【ka bd hom nay】WCO và GS1 phối hợp triển khai các chuẩn mực thương mại quốc tế
Hiện GS1 có hơn 2 triệu khách hàng là các công ty sử dụng dịch vụ và các chuẩn mực của GS1,àGSphốihợptriểnkhaicácchuẩnmựcthươngmạiquốctếka bd hom nay với hơn 6 triệu giao dịch mỗi ngày tại 150 quốc gia. GS1 có đại diện thành viên tại hơn 110 quốc gia và trụ sở chính đặt tại Brussels (Bỉ).
Các chuẩn mực này tạo thành một khuôn khổ để các sản phẩm, dịch vụ và thông tin liên quan di chuyển hiệu quả và an toàn hơn vì lợi ích của doanh nghiệp và đời sống của người dân mọi lúc, mọi nơi trên thế giới. Các chuẩn mực do GS1 xây dựng đang được hàng triệu khách hàng sử dụng trong hàng chục lĩnh vực từ bán lẻ, y tế, vận tải và hậu cần, hàng không, quốc phòng, công nghệ cao và hóa chất.
Năm 2007, WCO và GS1 ký Biên bản ghi nhớ công nhận các lợi ích thương mại đối với 2 tổ chức và hợp tác xây dựng các chuẩn mực tạo thuận lợi cho thương mại. Số nhận dạng của GS1 mang lại cho WCO cơ sở sử dụng các chuẩn mực toàn cầu để quản lý hàng hóa và tài sản, áp dụng dữ liệu thống nhất. Các chuẩn mực này góp phần cùng các nỗ lực của WCO trong cụ thể hóa mục tiêu đảm bảo an toàn cho dây chuyền thương mại quốc tế và tăng tính hiệu quả, khả năng dự báo trước của cơ quan Hải quan và quản lý biên giới khác.
Giá trị gia tăng mà các chuẩn mực GS1 đem lại chính là việc tạo ra các yếu tố nhận dạng duy nhất để giảm thiểu chi phí và nâng cao mức độ an toàn. Lợi ích sống còn đối với cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp trong thời điểm có nhiều khó khăn về tài chính, không chắc chắn về an toàn- an ninh thương mại, càng phụ thuộc nhiều hơn vào những khuôn khổ hoạt động dựa trên các chuẩn mực thống nhất. Chuẩn mực của GS1 bao gồm một loạt các chìa khóa nhận dạng- các hệ thống số đặc biệt- được sử dụng bởi hàng nghìn cơ sở chế tạo, sản xuất, bán lẻ, hậu cần và các loại hình khác trên thế giới.
Những chìa khóa này có nhiều mục đích như giúp xác định rõ các sản phẩm (Số Hàng hóa Thương mại Toàn cầu- GTIN), xác định vị trí (Số Vị trí Toàn cầu- GLN), giám sát hậu cần vận tải (Mã số thứ tự container vận tải- SSCC), quản lý các cơ sở hậu cần (Số nhận dạng chuyến hàng Toàn cầu- GSIN)… Tiền tố trong tên gọi của các chuẩn mực của GS1 được dành cho tên công ty sử dụng, cho phép người sử dụng có thể tạo nên mã cho bất kỳ khóa giải pháp nào tiếp theo. Khóa nhận dạng của GS1 dành cho những cơ sở vận tải trong dây chuyền thương mại, thường được sử dụng sau khi chế tạo hoặc trong quá trình đóng gói sản phẩm. Do đó, chúng có thể được coi là “hộ chiếu” của chuyến hàng, xác định một cơ sở vận tải trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm.
Thông tin trong khóa nhận dạng của GS1 có thể được mã hóa dưới dạng mã vạch hoặc Mã điện tử sản phẩm (EPC)-là mã số nhận dạng duy nhất được coi là thế hệ tiếp theo của mã vạch và được lưu trữ trên thẻ nhớ RFID (công nghệ nhận dạng tần số sóng vô tuyến). Dịch vụ thông tin EPC (EPCIS)- một trong những chuẩn mực của GS1, cho phép các bên liên quan có thể chia sẻ và xử lý thông tin tức thời về những sự kiện xảy ra trong dây chuyền thương mại. Dữ liệu EPCIS gồm một loạt “các sự kiện”, trong đó mỗi sự kiện có 4 phần là: Cái gì (chủ thể được xác định); Tại đâu (vị trí); Khi nào (thời gian và ngày tháng của sự kiện); và Tại sao (bối cảnh của sự kiện).
