【kết quả c1 tối qua】'Có những người thoát nghèo thì buồn nhưng trở lại hộ nghèo lại vui'
Sáng 30/10,ónhữngngườithoátnghèothìbuồnnhưngtrởlạihộnghèolạkết quả c1 tối qua Quốc hội thảo luận về việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
ĐB Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) cho biết sự nghèo hay không nghèo là một biến số, vì vậy giảm nghèo bền vững là một thách thức rất lớn. Ông chia sẻ, một gia đình có thể nghèo đi rất nhanh chóng khi một thành viên ốm, bị bệnh nặng đi điều trị. Ngược lại, cũng có nhiều cơ may giúp hộ gia đình nghèo có thể thoát nghèo.
Ông nhấn mạnh đến vai trò của ý chí vươn lên, tự lực cánh sinh để thoát nghèo, ứng phó với mọi hoàn cảnh; sự hỗ trợ của cộng đồng, các chương trình, chính sách của Nhà nước chỉ có ý nghĩa khi các chủ thể chính có ý chí vươn lên.
Ông phát biểu: "Tại sao cùng trong một điều kiện của khu vực, hoàn cảnh có những người vươn lên thoát nghèo nhưng có những người cứ khó khăn mãi và chỉ mong được tiếp tục trong diện hộ nghèo? Tại sao có những người thoát nghèo thì buồn nhưng trở lại hộ nghèo lại vui vì họ quan tâm đến chính sách hỗ trợ".
Ông cho rằng cần nhìn vào các nước xung quanh, có điều kiện tương tự xem họ xóa đói, giảm nghèo như thế nào, xây dựng nông thôn mới như thế nào. Dẫn chứng kinh nghiệm phát triển nông thôn tại Hàn Quốc, ĐB Nghĩa cho biết tầm quan trọng của việc thay đổi nhận thức của chủ thể là người dân.
Cùng với đó là giao quyền tự chủ cho chính người dân trong việc quyết định cách thức triển khai của từng chương trình, dự án cụ thể tại địa phương chứ không "loay hoay đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương".
Đối với giáo dục, báo cáo của đoàn giám sát đã chỉ ra nhiều bất cập cần giải quyết, việc xác định hộ nghèo của các địa phương vẫn còn khó khăn. Ông nhắc đến nhận định của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói đến việc học sinh về quê xin xác nhận hộ nghèo khó khăn. Bởi nhiều địa phương hiện nay, nghèo là luân phiên, tức "hoa thơm mỗi người hưởng một tí nên có khi các cháu nghèo cũng chưa phải đối tượng nghèo theo xác định của địa phương đó...".
Ngoài ra, ông đề nghị cần đẩy mạnh truyền thông về xóa đói, giảm nghèo và đây là điều rất quan trọng. "Tại sao có những người khá giả ở nông thôn họ làm quần quật, tiết kiệm từng thời gian, giờ giấc nhưng có những người nghèo dù không phải nhiều song rất thong thả, rất chờ đợi. Do đó, truyền thông xóa đói giảm nghèo phải thay đổi", ông Nghĩa nói thêm.
"Hết chương trình, hết dự án thì nghèo lại hoàn nghèo"
Nhiều đại biểu cũng cảnh báo tình trạng tái nghèo và chỉ ra nhiều nguyên nhân. Song theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định), ngoài nguyên nhân khách quan thì còn có nguyên nhân chủ quan là do thiết kế nội dung dự án cấu thành chương trình chưa có dự án cụ thể nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc sức khỏe người dân ở địa bàn khó khăn.
Ông phân tích, một nguyên nhân phổ biến gây tái nghèo là gia đình có người ốm đau, thậm chí cả họ dồn sức, tiền của chăm sóc rồi lại tái nghèo. Các bệnh lý phổ biến như huyết áp, tiểu đường... cần chăm sóc thường xuyên nhưng nguồn lực y tế cơ sở hạn chế nên tỷ lệ biến chứng rất cao ở vùng quê nghèo.
