会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh halan】Cảnh đẹp Hà Nội trong phim "Sống để yêu thương" khiến khán giả xuýt xoa!

【bxh halan】Cảnh đẹp Hà Nội trong phim "Sống để yêu thương" khiến khán giả xuýt xoa

时间:2024-12-23 19:58:09 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:171次

Cảnh đẹp Hà Nội trong phim "Sống để yêu thương" khiến khán giả xuýt xoa

(Dân trí) - Bên cạnh kịch bản phim hấp dẫn và sự góp mặt của dàn diễn viên 2 miền, "Sống để yêu thương" còn thu hút khán giả bởi nhiều cảnh quay đẹp tại Hà Nội.

Phim truyền hình "Sống để yêu thương" lấy đề tài gia đình, khai thác hành trình "học yêu" của những người trẻ và cả những bậc phụ huynh.

Góp mặt trong phim là dàn diễn viên hai miền Bắc - Nam: Diệp Bảo Ngọc (vai Ánh Dương), Ngọc Huyền (vai Ánh Minh), Trọng Nhân (vai Quốc Thiên), Quốc Anh (vai Gia Hùng), NSND Ngọc Thư (vai bà Mai), ông Huỳnh Kiến An (vai ông Hùng)...

Sau các tập phát sóng, bên cạnh kịch bản và diễn xuất của dàn diễn viên, khán giả còn dành nhiều lời khen cho những cảnh quay trau chuốt trong phim.

Làng Cựu trên phim (Ảnh: Chụp màn hình).

Bối cảnh đầu tiên phải kể đến là nhà của Ánh Minh ở giai đoạn đầu, cũng là giai đoạn khó khăn, bế tắc nhất của nhân vật. Đạo diễn Trần Ka My đã quyết định chọn Làng Cựu (thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km) để thực hiện những cảnh quay này.

Đạo diễn chia sẻ lý do: "Làng Cựu vẫn giữ được nét cũ xưa nhưng lại không mất đi hơi thở cuộc sống thường ngày, vẫn cho thấy đây là một khu "phố - làng" ven đô chứ không phải là một ngôi làng biệt lập ở vùng nông thôn. Đó là những gì tôi hình dung chính xác cho bối cảnh nhà Ánh Minh giai đoạn này.

Ngoài ra, việc chọn Làng Cựu không chỉ bởi ở đó có ngôi nhà quá hợp với bối cảnh tôi cần cho nhân vật, mà còn bởi không khí cũng như không gian mở rộng của cả ngôi làng, của khu vực mà căn nhà nằm trong đó. Việc này không chỉ khiến tăng được cảm xúc cho những trường đoạn quay ngôi nhà, mà còn tạo ra chất xúc tác rất tốt cho các diễn viên và cả đoàn phim".

Bối cảnh hồ Đồng Mô trên phim (Ảnh: Chụp màn hình).

Ngoài bối cảnh nhà Ánh Minh, một bối cảnh khác khiến khán giả mê đắm chính là hồ Đồng Mô - địa điểm mà 2 nhân vật Ánh Minh, Hùng Cường hẹn nhau tới đó để "giải thoát".

Trước khi quyết định quay ở đây, đạo diễn Ka My cùng ê-kíp đã đến một địa điểm khác ở huyện Đông Anh nhưng chưa ưng ý.

"Khi đến hồ Đồng Mô, không gian và mặt hồ quá đẹp, vậy là tôi quyết định nhờ họa sĩ làm cho tôi một căn nhà nổi ra giữa hồ. Thế là tôi có được nét bồng bềnh, hư ảo, mênh mang tôi đang cần", đạo diễn Ka My chia sẻ về quá trình chọn một trong những bối cảnh đắt giá nhất của phim.

Khi thưởng thức bộ phim, nhiều khán giả dành những lời khen "có cánh" cho bối cảnh phim: "Phim Việt mà cứ ngỡ phim Thái"; "Bối cảnh quay ở hồ thơ mộng và đẹp như một bức tranh"; "Việt Nam mình có quá nhiều cảnh đẹp và còn đẹp hơn khi xuất hiện trên những thước phim"...

Đạo diễn nói thêm, có 2 cảnh mà anh ấn tượng hơn cả. Thứ nhất là cụm cảnh nhân vật Ánh Minh đi trên những con ngõ xưa và thì thầm từ biệt từng mảng tường rêu phong, từng cái cột, khe đá và thả lại một chiếc lá vàng như dấu ấn cuối cùng lưu lại nơi đây. Cảnh thứ 2 là cảnh Ánh Minh cứu Hùng Cường dưới nước.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
  • Những chính sách môi trường mới nào có hiệu lực từ năm 2022?
  • Những tín hiệu vui của nông nghiệp công nghệ cao Vĩnh Phúc
  • Doanh nghiệp Việt Nam và công cuộc thải bỏ chất thải nhựa
  • Tạm thời không xử phạt xe hết hạn đăng kiểm tới hết ngày 30/10
  • Khi tín đồ làm đẹp yêu thích sản phẩm thân thiện với môi trường
  • Hạn chế rác thải nhựa, tìm giải pháp thay thế
  • Vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý thế nào?
推荐内容
  • Tới năm 2027, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trong ACFTA vào khoảng 85,4%
  • Phân loại rác tại nguồn ở Hải Phòng: Hàng loạt đơn vị chung tay
  • Thu gom và quản lý rác thải nhựa đại dương
  • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân: Khi doanh nghiệp cùng vào cuộc
  • Gỡ vướng cảnh hành khách từ Việt Nam đi quốc tế bị buộc phải đưa ngược trở lại
  • Doanh nghiệp chuẩn bị cho công cụ tái chế, thu gom bắt buộc thế nào?