【hoàng anh gia lai vs】Phân bổ chưa đúng mạch, tăng trưởng khó khơi thông
Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Bí thư tỉnh Ninh Bình xung quanh vấn đề này.
PV: Một trong những vấn đề nóng được các đại biểu (ĐB) Quốc hội nêu ra khi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội vừa qua là những vướng mắc khi triển khai KHĐTCTH, khiến việc phân bổ nguồn lực bị lúng túng, chậm trễ, ảnh hưởng tới sự phát triển của địa phương cũng như cả nước. Bà đánh giá thế nào về vấn đề này?
- ĐB Nguyễn Thị Thanh: Đúng vậy, năm 2016, 2017 các địa phương triển khai thực hiện Luật Đầu tư công, KHĐTCTH đã được Quốc hội thông qua. Đây là một nội dung quan trọng trong điều hành kinh tế xã hội của Chính phủ cho đến địa phương. Một trong các mục tiêu của việc thực hiện KHĐTCTH là khắc phục tình trạng dàn trải, lãng phí… Do đó, các tiêu chí phân bổ vốn đầu tư theo quy định mới rất chặt chẽ, khoa học.
Tuy nhiên, với những địa phương có ngân sách nhỏ, chưa cân đối được thì việc thực hiện đang rất vướng. Một là băn khoăn tỷ lệ phân bổ ngân sách giữa cấp tỉnh và cấp huyện, để cấp huyện có kinh phí đầu tư thì tỷ lệ để lại cho cấp tỉnh ít đi. Trong khi với cấp tỉnh, theo yêu cầu là phải phân bổ vốn theo thứ tự ưu tiên là trả nợ, vốn đối ứng, dự án chuyển tiếp và cuối cùng mới là cho dự án khởi công mới. Thực hiện đúng thứ tự này thì với nhiều tỉnh phần vốn còn lại không là bao nhiêu, nhất là với những địa phương chưa cân đối được, nên dẫn đến việc phân cấp cho cấp huyện rất ít. Từ đó lại dẫn đến vòng luẩn quẩn là dàn trải nguồn lực, bởi nơi nào cũng phải có, không thể để nơi có nơi không.
Một vấn đề nữa là khi thực hiện phân bổ vốn theo thứ tự ưu tiên như trên, nhiều địa phương vốn cho dự án mới hầu như không có, khi đó, khó đẩy mạnh được phát triển, tăng trưởng. Đó cũng chính là một thực tế mà tỉnh Ninh Bình đang gặp phải. Qua tham khảo kinh nghiệm của các địa phương khác thì thấy cũng gặp tình trạng lúng túng như vậy. Mỗi nơi triển khai theo một cách, không nơi nào giống nhau.
PV: Trong bối cảnh ngân sách hiện nay vấn đề này rất nan giải không chỉ với địa phương mà cả với trung ương. Nhiều ý kiến đề nghị nên xác định rõ thứ tự ưu tiên. Những gì thực sự cấp bách ưu tiên làm trước, những gì có thể dành lại thì để làm sau. Bà nghĩ sao về quan điểm này?
- ĐB Nguyễn Thị Thanh: Yêu cầu đặt ra với tái cơ cấu đầu tư công là phải vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển nhưng đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ nợ công. Do đó, không có cách nào khác là chọn thứ tự ưu tiên như: Ưu tiên trả nợ, ưu tiên cho những dự án mới thực sự cấp bách, tạo ra động lực phát triển.
|
Với những địa phương khó khăn, chúng tôi mong muốn vẫn bố trí trả nợ và vẫn có khởi công mới theo hướng linh hoạt. Nếu xác định khi nào trả hết nợ, hết dự án chuyển tiếp… sau đó mới phân bổ cho dự án mới thì vốn đầu tư hầu như không còn, việc phát triển của địa phương rất khó khăn. Rõ ràng, tình trạng dàn trải, lãng phí… của giai đoạn trước đây là rất lớn, tôi cho rằng khó có thể khắc phục ngay một sớm một chiều mà nên từng bước và linh hoạt, để tạo dư địa cho địa phương phát triển.
