【kqbd cup nha vua tbn】Bảo tồn nghệ thuật hát Sli, Lượn, Phong slư và hát Then dân tộc Tày
VHO - Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án 6 về “Bảo tồn,ảotồnnghệthuậthátSliLượnPhongslưvàhátThendântộcTàkqbd cup nha vua tbn phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy nghệ thuật hát Sli, hát Lượn, Phong slư, hát Then cho 50 nghệ nhân, người có uy tín và học viên dân tộc Tày đang sinh sống tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Trên địa bàn Bắc Kạn nói chung, huyện Ba Bể nói riêng các loại hình diễn xướng hát Sli, hát Lượn, Phong slư, hát Then... là di sản văn hóa gắn bó sâu đậm trong đời sống của cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, thể hiện tư duy sáng tạo và sự khéo léo, tinh tế trong việc sử dụng nhạc cụ, nghệ thuật trình diễn đã tạo nên bức tranh đa sắc màu văn hóa vùng đất, con người Ba Bể.
Thời gian qua, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã phối hợp với các địa phương tích cực tổ chức lựa chọn nghiên cứu, bảo tồn phát huy những loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc có giá trị tiêu biểu, đặc sắc phù hợp với đặc điểm văn hóa cộng đồng. Cụ thể là mở các lớp tập huấn, truyền dạy để cộng đồng các dân tộc tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống, phát huy vai trò chủ thể văn hóa trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.
Trong năm 2023, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã thực hiện 6 chương trình tại tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Cao Bằng được nghiệm thu và được chính quyền địa phương, người dân thụ hưởng đánh giá cao và có hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương như: Nghệ thuật Rối cạn của dân tộc Tày, xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; hát Sọong Cô của dân tộc Sán Dìu, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; hát Sli của dân tộc Nùng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; mô hình phát huy văn hóa phi vật thể nghệ thuật múa Chầu trong diễn Xướng Then của người Tày ở xã Trọng Con, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng; bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Tày tại xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, Cao Bằng...
Năm 2024, tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy nghề dệt của người Dao Tiền tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình; bảo tồn, phát huy hát Páo dung và thêu trang phục truyền thống của người Dao Tiền tại thôn Bản Ca, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Các hoạt động đã góp phần động viên, khích lệ đồng bào các dân tộc Nùng, Sán Dìu, Tày, Mường, Dao tại các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống.
Bà Tô Thị Thu Trang, Giám đốc Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam cho biết, lớp truyền dạy nghệ thuật hát Sli, hát Lượn, Phong Slư, hát Then của dân tộc Tày, xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể là hoạt động nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2024.
Đây cũng là chương trình thứ 3 trong năm 2024 được Bảo tàng tổ chức thực hiện đồng bộ giữa nghiên cứu, bảo tồn văn hóa nghệ thuật với tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một. Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã hội và cộng đồng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn.
Qua đó, tăng cường đoàn kết dân tộc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ thanh, thiếu niên qua các hoạt động đa dạng như: sinh hoạt văn hóa, truyền dạy các làn điệu dân ca, các loại hình nghệ thuật truyền thống, nghi lễ văn hóa mang đậm bản sắc của mỗi dân tộc, tạo điều kiện cho cộng đồng được giao lưu, vui chơi giải trí từ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Việc lớp truyền dạy nghệ thuật hát Sli, hát Lượn, Phong Slư, hát Then của dân tộc Tày, xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể là hoạt động thiết thực giúp cho các nghệ nhân với tâm huyết của mình sẵn sàng trao truyền "tiếp lửa" cho thế hệ trẻ duy trì các giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Tày.
Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, đề cao vai trò chủ thể văn hóa của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay, bà Tô Thị Thu Trang nhấn mạnh.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Người tiêu dùng nên 'cẩn trọng' với thực phẩm có màu sắc bắt mắt ngày Tết?
- ·Siêu dự án FLC Quảng Ngãi chính thức khởi động
- ·Đường biến thành ao, hàng loạt phương tiện sa bẫy
- ·Bất động sản khu công nghiệp: Sôi động M&A
- ·Chứng khoán sáng 15/5: Nhóm ngân hàng 'vui trở lại', Vn
- ·Sunshine Group đặt mục tiêu thu về gần 100.000 tỷ đồng giai đoạn 2019
- ·Cần sớm có hành lang pháp lý mới cho mô hình BT
- ·Nhận diện những “thỏi nam châm” hút khách du lịch trong 5 năm tới
- ·Grab mua Uber không vi phạm Luật Cạnh tranh
- ·Mong có một phép màu!
- ·Băng bảo kê núp bóng tổ bốc xếp chợ Long Biên lĩnh án
- ·Phát huy sức mạnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- ·Thị trường bất động sản: Mối lo hàng tồn kho mới
- ·Bất động sản TP.HCM: Nguồn cung sụt giảm nghiêm trọng
- ·Thủ tướng yêu cầu các địa phương không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc
- ·Sunshine Group đặt mục tiêu thu về gần 100.000 tỷ đồng giai đoạn 2019
- ·Sức khỏe doanh nghiệp xây dựng: Bức tranh nhạt nhòa
- ·Giá nhà tại thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới lên tới hơn 1,3 tỷ đồng/m2
- ·Chủ động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số… để phục hồi và phát triển kinh tế
- ·Tạo lập vị thế bất động sản Quảng Bình