【kết quả trận sanfrecce hiroshima】Hàng trăm tấn điều nguyên liệu nhập khẩu vướng kiểm dịch
Hạt điều nhập khẩu tại cảng quốc tế Cái Mép (CMIT), Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: T.H |
Theo Cục Hải quan TPHCM, lô hàng trên có nguồn gốc từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan theo tờ khai nhập khẩu ngày 26/2/2024 đã được đăng ký kiểm dịch thực vật ngày 25/2/2024 và được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm dịch thực vật ngày 26/2/2024.
Doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch thực vật tại Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II cho lô hàng đã đăng ký theo tờ khai 106285695500/E31, được phản hồi trên hệ thống “Hàng nhập từ kho ngoại quan không phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật”.
Tuy nhiên, theo khoản 10 Điều 3 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 quy định: “Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.”
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan tại khoản 2 Điều 88 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định:
“Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng; thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan. Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam”.
Cùng với đó, theo quy định tại phụ lục II, Thông tư số 01/2024/TT-BNNPTNT ngày 2/2/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng “hạt điều chưa bóc vỏ, mã HS 08013100; hạt điều đã bóc vỏ, mã HS 08013200” thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan và thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Kiểm dịch thực vật).
Từ các quy định trên, cơ quan Hải quan cho rằng, mặt hàng hạt điều khi làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu vào Việt Nam từ kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu và chịu quản lý kiểm dịch thực vật trước thông quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo Cục Hải quan TPHCM, các lô hàng nhập khẩu hạt điều từ kho ngoại quan trước đây, doanh nghiệp đều đi đăng ký kiểm dịch thực vật và được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa từ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II. Cơ quan Hải quan thông quan lô hàng sau khi có giấy chứng nhận kết quả kiểm dịch ghi nhận “chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam”.
Trước vướng mắc nêu trên, ngày 17/5/2024, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II có công văn số 130/KD2-PN gửi Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công để phối hợp, trong đó nêu ý kiến: “Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật chỉ được thông quan sau khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật này.”
Lô hàng nêu trên của doanh nghiệp đã làm thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cửa khẩu đầu tiên (Cảng Hiệp Phước), nộp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do nước xuất khẩu cấp theo quy định tại Thông tư 33/20214/TT-BNNPTNT. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II đã cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa số 9917/240201/KDTV ngày 4/3/2024.
Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II cũng cho rằng, trường hợp lô hàng đã hoàn thành thủ tục kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu, sau đó đưa vào kho ngoại quan, việc thực hiện thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu từ kho ngoại quan vào nội địa trong trường hợp này không đủ cơ sở thực hiện do không đáp ứng quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, quy định đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp cho doanh nghiệp, đã được nộp khi làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận khi doanh nghiệp nhập khẩu.
Từ những nội dung trên, Cục Hải quan TPHCM gặp vướng, đối với hàng hóa là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, khi nhập khẩu vào nội địa từ kho ngoại quan có nguồn gốc từ nước ngoài vào kho ngoại quan theo tờ khai loại hình C11 đã được kiểm dịch và được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đủ điều kiện kiểm dịch nhập khẩu tại thời điểm đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan, có phải thực hiện đăng ký thủ tục kiểm dịch thực vật khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tiếp vào nội địa theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu (E31) không.
Hiện Cục Hải quan TPHCM đã báo cáo Tổng cục Hải quan vướng mắc nêu trên.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- ·Kim ngạch xuất khẩu đứng top đầu, doanh nghiệp ngành dệt may lãi đậm nửa đầu năm
- ·Áp lực khối ngoại bán ròng mạnh không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước châu Á
- ·Hải quan Hải Phòng không kiểm tra chứng từ thu phí cảng biển
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Việt Nam đăng cai giải golf nghiệp dư Trung cao niên châu Á 2023
- ·Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan địa phương triển khai phòng chống bão lụt
- ·Cảm hứng sống xanh từ A Lưới
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng biến động trong biên độ hẹp, thanh khoản giảm sâu
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Hai doanh nghiệp đa cấp bị xử phạt 340 triệu đồng
- ·Kết quả bóng đá nam Asiad 2023 hôm nay 4/10
- ·Xem trực tiếp trận Siêu cúp Quốc gia 2023 trên FPT Play
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Có cách chi giúp dân bài trừ…
- ·Lập chiến công bắt ngà voi, Hải quan TP.HCM vinh dự nhận Huân chương Chiến công
- ·Bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh 2023
- ·Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- ·Làm tốt công tác dân vận, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế