【xem bóng đá trực tuyến.】Tuổi nghỉ hưu thay đổi thế nào từ 2025?
Tuổi nghỉ hưu thay đổi thế nào từ 2025?ổinghỉhưuthayđổithếnàotừxem bóng đá trực tuyến.
Tùng Nguyên(Dân trí) - Theo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, năm 2025, tuổi nghỉ hưu của lao động nam trong điều kiện làm việc bình thường là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ là 56 tuổi 8 tháng.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019.
Theo đó, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình.
Trước năm 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi, lao động nữ là 55 tuổi. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.
Sau năm 2021, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ. Lộ trình tăng tuổi hưu kéo dài cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Như vậy, theo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu trên, tuổi nghỉ hưu trong năm 2025 của lao động nam trong điều kiện làm việc bình thường là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ là 56 tuổi 8 tháng.
Cụ thể lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu như sau:
Trong một số trường hợp, tuổi nghỉ hưu của người lao động có thể thấp hơn tuổi nghỉ hưu quy định trên.
Theo Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu, người lao động thuộc 4 trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định.
Thứ nhất, người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Thứ hai, người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thứ ba, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Thứ tư, người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021) từ đủ 15 năm trở lên.
Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động trong các trường hợp trên được thực hiện theo bảng dưới đây:
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp dệt may mua/tiêm Vacxin Covid
- ·Chi phí 10 tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội lên tới hơn 40 tỷ USD
- ·Hiểu quy tắc 'cá sấu', bạn sẽ khôn ngoan hơn sau mỗi lần thất bại
- ·Bạc Liêu: Triển khai các biện pháp ứng phó với triều cường, mưa kéo dài
- ·Phải khắc phục tình trạng 'cắt giấy phép mẹ, đẻ giấy phép con'
- ·Rà soát tổng thể việc hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp
- ·Nắng nóng kỷ lục tại Hà Nội kéo dài đến bao giờ?
- ·Trường hợp không được miễn giảm thuế TNCN
- ·Vụ hai phóng viên bị hành hung: UBND TP Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam yêu cầu làm rõ
- ·Họp lớp mẫu giáo sau 22 năm, bạn bè mừng tủi nhắc lại chuyện xưa, trò nghịch dại
- ·Triển khai quyết liệt các giải pháp giúp hoạt động xuất nhập khẩu vượt khó
- ·Rộn rã Tết cổ truyền Việt Nam tại đường hoa lớn nhất phía Tây Hà Nội
- ·Hướng dẫn phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước
- ·Khách đổ xô đến quán cà phê, chi hơn 300 nghìn để ôm lợn cưng 30 phút
- ·Lịch thi đấu World Cup 2018 hôm nay (16/6): Bồ Đào Nha đối đầu Tây Ban Nga
- ·Tuyên truyền về dự án TABMIS tại TP.HCM
- ·Hà Nội không cắt điện trong thời gian kỳ thi THPT quốc gia
- ·Bão số 3 khiến 2.253 người thương vong, thiệt hại 40 nghìn tỷ đồng
- ·Dự kiến cấm quảng cáo rượu bia, nhất là mạng xã hội
- ·Nhận diện thịt gà trong tủ lạnh còn ăn được hay không