【ketquabongda demqua rang sang nay】Tin mới nhất máy bay MH370 Malaysia mất tích: Trung Quốc giấu
Tàu lặn biển sâu Giao Long của Trung Quốc - Ảnh: AFP
Vào tháng 6.2012,ớinhấtmáybayMHMalaysiamấttíchTrungQuốcgiấketquabongda demqua rang sang nay Trung Quốc tuyên bố đã đạt được một thành tựu khoa học lớn, đó là chế tạo thành công Giao Long, chiếc tàu lặn biển sâu có người lái đầu tiên của nước này, được cho là có khả năng lặn sâu đến hơn 7 km dưới vực Mariana ở Thái Bình Dương, theo tờ Los Angeles Times (Mỹ).
Truyền thông nhà nước Trung Quốc lúc đó nhận định thành tựu này giúp Trung Quốc được xếp vào hàng ngũ các quốc gia có năng lực lặn biển sâu hàng đầu trên thế giới, ngang hàng với các nước như Mỹ, Nhật Bản và Pháp.
Được trang bị thiết bị định vị hiện đại và 2 cánh tay cơ khí có khả năng nâng vật nặng đến gần 100 kg, Giao Long rõ ràng là loại phương tiện hữu dụng cho việc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích.
Hiện các điều tra viên cho rằng nhiều khả năng chiếc Boeing 777 chở theo 239 người đang nằm ở độ sâu khoảng 4,5 km dưới đáy vùng biển phía nam Ấn Độ Dương. Trong số hành khách trên máy bay có 153 người Trung Quốc.
Tuy nhiên, dù đã triển khai nhiều phương tiện tối tân tham gia tìm kiếm, chẳng hạn như vệ tinh, tàu hải quân và máy bay, nhưng Bắc Kinh lại không gửi Giao Long đến Ấn Độ Dương và hiện tàu ngầm không người lái Blin-21 chịu trách nhiệm chính trong hoạt động tìm MH370 dưới mặt nước.
“Chúng tôi thấy bức xúc vì chúng tôi có thiết bị hiện đại như vầy (Giao Long), nhưng nó lại không được sử dụng cho nhiệm vụ quan trọng này”, Los Angeles Times dẫn lời ông Thôi Duy Thành, chuyên gia Trung Quốc từng tham gia thiết kế Giao Long và từng điều khiển tàu lặn này nhiều lần, ta thán.
Nhưng sau đó, ông này thừa nhận có thể các quan chức Trung Quốc không đưa Giao Long đến khu vực tìm kiếm máy bay MH370 vì chiếc Tương Dương Hồng Số 9, tàu chở tàu lặn Giao Long, được đóng hồi năm 1978, đã từng gặp phải những sự cố về động cơ nên không đáng tin cậy.
“Trong sứ mệnh cuối cùng của nó, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9.2013, Tương Dương Hồng Số 9 đã bị chết máy nhiều lần. Nó cần được sửa chữa nhiều… Tôi cho rằng đây là lý do vì sao chính phủ Trung Quốc do dự gửi tàu đến Ấn Độ Dương”, ông Thôi nói.
Los Angeles Times (Mỹ) bình luận rằng khi cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 bước sang ngày thứ 40, chính tàu thuyền và thiết bị của Mỹ, Úc và Anh là những phương tiện phát hiện ra các manh mối hứa hẹn nhất, theo đánh giá của các nhà điều tra.
“Không thể phủ nhận rằng Mỹ sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến hơn trong lĩnh vực này (hoạt động tìm kiếm). Hệ thống vệ tinh của họ tốt hơn (của chúng tôi) rất nhiều vì chúng có khả năng phân tích dữ liệu phức tạp. Đó là những điều mà chúng tôi cần phải học hỏi người Mỹ”, ông Từ Quang Dụ, một quan chức quân đội về hưu của Trung Quốc hiện đang là cố vấn cho Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí và Giải trừ Quân bị Trung Quốc, thừa nhận.
Hồi tuần trước, tờ Trung Hoa Nhật báo đã đăng tải trên trang nhất bài bình luận mang tựa đề “Hạn chế công nghệ bị phơi bày trong sứ mạng tìm kiếm - Các chuyên gia nói cần tăng cường phát triển thiết bị hàng hải tiên tiến của quốc gia”.
Tàu Giao Long trong một lần lặn thử nghiệm - Ảnh: CRI
Trước đó vài ngày, Bắc Kinh cũng khiến đội tìm kiếm quốc tế bất ngờ khi đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV thông báo tàu cứu hộ Hải Tuần 01 đã bắt được tín hiệu từ hộp đen máy bay MH370.
Tuy nhiên, nhiều nghi vấn nhanh chóng nổi lên sau khi có các bức ảnh cho thấy lực lượng tìm kiếm Trung Quốc cầm một thiết bị cầm tay giá khoảng 16.000 USD, sản xuất ở Mỹ, đứng bên hông tàu Hải Tuần, rồi huơ qua huơ lại để tìm MH370, theo Los Angeles Times.
