【soi kèo braga】Đưa Trung du, miền núi phía Bắc thoát khỏi “vùng trũng” phát triển thương mại
Xác định “đúng” và “trúng” những vấn đề đối với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Quang cảnh hội nghị |
Tại Hội nghị xúc tiến thương mại và mở rộng xuất nhập khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc, do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lào Cai đồng chủ trì tổ chức ngày 12/4/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho rằng, thời gian qua, vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã tận dụng khá tốt các lợi thế trên, đóng góp vào thành công chung trong bức tranh xuất nhập khẩu của đất nước.
Tuy nhiên, về tổng thể, vùng Trung du và miền núi phía Bắc vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, đó là quy mô kinh tế vùng tương đối nhỏ so với các vùng khác trong cả nước (xếp thứ 5/6 vùng về quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong năm 2020).
Tăng trưởng kinh tế không đồng đều giữa các địa phương trong vùng dẫn đến chênh lệch phát triển nội vùng lớn, với một số địa phương đầu tàu có tốc độ phát triển nhanh hơn như Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Lào Cai. Lực lượng lao động chiếm số đông trong khu vực nông nghiệp với năng suất lao động còn thấp.
“Việc phát triển doanh nghiệp trong vùng gặp nhiều khó khăn, mật độ doanh nghiệp trên 1.000 dân hiện thấp nhất cả nước, chỉ bằng 1/3 mật độ doanh nghiệp bình quân cả nước khiến giảm tính năng động của nền kinh tế vùng”, Thứ trưởng Bộ Công Thương nêu và phân tích quy mô sản xuất nông, lâm, thuỷ sản của vùng còn nhỏ lẻ, khó hình thành các vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hoạt động hết công suất phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến nông, lâm sản tại hầu hết các địa phương trong vùng (trừ Bắc Giang, Thái Nguyên) còn tương đối khó khăn. Đặc biệt tính liên kết nội vùng và liên vùng còn rất nhiều hạn chế do khoảng cách và thời gian di chuyển giữa các tỉnh trong vùng còn nhiều bất cập, khó có sự liên kết giữa các hoạt động kinh tế - xã hội và chia sẻ các hạ tầng xã hội, dịch vụ công giữa các tỉnh trong vùng…
Những hạn chế này đã tạo nên nhiều rào cản cho các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước và phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của vùng ra thế giới.
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, dự báo hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của cả nước nói chung và của vùng Trung du, miền núi phía Bắc nói riêng trong thời gian tới sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, nhiều yếu tố biến động nhanh chóng và khó lường. Cụ thể, hoạt động logistics phục vụ cho xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề khi lực lượng Houthi tại Yemen tiếp tục tấn công các tàu chở hàng đi qua khu vực Biển Đỏ - tuyến thương mại lớn kết nối châu Á với châu Âu và Mỹ.
Chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu có dấu hiệu hồi phục tích cực và được dự báo sẽ tiếp tục được cải thiện trong năm 2024 lại gặp ngay rủi ro tắc nghẽn, thậm chí là đứt gãy khi an ninh hàng hải bị đe dọa, giá cước vận tải tăng cao. Các doanh nghiệp trong nước đối mặt với nguy cơ không thể xuất khẩu được hàng hóa do kéo dài thời gian vận chuyển, sức cạnh tranh của hàng hóa giảm khi giá sản phẩm đầu vào tăng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi và bàn thảo các giải pháp tăng cường các mặt mạnh, giảm thiểu các mặt yếu nội tại của vùng để góp phần đưa các hoạt động thương mại nội vùng, thương mại trong nước và xuất nhập khẩu của vùng khởi sắc mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Trong đó tập trung đẩy mạnh xuất khẩu một số sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chủ lực của vùng; đưa một số địa phương trong vùng trở thành trung tâm canh tác và chế biến nông sản xuất khẩu; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao; xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, hiện đại hoá các hoạt động logistics hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy giao thương biên giới qua các địa phương giáp giới với các nước Trung Quốc, Lào…
Trong 2 năm 2022 và 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn vùng lần lượt đạt xấp xỉ 119,5 tỷ USD và trên 115,5 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu của vùng đạt xấp xỉ 67,4 tỷ USD năm 2022 và trên 64,8 tỷ USD năm 2023, tương đương 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·"Nhật ký bí mật của ông Hendrik Groen": Sách chữa lành thế giới người già
- ·Hà Nội siết chặt đấu giá đất
- ·Ngồi trà đá vỉa hè, Sơn Tùng M
- ·iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- ·Lisa đeo cánh thiên thần, mặc nội y diễn tại Victoria's Secret Fashion Show
- ·Khoảng 1.000 ngôi sao Hollywood từng dự tiệc cùng "ông trùm" Diddy
- ·Dàn đối thủ của Kỳ Duyên sang Mexico dự thi Hoa hậu Hoàn vũ 2024
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·NSND Quốc Trượng, NSƯT Thiện Tùng xúc động trong lễ giỗ Tổ Sân khấu
- ·Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- ·Cảnh đẹp Hà Nội trong phim "Sống để yêu thương" khiến khán giả xuýt xoa
- ·Song Joong Ki và Song Hye Kyo được chọn là "ngôi sao hạnh phúc sau ly hôn"
- ·Hà Nội giao hơn 3ha đất cho huyện Thanh Oai để đấu giá và xây nhà ở xã hội
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Nhận định, soi kèo Neom SC vs Al Arabi, 19h40 ngày 10/12: Cửa dưới thắng thế
- ·Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Nga biểu diễn tại Hà Nội
- ·Đình Toàn nói lý do ở lại Idecaf, phủ nhận chuyện muốn thay thế Thành Lộc
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·Hà Anh, Lưu Hương Giang nói về hạnh phúc trong podcast của Hoàng Oanh