PV: Vậy đại biểu có kiến nghị những giải pháp linh hoạt cụ thể nào để giải quyết khó khăn này?
- ĐB Nguyễn Thị Thanh: Chúng tôi đã và đang đề xuất một số giải pháp với Chính phủ, với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cụ thể như là việc xin giãn thu hồi ứng trước, để trừ dần sang cả những năm sau, khi điều kiện kinh phí của tỉnh khá lên. Khi đó, thu hoàn ứng không tạo nhiều áp lực cho địa phương như hiện nay.
Chúng tôi cũng đề nghị, trong thời kỳ đầu của việc triển khai KHĐTCTH, Chính phủ, các bộ, ngành, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn cụ thể hơn cho những địa phương có đặc thù để giúp địa phương tháo gỡ khó khăn; tạo điều kiện cho địa phương đẩy nhanh tốc độ phát triển, từ đó cũng giảm sự phụ thuộc vào ngân sách trung ương.
PV: Còn từ phía địa phương, đã có những giải pháp nào để khắc phục khó khăn này, như là thúc đẩy xã hội hóa đầu tư, tiết kiệm chi tiêu…?
- ĐB Nguyễn Thị Thanh: Việc xã hội hoá cũng tùy vào điều kiện của địa phương, tùy công trình. Những công trình như tuyến đường lớn, hay các dự án đầu tư phát triển du lịch thì có thể đẩy mạnh xã hội hóa. Nhưng những tuyến đường nhỏ, tỉnh lộ, huyện lộ, hay các công trình như kênh mương, thuỷ lợi, đê điều… thì không thể xã hội hóa mà phải có đầu tư của Nhà nước. Với chúng tôi, những năm trước đây chủ yếu là các dự án liên quan đến đê điều, thủy lợi vì đây là vùng xả lũ… Hiện nay, tỉnh cũng đang nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau để tăng thu ngân sách, có thêm điều kiện đầu tư cho các dự án trên địa bàn. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, hầu hết các địa phương đang rất khó khăn khi đáp ứng ngay và đầy đủ các yêu cầu về phân bổ vốn đầu tư.
Chính những khó khăn này khiến việc phân bổ vốn bị chậm trễ, lúng túng, gây nên tình trạng như đại biểu Quốc hội đã nói là “có tiền mà không tiêu được, có nợ mà chưa trả được”. Ở địa phương cũng vậy, tiền đã ít nhưng phân bổ không đúng chỗ, không tạo ra giá trị gia tăng.
Tôi cho rằng, chính việc phân bổ chưa đúng mạch, tiền chưa vào đúng chỗ cần, nên mạch tăng trưởng chưa được khơi thông. Mặc dù cơ chế đã rất đầy đủ, khoa học, nhưng đi vào thực tiễn đã có những bất cập. Đây là một trong những lý do giải thích việc vì sao chúng ta đã rất nỗ lực, quyết liệt mà chưa tìm ra lời giải cho tăng trưởng.
PV: Xin cảm ơn bà!
Hoàng Yến (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·PM meets with Chinese top leader on sidelines of BRICS+ Summit
- ·PM hopes for stronger Việt Nam
- ·PM Chính, UAE minister discuss cooperation prospects in industry and advanced technologies
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Việt Nam to continue backing cooperation of ASEAN veterans’ businesses: Vice State President
- ·ASEAN pledges to work with countries towards a nuclear weapon
- ·Việt Nam sees US as strategically important partner: Deputy PM
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·Prime Minister receives President, CEO of Saudi Aramco
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·PM’s attendance at expanded BRICS Summit promotes solidarity for handling common challenges
- ·Việt Nam sends sympathy to Philippines over typhoon consequences
- ·Prime Minister leaves Hà Nội for visits to three Middle East countries
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·Việt Nam comments on upcoming US Presidential election
- ·Việt Nam, Venezuela pledge to deepen bilateral cooperation in various fields
- ·PM’s attendance at expanded BRICS Summit promotes solidarity for handling common challenges
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Prime Minister Phạm Minh Chính meets Belarus President Aleksander Lukashenko