【ket qua my】Những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa nhập khẩu trước khi thông quan
Cách ghi xuất xứ hàng hóa được sửa đổi bổ sung thế nào?ữngnộidungbắtbuộcphảighitrênnhãnhànghóanhậpkhẩutrướckhithôket qua my | |
Sửa nghị định về nhãn hàng hóa, thêm hàng xuất khẩu vào phạm vi điều chỉnh | |
Nhiều bộ nêu vướng mắc về thực hiện Nghị định 43 về ghi nhãn hàng hóa | |
Sửa Nghị định 43 về nhãn hàng hóa |
Một vụ nhập khẩu khóa từ Trung Quốc giả mạo thương hiệu khóa Việt-Nhật vừa được Đội 1 (Cục Điều tra chống buôn lậu) và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 2 phối hợp phát hiện, bắt giữ tháng 6/2021. Ảnh: T.Bình. |
Cụ thể, cơ quan soạn thảo sửa đổi, bổ sung Điều 10 về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa (khoản 6 Điều 1 dự thảo) như sau: Đối với hàng hóa lưu thông trong nước, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: a) tên hàng hóa; b) tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) xuất xứ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa; d) các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam trên nhãn gốc bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt trước khi thông quan: a) tên hàng hóa; b) tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài; c) xuất xứ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa không thể hiện xuất xứ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa thì bắt buộc phải thể hiện nội dung này trong hồ sơ nhập khẩu kèm theo hàng hóa.
Hàng hóa nhập khẩu khi đưa ra lưu thông phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt quy định tại khoản 1 Điều này và giữ nguyên nhãn gốc.
Đối với hàng hóa sản xuất trong nước để xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo pháp luật của nước nhập khẩu.
Trường hợp nhãn hàng hóa xuất khẩu thể hiện nội dung xuất xứ hàng hóa phải bảo đảm đáp ứng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định này.
Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Với trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì việc thể hiện những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Phục lục I của Nghị định này.
Một số nội dung tại điểm d khoản 1 Điều này có thể được thể hiện bằng phương thức điện tử. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định hướng dẫn chi tiết ghi nhãn bằng phương thức điện tử.
Như vậy, dự thảo Nghị định quy định rõ ràng các nội dung bắt buộc đối với 3 loại hàng hóa: hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu.
Trong đó, hàng hóa lưu thông trong nước giữ nguyên quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Trong khi hàng hóa nhập khẩu bắt buộc trên nhãn gốc phải thể hiện các nội dung: tên hàng hóa, tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài; xuất xứ hàng hóa hoặc nơi hàng hóa được hoàn thiện cuối cùng. Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa không thể hiện xuất xứ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa thì bắt buộc phải thể hiện nội dung này trong hồ sơ nhập khẩu kèm theo hàng hóa.
Lý giải về việc sửa đổi, bổ sung nêu trên, Bộ Khoa học và Công nghệ phân tích: việc ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu gặp vướng mắc khi không quy định rõ nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn gốc tại thời điểm làm thủ tục hải quan khiến cơ quan Hải quan gặp khó khăn trong việc xử lý.
Quy định các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn gốc trước khi hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng để thay đổi nhãn mác, xuất xứ hàng hóa. Quy định này cũng phù hợp với thực tế, bao gồm cả trường hợp hàng hóa nhập khẩu không thể hiện xuất xứ trên nhãn hàng hóa nhưng trong hồ sơ nhập khẩu có thể hiện xuất xứ hoặc nơi hoàn thiện công đoạn cuối cùng, vẫn đảm bảo công tác quản lý, đồng thời không tạo rào cản cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa.
Đối với hàng hóa xuất khẩu được ghi nhãn theo pháp luật của nước nhập khẩu. Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa phải đảm bảo xuất xứ được xác định đúng theo các quy tắc xuất xứ hàng hóa và quy định tại Nghị định này.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định này vừa đảm bảo chống gian lận xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu nhất là tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, vừa tránh gây rào cản thương mại cho doanh nghiệp. Việc thể hiện xuất xứ hàng hóa đối với hàng xuất khẩu trong quy định mang tính tự nguyện. Nếu thể hiện thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến xác định xuất xứ hàng hóa.
Tại dự thảo Nghị định, Ban soạn thảo sửa đổi quy định tại khoản 4 điều 9 về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu (khoản 5 Điều 1 dự thảo). Cụ thể, dự thảo (Điều 9) về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa quy định: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này bằng tiếng Việt khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc”. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Nghị định số 43 cho phép trường hợp hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc không phù hợp thì được ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 Nghị định. Tuy nhiên, quá trình sửa đổi, bổ sung nội dung ghi nhãn bắt buộc đối với hàng nhập khẩu đã quy định rõ những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn gốc và quy định rõ chỉ những nội dung bắt buộc theo tính chất hàng hóa còn thiếu hoặc chưa thể hiện bằng tiếng Việt được ghi nhãn phụ để bổ sung. Do đó, điều khoản này cần điều chỉnh để phù hợp và đồng bộ với khoản 2 Điều 10 sửa đổi. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hà Nội 'điểm mặt' cơ quan, chung cư, khách sạn vi phạm phòng cháy
- ·Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu thăm Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
- ·VietinBank là “Ngân hàng cung ứng sản phẩm phái sinh tài chính tốt nhất năm 2020 tại Việt Nam”
- ·Thấp thỏm lạm phát cuối năm
- ·Ứng dụng khoa học công nghệ giảm rủi ro và thiệt hại từ thiên tai
- ·Lebanon náo loạn vì đất nước đột ngột bị chia thành 2 múi giờ
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới
- ·Cài App dễ dàng
- ·Cập nhật: Danh sách các tỉnh đã công bố điểm thi và cách tra cứu điểm nhanh nhất
- ·Donald Trump trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị truy tố hình sự
- ·Ngân hàng SHB hoàn thành 3 trụ cột của Hiệp ước vốn Basel II trước thời hạn
- ·Cần sự ghi nhận, động viên với đội ngũ nhà giáo
- ·Ông Trump có thêm đối thủ cạnh tranh vào Nhà Trắng
- ·Từ 1/6, sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID trong khám chữa bệnh trên toàn quốc
- ·Vi phạm về sản xuất, buôn bán giống cây trồng phạt đến 100 triệu đồng
- ·Giá thép hôm nay 24/2/2024: Giá quặng sắt giảm phiên thứ 4 liên tiếp
- ·Chắp cánh ước mơ cho sinh viên nghèo hiếu học
- ·Tổ chức chuyến xe miễn phí đưa sinh viên về quê ăn tết
- ·Cắt thủ tục giúp tiết kiệm gần 18 triệu ngày công, hơn 6.000 tỷ
- ·Chờ sự bứt phá