【kết quả euro 2023】Đưa nhạc hàn lâm đến gần khán giả
VHO - Những tác phẩm khí nhạc đặc sắc của nhạc sĩ đương đại,Đưanhạchànlâmđếngầnkhángiảkết quả euro 2023 trong đó một số lần đầu công diễn, sẽ được Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam giới thiệu tới người yêu nhạc thính phòng tại Đêm nhạc các tác giả Việt Nam.
Trình diễn những tác phẩm đặc sắc
Đêm nhạc các tác giả Việt Nam - Vietnamese Composers sẽ diễn ra vào 20h ngày 16.6, tại Phòng hòa nhạc lớn, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Thông tin từ BTC cho biết, chương trình sẽ trình diễn nhiều tác phẩm đặc sắc, có cả những tác phẩm lần đầu được công diễn như Lập xuân của nhạc sĩ Phó Đức Hoàng hay bản violin concerto của nhạc sĩ Phan Quang Phục (PQ Phan).
Lập xuân được sáng tác cho Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam; để miêu tả khái quát nhất về nội dung và giúp khán giả tiếp cận dễ dàng, nhạc sĩ Phó Đức Hoàng đã đặt tiêu đề tác phẩm theo tiết khí đầu tiên trong năm, mô tả giai đoạn mùa xuân bắt đầu theo văn hóa cổ phương Đông. Có thể nói, chủ đề mùa xuân trong âm nhạc luôn phổ biến và được khai thác bằng nhiều sắc thái đa dạng trải suốt các thời kỳ. Với Lập xuân, tác giả muốn tái hiện những ký ức thanh tân bằng phương tiện biểu đạt ngôn ngữ phong phú của các nhạc cụ dàn nhạc giao hưởng.
“Tôi muốn kể lại những trải nghiệm trong quá khứ của mình về mùa xuân. Đó là ký ức mỗi khi cái lạnh thu tàng chuyển thành khí ấm và vạn vật sinh sôi. Tôi còn nhớ, Tết cổ truyền đến là không khí xung quanh trở nên nhộn nhịp, tràn ngập niềm vui. Những ký ức đầy ắp về mặt cảm xúc nhưng khá mơ hồ về hình hài, nên tôi cố gắng “vẽ” lại chúng bằng cách sử dụng chất liệu âm nhạc phù hợp, khuếch đại khía cạnh trừu tượng; trong đó, khai thác nhiều thang âm ngũ cung phương Đông theo các cách đặc thù và mở rộng âm hưởng bằng các thủ pháp quang phổ âm thanh”, nhạc sĩ Phó Đức Hoàng chia sẻ.
Trong khi đó, theo nhạc sĩ PQ Phan, bản concerto cho violin được anh dành tặng cho nghệ sĩ violin Chương Vũ, nhạc trưởng Honna Tetsuji và Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Với ba chương, tác phẩm truyền tải ba tâm thế chính của mỗi người: Hướng nội, riêng tư và hướng ngoại…
Ngoài ra, chương trình giới thiệu tác phẩm Rhapsody Việt Nam được nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân hoàn thành năm 1981, lần đầu công diễn tại Nhà hát Lớn Thủ đô Moscow, Nga (Bolshoi Theatre) vào tháng 6.1985 nhân ngày Văn hóa Việt Nam và đã được biểu diễn tại nhiều quốc gia như Uzbekistan, Nhật Bản, Pháp… Tác phẩm dựa trên chất liệu âm nhạc dân tộc Việt Nam, dựng lên bức tranh hoành tráng, toàn cảnh về đất nước và con người trên dải đất hình chữ S từ thuở hồng hoang đến nhịp sống đương đại.
Cùng với đó, các nghệ sĩ cũng trình diễn aria Đàn bầu của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng, chuyển soạn từ một khúc ca của nhân vật Anio trong vở opera Công nữ Anio; tác phẩm Bất khuất của tác giả, nhạc sĩ Đỗ Dũng, vị Giám đốc đầu tiên của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam...