“Nhà có người bệnh lên thành phố chữa trị là tiền của ra đi, thậm chí phải vay nợ, ra viện về không lao động được lại trở thành gánh nặng cho gia đình chăm sóc”, ông Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, đồng thời đề nghị quan tâm việc chăm sóc sức khỏe người già, trẻ nhỏ để tránh tình trạng như báo cáo giám sát đánh giá là giảm nghèo nhưng chưa được nâng cao chất lượng cuộc sống.
Không ít ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền chưa tốt, nhận thức người dân còn hạn chế nên có hiện tượng chưa muốn thoát nghèo. Tuy nhiên, ĐB Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục cho rằng cần phân tích căn cơ hơn.
Ông Hạ bày tỏ: “Người dân chưa muốn thoát nghèo vì từ cách làm đến chất lượng chương trình chưa thực sự làm cho người dân tin, chưa có sự bền vững hoặc tính bền vững chưa cao. Nó là ranh giới, hết chương trình, hết dự án thì nghèo lại hoàn nghèo. Cách làm và chất lượng chương trình đảm bảo bền vững cao thì người dân không ai muốn quay lại nghèo”.
Đồng tình về quản lý kết quả đầu ra, song theo ông Tạ Văn Hạ, phải tăng cường xây dựng, ban hành cơ chế phân cấp, phân quyền rõ hơn cho địa phương, nhất là cấp tỉnh.
“Địa phương tập trung làm nhà ở rồi thì tiền dự kiến cho làm nhà đó cho người ta giải quyết nước sạch, chứ thay đổi một chút lại trung ương xin điều chỉnh, phê duyệt thì rất mất thời gian, nhiêu khê. Trung ương chỉ quản lý mục tiêu, chỉ tiêu làm sao đạt được, còn cách làm thế nào để tỉnh chủ động”, ông Hạ đề xuất.
Có tâm lý sợ trách nhiệm trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
Đoàn giám sát của Quốc hội nhận định: Có tâm lý sợ trách nhiệm trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia là một trong những nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương cả 3 chương trình còn chậm.(责任编辑:Cúp C1)
- ·11 tháng năm 2023 quỹ BHYT đã chi trả 152,6 tỷ đồng chi phí điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyế
- ·Đến tận nhà tìm khách hàng, sếp lớn xoay sở trong đại dịch
- ·Đề xuất nguồn kinh phí phục vụ chống nhập lậu thuốc lá
- ·Trồng nam việt quất ở Mỹ, về Việt Nam bán tiền triệu/kg
- ·Giá vàng SJC đi ngược chiều với vàng thế giới
- ·TP. Hồ Chí Minh: Khối chi cục thuế thu ngân sách đạt trên 34,6% dự toán
- ·Cảnh sát Hong Kong triệt phá vụ lừa đảo tiền mã hóa
- ·Hải quan Bà Rịa
- ·Chuyên gia WB: Kinh tế Việt Nam phục hồi rất ấn tượng
- ·Thi thợ giỏi nghề cơ khí
- ·Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2023
- ·Tính thuế GTGT nguyên liệu làm thuốc theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam
- ·Ngành Hải quan triển khai kế hoạch phòng chống tham nhũng đến năm 2020
- ·Thắng đậm khó tin, Thái Sơn Bắc vô địch Cúp Quốc gia futsal 2024
- ·11 chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 10/2021
- ·Quảng Nam: Chi cục Thuế Nam Giang đối thoại với người nộp thuế
- ·Kho cảng đầu mối xăng dầu lớn nhất miền Bắc
- ·Đặc sản rau choại Cà Mau
- ·VinFast và PVOIL đưa trạm sạc xe điện tại cây xăng đầu tiên vào hoạt động
- ·Giá cua biển ở miền Tây giảm mạnh