【truc tiep ti so bong da】Học trực tuyến
Dù không biết chữ nhưng anh Vũ Văn Hà vẫn “sốt ruột” chuyện học tập của các con và quan tâm theo sát nhắc nhở
Khó thêm khó
Nói chưa tròn chữ,ọctrựctuyếtruc tiep ti so bong da không rõ từng câu, gương mặt ngờ nghệch và không kiểm soát được cử chỉ, hành động là những đặc điểm của 4 học sinh khuyết tật lớp 4/3, điểm lẻ thôn 4, Trường tiểu học Đăng Hà, huyện Bù Đăng.
Nhà có 4 người con nhưng 2 người bị thiểu năng trí tuệ, khi phương án học trực tuyến được áp dụng, chị Phạm Thị Hằng ở thôn 3, xã Đăng Hà càng lo lắng và thương các con nhiều hơn. “Gia đình tôi khó khăn, nhờ người thân hỗ trợ mới xây được căn nhà ở kiên cố. Nợ nần còn nhiều nên gia đình không có khả năng mua máy tính, điện thoại, mạng 3G cho các con học trực tuyến. Thêm vào đó, 2 con đều bị thiểu năng trí tuệ nên học online các cháu rất khó tiếp thu” - chị Hằng buồn bã chia sẻ.
Còn anh Vũ Văn Hà ở thôn 4, xã Đăng Hà có 2 người con trai. Con trai đầu của anh đã 16 tuổi nhưng vẫn mang vẻ khờ khạo, chậm chạp. Không chịu được cảnh nghèo khó, vợ anh đã rời bỏ gia đình. Để có tiền trang trải cuộc sống, anh Hà đi làm công nhân tại tỉnh Bình Dương và gửi tiền nhờ ông bà chăm sóc các con. Dịch Covid-19 khiến anh mất việc làm phải trở về nhà. Được gần các con nhưng anh lại không đủ điều kiện lo cho con có phương tiện học tập. Anh Hà chia sẻ: Con trai đầu bị thiểu năng trí tuệ, học mãi chỉ ở lớp 4. Nhiều năm nay phải xin cho cháu học cùng lớp với em trai để có em hỗ trợ. Tuy nhiên năm nay học online, gia đình không có điều kiện để các con học tập, mà có trang bị đầy đủ cũng khó tiếp thu kiến thức và dễ dàng bị tụt lại phía sau.
Cũng là học sinh khuyết tật, nhưng em Nguyễn Hoàng Gia Nhi nhanh nhẹn hơn 3 bạn còn lại trong lớp. Tuy nhiên Gia Nhi thường xuyên nóng nảy, rất năng động nên việc học online là phương án không phù hợp với em. Chị Nông Thị Cươm ở thôn 3, xã Đăng Hà - mẹ của Gia Nhi cho biết: Gia đình tôi có điều kiện đầy đủ cho cháu học online, tuy nhiên cháu rất năng động, hay quên... nên rất khó khi học online.
Nỗ lực khắc phục
Phụ trách lớp học trong đó có 4 học sinh khuyết tật, làm sao để “gieo” những con chữ cho các em khiến cô Nguyễn Thị Phương Lan thực sự lo lắng. Bởi dạy học sinh khuyết tật, dù theo hình thức trực tiếp cũng rất khó khăn. Việc này đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp riêng, sự kiên nhẫn và lòng bao dung.
Cô Nguyễn Thị Phương Lan, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3 cho biết, phương pháp học trực tuyến với các em và phụ huynh là điều rất khó khăn. Các học sinh này thường không tập trung, muốn đạt hiệu quả khi học phải có phụ huynh quan sát, hỗ trợ thêm. Chính vì vậy, ngoài hình thức dạy trực tuyến, cô Lan còn soạn bài học, bài tập và giao đến tận nhà cho các em. Tuy nhiên, một số phụ huynh rất bận không “kèm” được các con, một số phụ huynh không biết chữ, đến lúc thu bài có em nộp, em không nên rất khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm.
Hiện trường đang tiếp nhận và rà soát hồ sơ của 4 học sinh khác thuộc diện học sinh khuyết tật, xem xét mức độ bệnh để có phương án bố trí lớp học cũng như hình thức giảng dạy phù hợp. Đối với giáo viên khi được phân công chủ nhiệm các lớp có học sinh khuyết tật, nhà trường luôn tạo điều kiện, bố trí số tiết giảng dạy phù hợp cho giáo viên và có chế độ hỗ trợ theo quy định. Đối với phụ huynh, nhà trường hướng dẫn thực hiện các thủ tục, hồ sơ cần thiết để được hỗ trợ. Dù số học sinh khuyết tật không nhiều nhưng trường quyết tâm tìm phương pháp học tập phù hợp, giúp các em có điều kiện, động lực để theo học. |
Thầy BÙI VĂN HÙNG, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Đăng Hà |
Năm học 2021-2022, Trường tiểu học Đăng Hà có 435 học sinh, trong đó có 4 học sinh khuyết tật. Mỗi em bị một dạng khuyết tật và mức độ khác nhau nên khả năng tiếp thu kiến thức không đồng đều. Do đó khi phân công giảng dạy, trường đã tìm giáo viên có tâm huyết, nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh...
Không bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa, nên được đến trường là nỗ lực rất lớn của chính bản thân các em, gia đình, thầy cô và nhà trường. Nhưng với thực tế hiện nay và khả năng tiếp thu, điều kiện kinh tế gia đình của mỗi em thì học trực tuyến lại là rào cản lớn đối với các em trong hành trình đến với con chữ. Nếu dịch Covid-19 kéo dài, học trực tuyến trở thành xu thế mới trong thời gian tới, đối với học sinh khuyết tật vùng sâu, vùng xa để theo trường, bám lớp là điều không dễ.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tận dụng dư địa thị trường, tăng cường xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc
- ·Môi trường kinh doanh đã thực sự “sáng”?
- ·Bé 10 tuổi hôn mê sau mổ ruột thừa nhưng chưa rõ nguyên nhân
- ·TP.HCM: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây
- ·Giá xăng được giữ ổn định, giá dầu tăng nhẹ
- ·Bộ Y tế: ‘Không có chuyện dư thừa vắc xin Covid
- ·TP.HCM: 4 ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng khả quan
- ·Hết tháng 10/2018: Kim ngạch hàng hóa XNK sắp chạm 400 tỷ USD
- ·Những vấn đề nổi cộm mùa lễ hội năm 2018 sẽ được giải quyết triệt để
- ·Để giảm cân và giảm mỡ bụng thời điểm tập luyện nào thích hợp?
- ·Tận mắt thấy cá voi hình dạng kỳ quái dài 70m tại Peru
- ·Thị trường bán lẻ hẹp hay rộng?
- ·FDI 2018: Lên tầm cao mới
- ·Giá các mặt hàng thiết yếu có xu hướng giảm trong tháng 11
- ·Phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, hướng tới xuất khẩu
- ·CPI 2018 tăng 3,54%, Việt Nam thành công trong kiểm soát lạm phát
- ·Độc quyền ở Việt Nam: ‘Thước ngắm phẫu thuật’ in 3D giúp thay khớp gối chính xác
- ·Mắc dị tật sinh dục hiếm gặp, cô bé 11 tuổi được tạo 'đường hầm' trong âm đạo
- ·Chính phủ lưu ý người dân thận trọng khi giao dịch tiền ảo
- ·Xuất khẩu cá tra sang ASEAN tăng hơn 43%