【tylekeo bd 88】Gạo Việt bị gạo Thái Lan, Ấn Độ lấn lướt tại thị trường Algeria
Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria: Trước đây, gạo là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại Algeria, thường chiếm trên 50% lượng gạo nhập khẩu của nước này. Tuy nhiên từ năm 2014, xuất khẩu gạo sang Algeria đã giảm sút.
Năm 2017, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Algeria đạt 43.575 tấn, kim ngạch 17,32 triệu USD. Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này đạt 10.575 tấn, kim ngạch 4,72 triệu USD.
Nguyên nhân của việc giảm nhập khẩu là do các nước xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Tadjikistan đẩy mạnh xuất khẩu gạo giá rẻ sang thị trường này. Mặt khác, Chính phủ Algeria ban hành chính sách siết chặt nhập khẩu trước việc nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ giảm mạnh, thâm hụt thương mại tăng.
Dù vậy, Thương vụ Việt Nam tại Algeria đánh giá: Thị trường này vẫn còn triển vọng cho gạo do người dân Algeria đã quen với việc sử dụng gạo của Việt Nam. Mặt khác, lượng người lao động châu Á tại Algeria ngày càng đông, riêng số lao động của Việt Nam làm việc cho các nhà thầu Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và Algeria đã lên tới hơn 5.000 người. Điều này sẽ góp phần làm tăng cầu về gạo tại thị trường này.
Thương vụ Việt Nam tại Algeria thông tin thêm: Algeria không sản xuất lúa gạo nên mặt hàng này gần như được nhập khẩu 100%. Số lượng gạo nhập khẩu của Algeria khoảng 100.000 tấn/năm, chiếm trên 1% trong cơ cấu tiêu dùng lương thực của nước này. Trong tổng số gạo nhập khẩu của Algeria, gạo đồ chiếm tỷ trọng 25%. Các nước cung cấp gạo lớn nhất cho Algeria gồm Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Tadjikistan, Uruguay.
Về chính sách nhập khẩu, gạo được nhập vào Algeria một cách tự do. Tuy nhiên, do chưa phải là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ưu đãi thuế hải quan và thuế Giá trị gia tăng (VAT) ở mức thấp trừ đối với các nước có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với quốc gia Bắc Phi này.
Một số quy định về gạo nhập khẩu vào Algeria như sau: Về chất lượng phải là loại gạo có 5% tấm trở xuống; bao bì phải kẻ mác bằng chữ Ả-rập và song song một ngôn ngữ khác mà người tiêu dùng có thể hiểu (thường là tiếng Pháp hoặc tiếng Anh).
Phương thức thanh toán gạo nhập khẩu: Algeria quy định các doanh nghiệp nhập khẩu áp dụng một trong 2 phương thức thanh toán là nhờ thu (D/P) và L/C.
Việc nhập khẩu gạo do các thương nhân tự do tiến hành, nhà nước chỉ quản lý bằng thuế. Phần lớn gạo được nhập vào Algeria thông qua trung gian tại châu Âu và một số nước Trung Đông. Theo ý kiến các nhà nhập khẩu, việc nhập khẩu qua trung gian đảm bảo ổn định giá và nguồn hàng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- ·Giúp trẻ khuyết tật được học nghề
- ·Nhiều nỗ lực trong phòng chống HIV/AIDS
- ·Trốn đóng, gian lận bảo hiểm sẽ bị xử lý ra sao ?
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”: Trao 2 giải nhất
- ·Thành phố Vị Thanh: 50 giáo viên tham dự hội thi giáo viên mầm non dạy giỏi
- ·Huyện Long Mỹ: 600 người được khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí
- ·37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- ·Nhiều bang của Mỹ đang trong tình trạng thiếu các bộ xét nghiệm
- ·Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- ·Ráo riết chuẩn bị cho năm học mới
- ·Gỡ khó cho giáo dục
- ·Thị xã Long Mỹ: 220 học sinh được tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Các cơ quan, đơn vị cùng phòng, chống Covid
- ·Cuộc đua sản xuất bộ kit test nhanh Covid
- ·Hai bệnh nhân đầu tiên nhiễm Covid
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Một số bài thuốc hay từ hà thủ ô đỏ