【bóng đá trực tiếp hôm nay xôi lạc】Lời cam kết của Thủ tướng và cơ hội 'ăn nên làm ra' của doanh nghiệp nước ngoài
Đó là lời kêu gọi nhưng cũng chính là cam kết của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam với các doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản tại các cuộc gặp gỡ tiếp xúc trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ 22 - 25/11.
Tại hội nghị Hợp tác địa phương Việt Nam - Nhật Bản diễn ra ở tỉnh Tochigi,ờicamkếtcủaThủtướngvàcơhộiănnênlàmracủadoanhnghiệpnướcngoàbóng đá trực tiếp hôm nay xôi lạc Nhật Bản vào chiều 23/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắn nhủ đến các doanh nghiệp Nhật Bản có thể yên tâm đầu tư lâu dài và có tính chiến lược vào Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc |
Lý do để thuyết phục các doanh nghiệp nước ngoài được Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam có nền chính trị ổn định, đang tích cực thực hiện các đột phá chiến lược, từng bước hoàn thiện và ổn định thể chế, thủ tục hành chính đang được đơn giản hóa để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.
Quan điểm nhất quán của Việt Nam là điều hành kinh tế, tạo môi trường vĩ mô ổn định để nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư và đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Khi tiếp các doanh nghiệp hàng đầu tại Nhật Bản, Thủ tướng cũng nhắn nhủ, nếu các nhà đầu tư gặp khó khăn, vướng mắc có thể trực tiếp liên hệ với các Bộ trưởng để xem xét giải quyết. Vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó phải giải quyết, nếu không giải quyết được thì các ngài trực tiếp gửi thư đích danh cho Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng luôn sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp.
Không chỉ đưa ra lời cam kết suông, Thủ tướng còn chỉ rõ cơ hội để các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam “ăn nên làm ra”.
Như lời Thủ tướng khẳng định, khó khăn và thách thức đan xen nhưng thời cơ luôn lớn hơn, và thực tế các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam dù có khó khăn vẫn phát triển, hiệu quả. Thậm chí, Thủ tướng không ngại ngần mời các doanh nghiệp Nhật Bản có thể đến Việt Nam để chứng kiến những gì ông nói.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang thực hiện chính sách phục hồi và phát triển kinh tế trong và sau đại dịch Covid-19. Vì vậy, Việt Nam kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút nguồn vốn tài chính, vốn đầu tư, vốn ODA với gói đủ lớn, ưu đãi, linh hoạt, thủ tục đơn giản nhất có thể, phù hợp trong điều kiện bối cảnh cần nhanh chóng phục hồi kinh tế xã hội do đại dịch Covid-19.
Đây cũng là “cơ hội vàng” để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là với Nhật Bản đang là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 2, đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc coi trọng mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản, trong đó, quan trọng nhất là có niềm tin, sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau để cùng nhau vượt qua khó khăn với nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng một số Bộ trưởng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin |
Đáp lại sự cam kết mạnh mẽ của người đứng đầu Chính phủ, nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản không ngần ngại mà thông báo rõ về chiến lược tiếp tục mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới. Các nhà đầu tư khẳng định khi nghe Thủ tướng trao đổi, họ có thêm niềm tin và yên tâm hơn nữa trong quá trình đầu tư vào Việt Nam.
Cụ thể như Tập đoàn ENEOS quan tâm định hướng phát triển năng lượng tại Việt Nam và mong muốn tham gia quá trình giảm thải khí carbon. Tập đoàn Sojitz cũng quan tâm tới các dự án liên quan đến giải pháp giảm thiểu carbon tại Việt Nam.
Còn Tập đoàn AEON đang triển khai kế hoạch trung và dài hạn tại Việt Nam, coi Việt Nam là thị trường quan trọng không kém thị trường chính tại Nhật, dự kiến tăng gấp đôi các trung tâm thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới.
Không những vậy, AEON dự kiến niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam như thủy sản, hàng may mặc… sang Nhật Bản và quan tâm tới các hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam.
Tập đoàn Fast Retailing (sở hữu nhãn hiệu thời trang Uniqlo) cũng thông tin trong thời gian tới tiếp tục có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử…
Đây quả là những tín hiệu vui không chỉ cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới mà như Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng: “Sau chuyến thăm này, độ tin cậy chính trị giữa hai bên sẽ được nâng lên, mở ra chương mới của sự phát triển, nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản”.
Thu Hằng(Từ Tokyo, Nhật Bản)
Nhà đầu tư Nhật Bản gặp vướng mắc có thể gửi thư đích danh cho Thủ tướng
Người đứng đầu Chính phủ nói với các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản: “Vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó phải giải quyết, nếu không giải quyết được thì các ngài trực tiếp gửi thư đích danh cho Thủ tướng”.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bình quân một tháng hơn 12.000 doanh nghiệp rút lui khỏi nền kinh tế
- ·Ngoại trưởng Nhật Bản đánh giá cao những đóng góp của ASEAN
- ·Kinh tế khu vực Eurozone tăng trưởng mạnh nhất trong 10 năm
- ·Gần 80 người thiệt mạng, 60 người bị thương trong vụ lật xe tải
- ·Gia hạn thời gian điều tra chống bán phá giá ống đồng đúc của Việt Nam
- ·Những lo ngại của Tổng thống Nga Putin về chính sách của Mỹ
- ·Hai xe tải đầy bom lao vào nhà thờ ở Iraq, hàng chục người thương vong
- ·Tổng thống Mỹ cáo buộc Iran không tuân thủ thỏa thuận hạt nhân
- ·Quy hoạch điện VIII chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- ·Vòng hòa đàm thứ 7 về Syria bắt đầu tại Geneva với rất ít kỳ vọng
- ·Sửa đổi, bổ sung Nghị định 86/2012/NĐ
- ·Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất
- ·Tổng thống Philippines yêu cầu gia hạn thiết quân luật tại Mindanao
- ·ASEAN và 10 nước đối tác thông qua nhiều định hướng lớn cho hợp tác
- ·Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp dệt may mua/tiêm Vacxin Covid
- ·Các bộ trưởng quốc phòng NATO ra quyết định về cấu trúc chỉ huy
- ·Quân đội Australia tạm ngừng hoạt động trên không tại Syria
- ·Trung Quốc điều 4 tàu hải cảnh tiến vào lãnh hải của Nhật Bản
- ·Không được từ chối người bệnh dịp Tết Nguyên đán 2022
- ·Vụ Kim Jong