【trực tiếp bóng đá 91】Cuộc săn lùng điệp viên Nga gay cấn của an ninh Ukraine
Trên một con đường đầy bụi bặm ở thị trấn Sloviansk,ộcsănlùngđiệpviênNgagaycấncủtrực tiếp bóng đá 91 miền đông Ukraine, một người đàn ông mặc áo phông đen dài tay, quần túi hộp đang hút thuốc. Anh ta không biết mình đang bị theo dõi. "Hắn là của chúng ta. Hắn đây rồi!", một người đàn ông nói vào bộ đàm trên xe ôtô đang đỗ cuối đường.
Từ hướng khác, một chiếc xe tải đánh lái và hai người đàn ông mặc đồng phục an ninh, đeo bịt mặt nhảy xuống. Có vẻ như theo bản năng, người đàn ông mặc áo đen ngã lăn xuống đất. Hai người mặc đồng phục là nhân viên SBU vỗ vào người anh ta và tịch thu bằng chứng quý giá đối với họ: điện thoại di động.
Theo CNN, trụ sở SBU ở Kramatorsk đã bị phá hủy một phần ngay trong những tuần đầu khi Moscow mở chiến dịch tấn công quân sự sang nước láng giềng. SBU cho biết, các lực lượng Nga phụ thuộc rất nhiều vào những kẻ chấp nhận làm điệp viên cho họ như người đàn ông bị bắt ở Sloviansk vào cuối tuần trước, để xác định chính xác mục tiêu và đánh giá mức độ thành công của những vụ tập kích.
Khi bị điều tra viên SBU căn vặn tại hiện trường, nghi phạm nhanh chóng thừa nhận có liên lạc với đối phương.
"Anh ta yêu cầu anh làm gì?", điều tra viên hỏi.
"Tọa độ, các dịch chuyển... Vị trí của các cú đánh trúng mục tiêu. Đại loại là vậy. Tình hình nói chung", nghi phạm cúi đầu nói.
"Anh có hiểu tại sao anh ta cần biết tọa độ không?".
"Có, tôi hiểu. Tôi nhận biết được", nghi phạm thú nhận.
SBU cho hay, họ đang thực hiện những vụ truy bắt như thế này một hoặc 2 lần mỗi ngày. Người đàn ông mặc áo đen nói trên mới chỉ bị điều tra 4 ngày.
Một số nghi phạm là những điệp viên kiểu kinh điển. Họ là công dân Nga, được đưa đến vùng ly khai Donbass, miền đông Ukraine ngay đầu cuộc chiến, sinh sống giữa cộng đồng dân cư địa phương. Số khác là những người ủng hộ chính trị. Tuy nhiên, Serhiy, sĩ quan SBU phụ trách vụ bắt giữ điệp viên ở Sloviansk, tiết lộ hầu hết những đối tượng nhận do thám cho Moscow đều vì tiền.
“Ngày càng có ít những kẻ phản bội ý thức hệ. Ngay cả những thành phần ủng hộ động thái của Nga ở Donbass năm 2014, trong quá trình thành lập các nước cộng hòa Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR) tự xưng, khi họ chứng kiến những gì đã xảy ra với Mariupol, Kharkiv, Kiev, Bucha và hàng chục, hàng trăm địa phương khác, họ bắt đầu thay đổi thế giới quan về Nga", ông Serhiy quả quyết.
Nghi phạm ở Sloviansk khai, anh ta chỉ được trả 500 Hryvnia (17 USD) để đổi lấy các thông tin theo đặt hàng. Anh ta kể đã được một người tự nhận là "Nikolai" chiêu mộ thông qua ứng dụng nhắn tin Telegram.
Điều tra viên đọc to các đoạn trao đổi giữa điệp viên với kẻ chiêu mộ, trong khi các đặc vụ SBU khác đứng cạnh, lăm lăm khẩu súng lục.
Nikolai nhắn: “Hôm qua anh đã làm rất tốt. Hôm nay cũng cần thông tin tương tự. Hình ảnh, video, dữ liệu địa lý của quân đội trên CNIL [một địa điểm đồn trú quân sự]. Mất bao lâu để có được thông tin?".
