáo Kinh tế - Xã hội được triển khai khẩn trương, nghiêm túc ngay sau Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Tổ Biên tập đã tổ chức phân công rõ nhiệm vụ cụ thể của các đồng chí Thành viên của Tổ tham gia xây dựng Báo cáo Kinh tế - Xã hội trên cơ sở Đề cương được Hội nghị Trung ương 9 thông qua, đồng thời triển khai nghiên cứu một số chuyên đề chuyên sâu về các lĩnh vực quan trọng.
Bên cạnh đó, để việc xây dựng Báo cáo Kinh tế - Xã hội có thêm cơ sở từ thực tiễn phát triển các địa phương, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội và Thường trực Tổ Biên tập đã tổ chức các Đoàn công tác đi làm việc với các địa phương của các vùng: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
Báo cáo Kinh tế - Xã hội đã được xây dựng, hoàn thiện từng bước qua nhiều lần dự thảo, đồng thời có đối chiếu, căn cứ vào các dự thảo của Báo cáo Chính trị để cập nhật kịp thời các nội dung, bảo đảm thống nhất giữa hai Báo cáo.
Báo cáo Kinh tế - Xã hội đã được xây dựng, hoàn thiện từng bước qua nhiều lần dự thảo. (Ảnh: Đức Trung) |
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, đây là vấn đề hết sức hệ trọng và đề nghị các đại biểu tập trung phân tích rõ các yếu tố giúp kinh tế phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ mang tính đột phá đối với từng ngành, từng lĩnh vực.
Các ý kiến thảo luận của các đồng chí Thành viên Tổ Biên tập tại phiên họp đánh giá dự thảo Báo cáo Kinh tế - Xã hội về cơ bản đã bao quát khá toàn diện các vấn đề trong các nội dung từ đánh giá thực trạng, dự báo bối cảnh, tình hình và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2026 - 2030, trong đó đã nêu lên được các quan điểm, định hướng, giải pháp có tính mới, tính đột phá nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả, bền vững, với tinh thần quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030 mà Chiến lược đã đề ra.
Các ý kiến góp ý đã bổ sung thêm các nhận định, đánh giá về thực trạng, bối cảnh, tình hình và đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu cho các ngành, lĩnh vực cũng như đối với các vấn đề tổng thể chung trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
TS. Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển trình bày tóm tắt dự thảo Báo cáo Kinh tế - Xã hội. (Ảnh: Đức Trung) |
Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, các ý kiến đóng góp tại phiên họp đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, nhiều ý kiến rất sâu sắc, là "chất liệu" để bổ sung thêm vào dự thảo Báo cáo.
Bộ trưởng đề nghị các thành viên Tổ Biên tập nhanh chóng hoàn thành việc đóng góp ý kiến để bộ phận Thường trực Tổ Biên tập tiếp thu nhanh chóng, chính xác các ý kiến, hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế - Xã hội và chuẩn bị trình Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, trình Bộ Chính trị.
Tổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội được thành lập theo Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 12/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban. Tổ Biên tập có nhiệm vụ giúp việc cho Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, một trong năm Tiểu ban được thành lập nhằm chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Nhiệm vụ trọng tâm của Tổ Biên tập là tham mưu Tiểu ban Kinh tế - Xã hội xây dựng Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030 (gọi tắt là Báo cáo Kinh tế - Xã hội), trình Tiểu ban thông qua để trình Đại hội Đảng.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát
- ·[Infographic] 2 tháng đầu năm 2020, thu hút FDI đạt gần 6,47 tỷ USD
- ·Gần 242 tỷ USD hàng xuất khẩu của Việt Nam đi những thị trường nào?
- ·10 dấu hiệu cảnh báo ung thư gan, căn bệnh ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam
- ·Khách du lịch tấp nập, sân bay Nội Bài ra khuyến cáo
- ·Nhập siêu hơn 400 triệu USD trong 15 ngày đầu năm 2020
- ·Nam thanh niên bị lưỡi dao 10cm đâm trong bả vai được cấp cứu kịp thời
- ·Được trồng nhiều ở Việt Nam, rau diếp cá tốt cho sức khỏe, có tác dụng bổ phổi
- ·Không tăng giá điện trong 6 tháng đầu năm 2020
- ·Đình chỉ hoạt động một công ty vận chuyển cấp cứu ở TP.HCM
- ·Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu đủ điện cho sản xuất, kinh doanh
- ·Nỗ lực ngăn tảo hôn ở Cao Bằng: Xua mây mù nơi vùng cao biên giới
- ·Từ 1/1/2020, chính thức thu phí toàn tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
- ·Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện kích cầu du lịch hiệu quả
- ·Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua phương pháp cải tiến liên tục Kaizen
- ·Giá vàng xuống nhẹ trong khi USD tăng mạnh
- ·Vai trò của gia đình và nhà trường để ngăn vấn nạn thuốc lá điện tử
- ·Giá vàng tăng hơn 100.000 đồng mỗi lượng trong tuần này
- ·Đề xuất giải pháp, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, hệ thống QL, công cụ cải tiến NSCL
- ·Chuyển tiền nhanh liên ngân hàng dự kiến giảm ít nhất 1.300 đồng/giao dịch từ 25/2