Tướng Angus Houston, người đứng đầu cơ quan điều phối hoạt động tìm kiếm máy bay Malaysia của Úc (JACC), trong tuần này đã lên tiếng tuyên bố dữ liệu về tín hiệu điện tử do Trung Quốc phát hiện “đã được phân tích và không được tính như tín hiệu nghi của hộp đen máy bay”.
Ông Houston cũng nói thêm rằng các nhà điều tra đang dựa vào 4 tín hiệu do thiết bị định vị thủy âm Towed Pinger Locator của Mỹ phát hiện ra như một đầu mối đáng tin cậy để tìm máy bay mất tích.
Trong khi có nhiều tin đồn đoán hồi tuần trước rằng Trung Quốc có thể sẽ triển khai Giao Long, thì nhà chức trách nước này đã cho đăng 1 thông báo trên trang mạng xã hội Sina Weibo, xin lỗi cư dân mạng trong nước vì đã không cập nhật thường xuyên thông tin trên tài khoản, theo Los Angeles Times.
Giới chức Trung Quốc biện hộ trên Sina Weibo rằng họ thiếu nhân sự cập nhật tin mới.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng Trung Quốc đón nhận lời xin lỗi với thái độ giận dữ và thất vọng.
“Thực tình là chúng tôi đâu quan tâm rằng các người có cập nhật tin tức hay không. Chúng tôi chỉ muốn biết rằng tàu lặn Giao Long có xuất hiện ở vùng biển phía tây nam Úc hay không mà thôi”, một cư dân mạng Trung Quốc bức xúc nói.
“Chúng tôi cần một con rồng có thể lặn dưới biển, chứ không phải một con sâu chỉ biết giả vờ”, một cư dân mạng khác nói.
Chân dung Giao Long Giao Long là tàu lặn có người lái do Cục Hàng hải Trung Quốc bắt đầu chế tạo từ năm 2002 và hoàn thành sau 6 năm theo Kế hoạch phát triển nghiên cứu kỹ thuật cao quốc gia. Tàu dài 8,2 m, rộng 3 m, cao 3,4 m, nặng 22 tấn, có thể chở nặng được 220 kg (chưa bao gồm trọng lượng của thủy thủ đoàn 3 người), thời gian lặn tối đa 12 tiếng, có lớp vỏ bọc bằng titanium. Giao Long được trang bị nhiều công nghệ hiện đại như hệ thống thông tin liên lạc dưới nước sâu, hệ thống kiểm soát... Về lý thuyết, tàu có thể lặn ở độ sâu nhất là 7.000 m và đã thực hiện 17 lần lặn trong tháng 5 và tháng 6.2010. Giao Long từng lặn thành công ở độ sâu 3.000 m tại biển Đông vào ngày 26.8.2010. Hiện tàu Shinkai (Nhật) đứng đầu danh sách những tàu lặn sâu nhất trên thế giới, với độ sâu được chứng thực là 6.500 m. Những nước khác có tàu lặn sâu hơn 3.500 m là Mỹ, Pháp và Nga. |
Theo Thanh niên
Tin mới nhất tìm máy bay MH370 Malaysia mất tích 13/4: Tín hiệu mới(责任编辑:Thể thao)
- ·Thái Bình: Doanh nghiệp tự ý sản xuất, rao bán sản phẩm chăm sóc sức khoẻ
- ·Xây dựng chính sách thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
- ·403 website có dấu hiệu vi phạm pháp luật năm 2023: Xôi Lạc TV bị ‘gọi tên’
- ·Lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- ·Sạc xe điện không dây đầu tiên trên thế giới vừa ra mắt có gì đặc biệt
- ·Đón dòng vốn đầu tư mạo hiểm quay trở lại
- ·Cần thêm cơ chế đặc thù để gỡ “nút thắt” vật liệu xây cao tốc Bắc
- ·Khánh Hòa có hơn 600 dự án ngoài ngân sách, tổng vốn đăng ký 480 nghìn tỷ đồng
- ·Thu hồi toàn quốc mỹ phẩm do Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen sản xuất
- ·Chính thức đề xuất bổ sung Cảng hàng không Thành Sơn
- ·Đeo tai nghe khi ngủ cũng có nguy cơ 'mất mạng'
- ·Chi tiết mức thu phí sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn TP HCM
- ·Hỏa tốc kiến nghị Thủ tướng gỡ khó vật liệu cho cao tốc Vĩnh Hảo
- ·Từ 22/10, lệ phí đăng ký và cấp biển số xe bán tải 20 triệu đồng/lần/xe ở 2 thành phố
- ·Vì sao ăn thịt đỏ nhiều lại dễ mắc ung thư?
- ·Bộ GTVT đồng thuận mở rộng mặt cắt ngang 3 cầu lớn trên vành đai 4 Hà Nội
- ·Cải cách hệ thống thuế phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế
- ·Căn cứ nào thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
- ·Ô tô nhanh tàn nếu không đảm bảo chất lượng những loại chất lỏng này
- ·Thoát hiểm ngoạn mục, Hàn Quốc vào tứ kết Asian Cup