【ket qua dinamo kiev】Nông dân vào vụ mới
(CMO) Sau khi kết thúc những ngày vui xuân đón tết, bà con nông dân trong tỉnh tất bật ra đồng bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa với hy vọng năm mới nhiều thắng lợi.
Nổi tiếng với việc đưa màu xuống ruộng, đây là thời điểm bà con nông dân xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời dốc sức chăm sóc bí rợ để mong có vụ mùa bội thu sau tết. Nhà thì bón gốc bí, chỗ thì tưới nước, nhổ cỏ. Khung cảnh ngày ra đồng đầu năm rộn rã tiếng nói cười, thăm hỏi, chúc nhau một năm gặt hái nhiều thành công.
Gia đình ông Nhàn hy vọng vào mùa bí rợ bội thu. |
Ông Nguyễn Văn Nhàn, Ấp 5, xã Trần Hợi, tâm sự: “Người nông dân nào cũng lo chuyện giá cả, mùa màng, thời tiết... Năm qua, gia đình tôi thay đổi cách sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nhờ đó mà năng suất cao hơn. Tuy có vất vả nhưng có nguồn thu nhập khá nên rất phấn khởi”.
Với 5 ha đất nông nghiệp, nhận thấy việc làm lúa không hiệu quả, gia đình ông Nhàn đã chuyển hoàn toàn diện tích này sang trồng cây ăn trái, trồng rẫy, nuôi cá. Mô hình khép kín, đa dạng cây trồng, vật nuôi đã góp phần cải thiện thu nhập đáng kể cho gia đình.
Gia đình ông Bùi Văn Nhiệm, ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi thì chọn cây tràm làm cây trồng chủ lực. Trên diện tích hơn 5 ha đất, ông dành 2,5 ha để trồng tràm, diện tích còn lại nuôi cá, trồng bông súng, trồng chuối và hoa màu. Ông Nhiệm trần tình: “Đất ở đây trũng, phèn nhiều nên chỉ phù hợp trồng tràm và chuối. Chúng tôi thu hoạch các loại cây ngắn ngày để lấy đó làm sinh kế cho gia đình trong khi chờ đến kỳ thu hoạch cây tràm. Tết thì chỉ nghỉ 2 ngày 30, mùng 1 thôi, mùng 2 bắt đầu ra đồng nhổ bông súng, cắt lá chuối tươi. Vất vả quanh năm, nhưng đổi lại chúng tôi được sinh sống, sản xuất trên mảnh đất của mình nên ai cũng vui”.
Ngày ra đồng đầu năm mới của nông dân Trần Hợi với nhiều hy vọng. |
Theo kinh nghiệm hơn 10 năm qua, vụ cuối năm gia đình ông Nhiệm thường trồng rẫy với các loại như bầu, mướp, khổ qua để thu hoạch sau tết. Khi bắt đầu sang năm mới, gia đình ông thu hoạch vụ cuối cùng, sau đó làm giàn, xới đất, xuống giống cho vụ màu đầu năm. Mỗi năm công việc sản xuất của gia đình ông cứ xoay vòng. Thu nhập từ nông sản tuy còn bấp bênh do giá cả nhưng ông Nhiệm cùng gia đình vẫn kiên trì sản xuất, phát triển kinh tế.
Trên những cánh đồng lúa, khi thu hoạch tới đâu thì dây bí rợ, cây đậu xanh… thi nhau phát triển đến đó. Đây là cách tính toán rất hay của người nông dân để có thể tạo nguồn thu nhập trên cùng diện tích đất. Và mỗi năm đi qua, nông lại có được nhiều kinh nghiệm hơn trong sản xuất, từ đó năng suất, sản lượng cũng ngày một tăng, nguồn thu nhập mang về cũng khá hơn, giúp cuộc sống ngày càng được cải thiện./.
Hằng My
(责任编辑:World Cup)
- ·Các container hồ tiêu của doanh nghiệp Việt Nam mắc kẹt tại Nepal đã được giải cứu thành công
- ·Chốt ngày Bundesliga trở lại sau khủng hoảng dịch bệnh COVID
- ·Đà Nẵng cấp mới 101 dự án FDI, tổng vốn đầu tư hơn 416 triệu USD
- ·Thứ trưởng Vũ Đại Thắng dự đối thoại kinh tế cấp cao Việt
- ·Tạp chí Kinh tế Môi trường bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt
- ·Điều chỉnh Dự án metro số 2 Nam Thăng Long
- ·BOT cao tốc Bắc Giang
- ·Không để hao lực đẩy FDI cho nền kinh tế
- ·Hà Nội đã lập 14 khu cách ly tập trung để đón công dân trở về từ các vùng dịch Covid
- ·Hà Tĩnh đề xuất mở rộng quốc lộ lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
- ·Thúc đẩy hợp tác về nông nghiệp, công nghệ 4.0 giữa Việt Nam và Romania
- ·Cơ sở đánh giá năng lực của nhà thầu liên danh
- ·Lo ngại dịch COVID
- ·Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị
- ·Đội bóng 13 người mắc kẹt ở hang Tham Luang: Xuất hiện một lối thoát mới?
- ·Bóng đá Việt Nam tiếp tục thăng 3 bậc trên bảng xếp hạng FIFA
- ·Gỡ vướng thủ tục đất đai trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất
- ·Được điều chỉnh hợp đồng trọn gói trong trường hợp nào?
- ·Chủ nhà trọ thu tiền điện giá cao: Bộ Công Thương chỉ đạo nóng
- ·HLV Park hang