会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trận đấu sunderland】Khu chợ độc đáo có hơn 5.000 gian hàng nhưng chỉ phụ nữ được ngồi bán!

【trận đấu sunderland】Khu chợ độc đáo có hơn 5.000 gian hàng nhưng chỉ phụ nữ được ngồi bán

时间:2024-12-23 17:15:21 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:233次

Theợđộcđáocóhơngianhàngnhưngchỉphụnữđượcngồibátrận đấu sunderlando hãng tin CNN, khi nhìn thoáng qua, chợ Ima Keithel nằm ở thành phố Imphal thuộc bang Manipur phía đông bắc Ấn Độ giống như bất kỳ khu chợ nào khác. Các tiểu thương bán hàng từ hoàng hôn cho đến bình minh, với đủ loại mặt hàng từ trái cây tươi đến cá và vải.

Nhưng dạo qua hơn 5.000 quầy hàng trải dài trên tòa nhà 3 tầng và các lều bao quanh chợ, khách thăm quan có thể nhận ra một điều đặc biệt là tất cả thương nhân đều là phụ nữ.

Bà Meilani Chingangbam là tiểu thương lâu năm ở chợ Ima Keithel. Ảnh: CNN

Bà Meilani Chingangbam (65 tuổi), người bán nhang và đồ trang trí đền thờ tại chợ Ima Keithel từ năm 2002, chia sẻ: “Chúng tôi giống như gia đình, chúng tôi là chị em. Đây là nơi tuyệt vời để buôn bán. Mọi người đều đáng tin và tử tế”. 

Ima Keithel có nghĩa là "chợ của mẹ" trong ngôn ngữ Meitei ở địa phương. Đây được xem là khu chợ dành riêng cho phụ nữ có quy mô lớn nhất thế giới. Đàn ông có thể vào chợ nhưng chỉ để mua hàng hóa, làm công việc khuân vác, bảo vệ, hoặc mang sữa cho phụ nữ.

Hàng ngày, những người phụ nữ đều tới dâng lễ vật tại đền thờ Ima Imoinu, nữ thần của sự giàu có và kinh doanh, và là người bảo vệ chính của khu chợ.

Cô Lina Moirangthem, hướng dẫn viên du lịch địa phương, cho biết “Bạn hoàn toàn có thể mua bất cứ thứ gì bạn muốn ở đây. Chợ giá rẻ và nằm ngay ở trung tâm thành phố. Toàn bộ nền kinh tế của bang Manipur thực tế có được nhờ những người phụ nữ ở đây”. 

Đàn ông vẫn được vào chợ mua hàng. Ảnh: CNN

Theo phong tục, chỉ những phụ nữ đã kết hôn mới được chính thức buôn bán ở chợ, và để có được một chỗ trong khu vực chính thức, người đó phải được tiểu thương đã nghỉ hưu đề cử. Thông thường, người kế nhiệm có quan hệ họ hàng với tiểu thương như em gái, con gái, hoặc em họ.

Như cô Priya Kharaibam (34 tuổi) là thế hệ thứ ba trong gia đình làm nghề buôn bán đồ gốm tại chợ Ima Keithel và được bà ngoại truyền nghề. “Tôi tự hào vì được điều hành công việc kinh doanh của gia đình”, cô nói. 

Chỉ phụ nữ đã lập gia đình mới chính thức được ngồi bán trong chợ Ima Keithel. Ảnh: CNN

Lịch sử lâu đời

Khu chợ Ima Keithel được thành lập từ thế kỷ 16, và khởi đầu chỉ là chợ tạm ngoài trời để trao đổi cây trồng. Trong giai đoạn này, một đạo luật truyền thống có tên là “Lallup” bắt buộc nam giới phải phục vụ Nhà vua bất cứ lúc nào được triệu tập. Do đó, người phụ nữ trong gia đình phải chịu trách nhiệm nuôi con, buôn bán để kiếm sống, và dần trở thành “chủ lực” của nền kinh tế địa phương. 