Lan tỏa nhạc hàn lâm Việt
Biểu diễn khoảng 40 buổi hòa nhạc một năm với đa dạng tiết mục, từ âm nhạc cổ điển, lãng mạn đến tác phẩm hiện đại của các nhạc sĩ Việt Nam và quốc tế; xây dựng và biểu diễn chùm tác phẩm của nhiều soạn gia nổi tiếng trên thế giới, Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam Trịnh Tùng Linh cho biết: “Mùa diễn năm 2024-2025 của chúng tôi gồm những chương trình hòa nhạc đặt vé trước, chương trình hòa nhạc đặc biệt, nhằm đưa âm nhạc hàn lâm đến gần hơn với khán giả Việt và tạo thói quen thưởng thức loại hình nghệ thuật bác học này cho công chúng nước nhà”.
Trong nền âm nhạc đương đại Việt Nam, mảng thanh nhạc từ lâu đã chiếm vị trí chủ đạo, thu hút sự chú ý và tham gia đông đảo của các nhạc sĩ. Theo PGS. TS Đỗ Hồng Quân, qua Giải thưởng Âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2023, có thể thấy thời gian gần đây, mảng khí nhạc (giao hưởng, thính phòng, hòa tấu, hợp xướng…) đã được nhiều tác giả trẻ chú tâm sáng tác, với ngôn ngữ phóng khoáng, kết hợp đa dạng, có sự tìm tòi trong sáng tạo, thể hiện tính độc lập, tự tin. Tuy nhiên, các tác phẩm cần được hoàn thiện hơn, quảng bá rộng rãi hơn để nhiều người có cơ hội tiếp cận và thưởng thức…
Dưới “cây đũa” chỉ huy tài ba của nhạc trưởng người Nhật Bản Honna Tetsuji, chương trình có sự tham dự của nghệ sĩ violin Chương Vũ, nghệ sĩ piano gốc Đài Loan (Trung Quốc) Hsin Chiao Liao, nghệ sĩ đàn bầu Lệ Giang… Với nhạc mục phong phú, được biểu diễn bởi những nghệ sĩ âm nhạc hàn lâm danh tiếng trong và ngoài nước, Đêm nhạc các tác giả Việt Nam góp phần khơi dậy niềm đam mê sáng tác khí nhạc của tác giả trong nước và truyền cảm hứng cho các thế hệ nhạc sĩ trẻ.
Chương trình cũng là cơ hội để quảng bá âm nhạc đương đại nước nhà đến với công chúng, đặc biệt là những người yêu thích nhạc thính phòng. Bên cạnh đó, sự góp mặt của các nghệ sĩ quốc tế uy tín cũng tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa âm nhạc giữa Việt Nam và các nước bạn, góp phần định vị nền âm nhạc Việt Nam trên bản đồ âm nhạc thế giới.
(责任编辑:Thể thao)
- ·8 thương hiệu nước uống đóng chai bán chạy
- ·Anh có thể tăng thu mỗi năm gần 16 tỷ Bảng nếu đánh thuế cổ phiếu và tài sản
- ·Samsung mong muốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính tại Việt Nam
- ·Liên hoan Nghệ thuật Sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ trở lại sau 10 năm
- ·Nuôi cá chốt 'chờ' tôm
- ·Thế giới thêm 5.670 người chết; ca nhiễm mới tại Nga lại lập kỷ lục
- ·Thái Nguyên: Đào tạo nghề lao động nông thôn không chạy theo số lượng
- ·WTO nâng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu
- ·Dự báo hồ tiêu Việt Nam sớm trở lại nhóm ngành hàng trị giá tỷ USD
- ·Họa sĩ Trang Phượng mở triển lãm tranh kháng chiến ở tuổi 84
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn tháng 08/2012
- ·Hải Dương treo giải 100 triệu đồng cho ca khúc viết về Thành Đông
- ·Nhiều nước tiêm vaccine cho trẻ em; ca mắc ở học sinh Anh cao kỷ lục
- ·Tạo cơ chế liên thông trong khai, nộp thuế
- ·Lãi suất cho vay bao giờ hạ?
- ·Cuốn sách hai lần cứu người, một lần giúp bắt kẻ sát nhân
- ·Toyota Tundra 2015 sẽ chỉ có bản động cơ V8
- ·Ca tử vong ở Mỹ vọt cao gấp đôi, lập kỷ lục mới ở Nga, Ukraine
- ·Giá cả leo thang, lo lạm phát tăng cao
- ·Bộ Y tế cấp số lưu hành cho máy thở Vsmart VFS