【đá bóng vn hôm nay】Vỏ bọc hoàn hảo của bà chủ công ty 'ma' buôn bán hoá đơn, thu lợi bất chính gần 100 tỷ đồng
Thời gian gần đây,ỏbọchoànhảocủabàchủcôngtymabuônbánhoáđơnthulợibấtchínhgầntỷđồđá bóng vn hôm nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang xuất hiện một số cá nhân, tổ chức mua, bán trái phép hóa đơn GTGT gây ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước. Qua điều tra, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang đã phát hiện tất cả các hóa đơn GTGT trên đều được các tổ chức, cá nhân mua của đối tượng Nguyễn Thị Ngọc (SN 1989, trú tại xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) để sử dụng kê khai, khấu trừ thuế, hạch toán vào chi phí doanh nghiệp, gây thất thu tiền thuế của Nhà nước với số tiền lớn.
Quá trình điều tra ban đầu xác định, Nguyễn Thị Ngọc đã ghi trên 100 hóa đơn khống không hàng hóa cho khoảng 60 doanh nghiệp trên khắp các địa bàn tỉnh Bắc Giang và 1 số tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Phòng với tổng giá trị gần 100 tỷ đồng.
Khám xét, lực lượng chức năng thu giữ nhiều tờ hóa đơn đã ghi nội dung, máy tính xách tay và các tài liệu liên quan đến hoạt động tổ chức bán trái phép hóa đơn.
Qua điều tra Công an tỉnh Bắc Giang phát hiện mỗi lần tiến hành giao dịch, Ngọc đều cẩn thận lựa chọn người đi giao dịch, thay đổi thường xuyên địa điểm giao nhận dẫn đến việc điều tra, thu thập chứng cứ của cơ quan công an gặp rất nhiều khó khăn.
Đối tượng Nguyễn Thị Ngọc tại cơ quan điều tra.
Quá trình đấu tranh, lực lượng chức năng cũng làm rõ Nguyễn Thị Ngọc đã đứng sau thành lập Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trường Thanh, đặt trụ sở tại xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang. Tuy nhiên, công ty mà Ngọc thành lập không hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ như đã đăng kí mà thực chất chỉ là 1 công ty “ma” để Ngọc thực hiện việc mua bán bất hợp pháp hóa đơn GTGT.
Để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng, hàng tháng, các công ty “ma” của Ngọc đều làm và nộp đầy đủ báo cáo thuế thể hiện công ty đó có kinh doanh thu đầu vào, đầu ra như doanh nghiệp kinh doanh thật.
Sau một thời gian tập trung bán cho các “khách hàng” tại tỉnh Bắc Giang, Ngọc tiếp tục móc nối, bán hóa đơn cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Lạng Sơn, TP.Hải Phòng… để kiếm thêm lợi nhuận. Vốn là người tinh quái, Ngọc thường là người trực tiếp thỏa thuận, thương lượng cũng như giao dịch với khách hàng.
Khi buộc phải qua môi giới bởi 1 đối tượng khác, Ngọc cũng tỏ ra cẩn trọng khi cho tìm hiểu kĩ lưỡng về công ty, cá nhân đó sau đó mới viết và xuất hóa đơn cho khách. Bản thân Ngọc cho rằng, đối với việc buôn bán trái phép hóa đơn GTGT, nếu không cẩn thận rất dễ bị cơ quan chức năng phát hiện hoặc bị chính khách hàng đặt mua lừa đảo. Đối với hóa đơn trị giá từ 20 triệu đồng trở lên, Ngọc đều từ chối giao dịch trực tiếp và đề nghị khách phải chuyển khoản qua ngân hàng, sau đó đối tượng đi rút tiền rồi mới tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.
Cơ quan chức năng thu giữ tang vật liên quan.
Để che giấu hành vi vi phạm pháp luật của mình, đối tượng thường xuyên thay đổi người giao dịch tại các ngân hàng cũng như vận chuyển hoá đơn, địa điểm giao nhận. Dù có rất nhiều khách hàng quen thuộc nhưng Ngọc ít khi lặp lại người vận chuyển hóa đơn cũng như địa điểm giao nhận. Mỗi lần giao dịch, Ngọc đều lên kế hoạch cẩn thận đề phòng rủi ro. Với các thủ đoạn trên, mỗi hóa đơn, đối tượng được trích 5% giá trị và đến nay đã thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.
“Nhận thấy nhu cầu mua hóa đơn để hợp thức hóa đầu vào của các doanh nghiệp rất cao nên tôi đã lập công ty “ma” là công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trường Thanh để lấy hóa đơn bán kiếm tiền phần trăm. Trước khi quyết định thành lập công ty, tôi đã biết như vậy là vi phạm pháp luật song do thấy công việc này quá dễ dàng, không mất thời gian mà vẫn kiếm được nhiều tiền nên “nhắm mắt làm liều”, Ngọc khai nhận tại cơ quan điều tra.
Chia sẻ với PV, Thiếu tá Nguyễn Tiến Hưng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, hầu hết các đối tượng khi buôn bán trái phép hóa đơn GTGT đều lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách trong việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh sau đó đứng tên thành lập doanh nghiệp “ma”. Các doanh nghiệp này không hoạt động mà chỉ mua, bán hóa đơn nhằm thu lợi bất chính. Để che mắt cơ quan chức năng, các đối tượng thường dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để chứng tỏ công ty vẫn đang hoạt động, kinh doanh, buôn bán có hiệu quả.
“Việc buôn bán trái phép hóa đơn GTGT là hành vi tiếp tay cho trốn thuế và chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Các đối tượng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa đầu vào mục đích để được khấu trừ thuế”, Thiếu tá Hưng nhấn mạnh.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án, làm rõ hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Huệ
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Bình Thuận năm 2018 nhanh và chính xác nhất
- ·Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp cho Somalia
- ·Chuyện chưa kể sau những giọt nước mắt của xạ thủ Trịnh Thu Vinh
- ·Tây Ban Nha
- ·Tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Hòa Bình năm 2018 nhanh và chính xác nhất
- ·Điều 'mê hoặc' các VĐV trong Làng Olympic Paris 2024
- ·Hội đồng Bảo an LHQ ra tuyên bố về vụ rơi máy bay MH17
- ·Olympic 2024: Kỳ Thế vận hội xóa nhòa những giới hạn
- ·Nữ thông dịch viên luôn xuất hiện bên cạnh ông Trump trong phòng họp Mỹ
- ·Olympic 2024: Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương
- ·Tương lai, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam
- ·Chuyện về những tình nguyện viên ở Olympic Paris 2024
- ·Hải quan EU phát hiện trên 70.000 mặt hàng giả
- ·Quần áo đã qua sử dụng dưới vỏ bọc nguyên liệu hàng gia công
- ·VAMC siết nợ 8 lô đất trị giá hơn 2.400 tỷ đồng của Công ty cổ phần Hoàn Cầu tại Sacombank
- ·Nga kêu gọi sớm đàm phán về quy chế cho Đông Nam Ukraine
- ·Lầu Năm Góc đã sẵn sàng không kích IS trong lãnh thổ Syria
- ·Olympic 2024: Trung Quốc giữ ngôi đầu bảng tổng sắp huy chương
- ·Môi trường kinh doanh tăng 30 bậc, thu hẹp khoảng cách với trung bình ASEAN 4
- ·1.360 bộ sản phẩm dệt may vi phạm sở hữu trí tuệ