"Đã hiểu. Tôi sẽ nhắn lại cho anh. Một tiếng rưỡi đến 2 tiếng", nghi phạm hồi đáp. "Ok, đang đợi. Hãy cẩn thận. Hãy chú ý đến các ống kính để họ không nhìn thấy anh. Chụp ảnh và quay phim một cách bí mật", Nikolai nhắc nhở.
Điều tra viên giải thích cho nghi phạm rằng họ sẽ tịch thu điện thoại của anh ta. "Tôi gọi cho ai để thông báo về việc anh bị bắt giam?", điều tra viên hỏi.
"Mẹ tôi", nghi phạm nói.
"Có nhớ số không?".
"Có một số trong điện thoại".
Sau đó, nghi phạm bị áp giải lên một chiếc xe không biển hiệu của SBU và cả nhóm phóng đi. Theo ông Serhiy, nghi phạm sẽ được chuyển đến Dnipro ở phía tây Ukraine, nơi anh ta sẽ phải ra hầu tòa. Nếu nhà chức trách chứng minh hành vi gián điệp của anh ta dẫn đến cái chết hoặc "gây hậu quả nghiêm trọng", bản án có thể khiến anh ta phải ngồi tù suốt phần đời còn lại.
Tại trụ sở bị hư hại của SBU, viên sĩ quan phụ trách nhấn mạnh: "Các tên lửa đã nhắm bắn trúng tọa độ mà những tên tội phạm như vậy đã tiết lộ với đối phương. Nhiều người cũng thiệt mạng vì các tên lửa đó. Cả binh lính và dân thường đều bị giết hại".
Ông Serhiy nói, bản thân đã cố gắng kiềm chế sự tức giận của mình, nhưng thật khó để tha thứ cho những kẻ phản bội.
"Mỗi khi tôi bắt một ai đó giống như anh ta, tôi biết một điều rằng, bản thân tôi, những người thân yêu và tất cả họ hàng của mình đều đến từ Lyman (một thị trấn lân cận đã bị Nga oanh tạc trong nhiều tuần). Hiện tại, họ không có nơi ở, không có gì cả. Họ không còn nơi nào để trở về. Lần nào, tôi cũng nhớ rõ điều đó. Lần nào tôi cũng nhớ đến nhà ga Kramatorsk. Chúng tôi đã thu gom xác người, từng mảnh một", ông Serhiy bày tỏ, ám chỉ đến vụ không kích của các lực lượng Nga hồi tháng 4, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng.
Tuấn Anh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Các bước để nhận hỗ trợ từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
- ·Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thăm chính thức Cộng hòa Bulgaria
- ·Rà soát các khu dân cư, nhà dân, trụ sở cơ quan, đơn vị nằm trong vùng có nguy cơ cao sạt lở
- ·Thủ tướng: Hàng không là phương tiện quan trọng nhất thúc đẩy hợp tác Việt
- ·Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An mời nhà đầu tư quan tâm tham gia dự án
- ·Trí thông minh nhân tạo đang khởi đầu cuộc chạy đua vũ trang mới
- ·Trưởng ban Tổ chức Thành ủy xài bằng mượn xin từ chức
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc UNDP, UNIDO
- ·Chính phủ đồng ý trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT với tất cả hàng hóa
- ·Những hình ảnh sôi động tại Hội thảo về mô hình quản lý vốn nhà nước tại DN
- ·Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 6,11 tỷ USD
- ·Thủ tướng: Hàng không là phương tiện quan trọng nhất thúc đẩy hợp tác Việt
- ·Khi Thủ tướng ‘xắn tay áo’ cùng các địa phương
- ·Bộ GD&ĐT thông tin chính thức về kỳ thi THPT quốc gia 2017
- ·Liên minh châu Âu thiết lập giới hạn bảo vệ người lao động khỏi bị phơi nhiễm chì và diisocyanate
- ·Lần đầu tiên diễn ra "Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN"
- ·Thủ tướng tiếp Trưởng Ban nghiên cứu chính sách Đảng LDP Nhật Bản
- ·Môn thi Toán: Đề dễ, phổ điểm chủ yếu trong khoảng 6
- ·Vì sao giá xăng dầu giảm mà giá hàng hóa vẫn không giảm theo?
- ·Xả thải trực tiếp ra môi trường, Ban Quản lý chợ Quảng Ngãi bị phạt 255 triệu đồng