【lich thi dau c3】Đến tận nhà tìm khách hàng, sếp lớn xoay sở trong đại dịch
Không thể tính toán trước
Tại tọa đàm trực tuyến “Làm việc ở bất cứ đâu - Mô hình vận hành trong tương lai”,Đếntậnnhàtìmkháchhàngsếplớnxoaysởtrongđạidịlich thi dau c3 GS. TS Bùi Tùng - Giám đốc điều hành chương trình MBA cấp cao của trường Kinh doanh Shidler, Đại học Hawaii tại Việt Nam, cho biết, thế giới đang sống trong thời điểm thay đổi nhiều, có những điều không thể tính toán trước, xảy ra bất ngờ với những hậu quả khó lường như Covid-19. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp, khó có thể dự đoán được chính xác tình hình kinh tế sẽ diễn ra thế nào.
Theo khảo sát, tại Mỹ, 83% các công ty bắt buộc làm việc từ xa. Còn ở Việt Nam, khảo sát hơn 358 doanh nghiệp cho thấy, 38% họ bắt đầu sử dụng mô hình nửa văn phòng nửa làm việc từ xa; 27% giảm số lượng nhân viên làm việc trong văn phòng, chỉ có 8% chưa công nhận làm việc từ xa có hiệu quả.
Ông Tùng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, các công ty cần phải tập trung vào mô hình vận hành phục hồi, kinh doanh không gián đoạn. Ông cho rằng, doanh nghiệp cần phải thích ứng với tình huống này.
Chuyển đổi số để giữ chân khách hàng |
Ông dẫn chứng, một nhà hàng ở Hawaii chuyên đón tiếp các VIP, nhưng Covid-19 phải đóng cửa. Những đầu bếp nổi tiếng của nhà hàng tổ chức học nấu ăn qua mạng hoặc đến nấu ăn tận nhà. Không phải đem khách đến nhà hàng, mà đem hàng đến tận cửa nhà khách.
Trong y tế, trước đây các bác sĩ, y tá, lái xe đến bệnh viện ngồi chờ bện nhân, nay họ phải tìm đếm bệnh nhân từ mô hình khám bệnh từ xa. Những trung tâm tập thể dục, huấn luyện viên có thể đưa ra các chương trình tập online. Bất cứ lĩnh vực nào, từ sản xuất xe khách, địa ốc đều có thể thay đổi mô hình kinh doanh dựa vào công nghệ.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Duy Phúc, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT, cho biết, khi dịch bùng phát, công ty cũng gặp khó khăn như thu hút, giữ chân khách hàng, đặc biệt các ngành nghề như giáo dục, du lịch. Để vượt qua thách thức, công ty buộc phải tái cấu trúc tổ chức cho phù hợp với tình hình mới, thay đổi mô hình kinh doanh.
Ông Phúc chỉ ra rằng, chuyển đổi số là vấn đề sống còn của doanh nghiệp thời điểm này, từ hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký số. Đồng thời, công ty thay đổi mô hình kinh doanh, chuyển dịch cung cấp dịch vụ cho các hộ kinh doanh cá thể, làm mới hình ảnh để khách hàng thấy mình liên tục đổi mới, đưa ra các sản phẩm mới, sáng tạo.
Cần thời gian và tiền bạc
Theo các chuyên gia, chuyển đổi số là tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần có sự chuẩn bị sẵn sàng.
Ông Trần Văn Viển, đồng sáng lập - Giám đốc khu vực phía Nam Base, đánh giá, ở Việt Nam hay nhầm lẫn về chuyển đổi số và số hóa.
Theo ông Viển, chuyển đổi số cần nhiều thời gian và tiền bạc. Công ty nhỏ thì dễ dàng chuyển đổi số hơn, vì có thể khi sinh ra đã chuyển đổi số rồi. Nếu tiếp cận theo hướng số hóa sẽ giảm bớt thời gian, nguồn lực. Đầu tiên là hệ thống hóa các quy trình, sau đó số hóa, tự động hóa và thông minh hóa.