Nhờ vị trí chiến lược, dễ tiếp cận mà thành phố Imphal của bang Manipur dần phát triển trở thành trung tâm kinh tế của khu vực, và những người phụ nữ ở khu chợ Ima Keithel cũng ngày càng có nhiều tầm ảnh hưởng.

Ngoài hoạt động kinh doanh hàng ngày, các thế hệ phụ nữ của chợ Ima Keithel còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xã hội và chính trị ở bang Manipur trong suốt hành trình lịch sử 500 năm qua. 

Mô hình của sự bình đẳng

Trong thời kỳ Ấn Độ còn là thuộc địa của Anh, phụ nữ địa phương đã 2 lần đứng lên tổ chức “Nupi Lal” (Chiến tranh của Phụ nữ) vào năm 1904 và 1939. 

Gần đây hơn, khi chính quyền bang công bố kế hoạch xây dựng một trung tâm mua sắm ngay trên nền chợ vào năm 2003, phụ nữ đã tổ chức đình công hàng loạt kéo dài nhiều tuần, khiến nền kinh tế rơi vào bế tắc và buộc chính quyền địa phương phải nhượng bộ. Ngay cả hiện tại, phụ nữ ở chợ Ima Keithel vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình để gây ảnh hưởng, và nói lên ý kiến về các cuộc bầu cử địa phương.

Khu chợ có hơn 5.000 gian hàng nhưng chỉ có phụ nữ ngồi bán. Ảnh: CNN

Ngày nay, chợ Ima Keithel được xem là mô hình thu nhỏ của xã hội bình đẳng ở bang Manipur. Bang Manipur còn là một trong những nơi có tỷ lệ phụ nữ biết chữ cao nhất ở Ấn Độ, và là bang tiên phong cho bình đẳng giới trên cả nước. 

Vào tháng 1/2016, một trận động đất mạnh 6,7 độ richter đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho khu chợ, và phải mất gần 2 năm để xây dựng lại. Việc đóng cửa kéo dài hơn một năm trong đại dịch Covid-19 cũng đã gây ảnh hưởng tới sinh kế của các thương nhân.

Song giờ đây hoạt động kinh doanh đã sôi nổi trở lại tại khu chợ dành riêng cho các bà mẹ có lịch sử hàng thế kỷ này.  

Góa phụ Oinam Ongbi Jayela (64 tuổi) làm thợ may tại chợ tâm sự, “Tôi yêu công việc của mình từ trái tim, tôi làm việc một cách say mê. Tôi tới đây không chỉ để làm việc. Tôi còn được thư giãn ở đây. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên những người phụ nữ này. Ở đây, tôi cảm thấy rằng mình sẽ sống lâu hơn”.  

Đi

Đi "chợ chú rể" đã hoạt động 700 năm ở Ấn Độ

Trong một sự kiện thường niên ở quận Madhubani, bang Bihar, các chú rể đứng "khoe dáng" để chờ những người giám hộ của nhà gái lựa chọn.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • May Mặc Medi
  • ECB có thể tiếp tục tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát đang tăng vọt
  • Khuyến cáo Tăng Ni, Phật tử đón Tết Giáp Thìn không đốt vàng mã, tránh mê tín
  • 8 triệu USD đầu tư mở rộng Nhà máy nước ở Bình Dương
  • Tình phí...bố thí cho gã họ sở
  • Infographics: Những vaccine COVID
  • Học trò Thanh Bùi hát tại Saigon Urban Street Fest cùng nghệ sĩ quốc tế
  • Cán bộ hưu sẽ tích cực tham mưu cho nhiệm vụ của ngành Tài chính
推荐内容
  • Việt Nam vượt Thái Lan trong xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, nhờ đâu?
  • Ford Việt Nam đạt doanh số kỷ lục tháng 11
  • 10 bức tranh đắt nhất 2023 và người chủ đặc biệt của kiệt tác số 1
  • Thêm 7,7 tỷ đồng trao tận tay người dân Quảng Bình
  • Chạnh lòng tình yêu ngày tết
  • Du lịch châu Á