Trong những năm cuối thập niên 90 của Thế kỷ 20, WCO đưa ra khái niệm Số tham chiếu duy nhất (UCR). Ý tưởng nhằm đưa ra một mã số giám sát di chuyển của hàng hóa trong hoạt động thương mại quốc tế, bao gồm cả quá trình vận chuyển và phân tích đánh giá sau khi hành trình chấm dứt. Giống như một chiếc ghim điện tử được thiết kế riêng cho thương mại quốc tế, UCR có thể kết hợp thông tin- gồm những loại khác nhau, từ khi đặt lệnh giao hàng cho đến khi hàng hóa được giao cho người nhập khẩu.
Trong nhiều năm, cơ quan Hải quan và các ngành công nghiệp đã thảo luận về khả năng phát triển UCR để kết nối thông tin về hàng hóa với lệnh mua hàng. Từ năm 2005, một dự án thử nghiệm kéo dài 2 năm về sử dụng mã số SSCC GS1 làm mã số nhận dạng duy nhất đối với hoạt động mua bán rượu vang giữa Australia và Anh đã được triển khai. Thành công của dự án đã củng cố thêm khả năng sử dụng mã số SSCC cho mục đích quản lý hải quan như là một UCR giám sát và kiểm tra hàng hóa. Đây là sáng kiến phối hợp đầu tiên nhằm giải quyết các vướng mắc trong hoạt động thương mại giữa GS1, Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.
GS1 và WCO đang khuyến khích các cơ quan Hải quan thiết lập quan hệ với các thành viên của GS1 trong khu vực mình để tìm ra cách thức sử dụng các chuẩn mực sẵn có nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hải quan./.
Ngọc Lợi
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5
- ·Gia nhập AEC, Việt Nam cần vượt qua nhiều khó khăn, thách thức
- ·TP. Hồ Chí Minh ‘hút’ du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
- ·Việt Hương không chân dài, gợi cảm như Hoa hậu, tại sao ông xã vẫn yêu?
- ·Đề nghị bỏ xét nghiệm COVID
- ·Đồng Nai: Chợ đầu mối nông sản, thực phẩm Dầu Giây chuẩn bị hoạt động
- ·NSND Việt Anh: 'Tôi luôn tạo cơ hội cho các bạn trẻ có đam mê nghề'
- ·Mitsubishi Việt Nam thực hiện chiến dịch triệu hồi 2.500 xe Pajero
- ·Hà Nội thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ
- ·“TPP có hiệu lực, cả Việt Nam và Australia sẽ được hưởng lợi”
- ·Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước
- ·Phương Oanh: 'Uy tín, danh dự của tôi đang bị ảnh hưởng'
- ·Người đẹp Lương Ân làm nhân viên phục vụ, khóc vì bị gọi là ‘gái bao’
- ·Bộ VH yêu cầu các Sở kiểm tra phòng chống cháy nổ tại quán karaoke, vũ trường
- ·Bộ GTVT chỉ ra những tồn tại của đường sắt Cát Linh – Hà Đông
- ·Trấn Thành tiết lộ hẹn hò Hari Won: 'Ăn bất chấp sĩ diện, mất luôn nhân cách'
- ·Thanh Bùi giúp Bích Ngọc Idol tái xuất sau 7 năm
- ·Ngọc Huyền 'Thương ngày nắng về' gây bất ngờ tại Ơn giời cậu đây rồi
- ·Thủ tướng yêu cầu làm nhanh gói hỗ trợ vì 'cuộc sống người dân không thể chờ đợi hơn'
- ·Tham gia TPP, Việt Nam khai thác tối đa mặt hàng chủ lực