Doanh nghiệp chuyển đổi số để vượt qua Covid-19 (Ảnh: D.Anh) |
Ông cho rằng, doanh nghiệp cần tiếp cận số hoá, hệ thống hoá trước, có những phép thử giống như chiến tranh du kích. Từ những trận đánh nhỏ lựa chọn những phương thức phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Còn ông Nguyễn Bằng, Giám đốc nhân sự 365 Group, đặt vấn đề, mục tiêu không phải là công nghệ thông tin mà là mô hình kinh doanh, phương thức kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và khách hàng.
Từ kinh nghiệm, ông Bằng lưu ý, cần tối giản hoá các thủ tục, thao tác cho khách hàng. Nếu trước đây làm 4 thì giờ chỉ làm 1, hoặc thậm chí chỉ cần trả lời có hoặc không. Đó là cách giúp khách hàng tương tác với doanh nghiệp hơn tốt hơn.
Bên cạnh đó, đào tạo khách hàng, xây dựng những chương trình đào tạo cho họ sử dụng công nghệ. “Chăm sóc khách hàng tốt hơn, họ sẽ ghi nhớ mình lâu hơn vì đúng thời điểm họ đang gặp khó khăn, để cái tên đầu tiên họ nghĩ đến sau dịch chính là công ty mình”, ông nói.
Bên cạnh đó, theo GS.TS Bùi Tùng, vấn đề quan trọng là có chiến lược nhân sự, đào tạo con người theo xu hướng thay đổi của thị trường và công nghệ. Nhân viên bị mất việc làm vì chuyển đổi số thì phải đào tạo lại cho họ. Xã hội bao giờ cũng có một số người thất nghiệp vì không thích ứng được với sự thay đổi, cần làm thế nào để họ thích ứng nhu cầu mới.
Duy Anh
Cô hot girl tài chính 4.0 gửi cảnh báo đến hơn 1 triệu người
Hàng nghìn nhân viên bảo hiểm đứng trước nguy cơ mất việc khi trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng trong ngành này với kỳ vọng mở ra một cuộc cách mạng trong mới.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·“Quan hệ” khiến bạn gái sinh năm 98 có bầu, lo bị tù?
- ·Kết phà làm cầu tạm đoạn gần chợ Hỏa Lựu tại giải chạy “Mekong delta marathon”
- ·Xuất khẩu khẩu trang y tế phải có giấy phép
- ·Thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế và đầu tư Việt Nam
- ·Hà Nội mùa Đông
- ·Đồng loạt kiểm tra 4 cửa hàng kinh doanh phân bón tại Tiền Giang
- ·Thiết bị, vật tư y tế không rõ nguồn gốc: Nỗi lo hiện hữu
- ·Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy cho vay sau dịp Tết
- ·Lấy vợ mới vẫn qua lại với vợ cũ có phải là ngoại tình?
- ·Việt Nam – Anh hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình
- ·Hơn 30 triệu đồng bạn đọc ủng hộ giúp chị Mai Thị Thắm chữa bệnh
- ·Đề xuất doanh nghiệp vận tải hành khách phải tổ chức khám sức khỏe lái xe
- ·Hai người đi xe đạp thể thao ngang nhiên vượt loạt đèn đỏ ở Hà Nội
- ·Một số chính sách mới về tài chính có hiệu lực từ tháng 2/2014
- ·Chàng trai dằn vặt với lời gạ tình của sếp nam
- ·TPBank phản bác về cáo buộc của Viện Kiểm soát trong vụ án Huyền Như
- ·Đề xuất giảm số lượng các Bộ: Phải nghiên cứu thấu đáo, kỹ lưỡng
- ·Tin lời 'bạn trai' ngoại quốc, người phụ nữ ở Đồng Nai suýt mất 180 triệu đồng
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 11/2013
- ·Việt Nam có thể trở thành đối tác lớn của Hoa Kỳ