【man city gặp brentford】ECB có thể tiếp tục tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát đang tăng vọt
Giá hàng hóa tại khu vực đồng tiền chung châu Âu không có dấu hiệu giảm. |
Giá năng lượng tăng mạnh sau khi xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã gây áp lực đối với các hộ gia đình và khiến giá tiêu dùng tăng lên những mức cao mới.
Tỷ lệ lạm phát của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng Tám vừa qua đã tăng lên 9,1%, mức cao kỷ lục mới và cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2% mà ECB đặt ra, làm tăng sức ép đối với ECB trong việc nâng lãi suất.
Theo chuyên gia Carsten Brzeski thuộc ngân hàng ING (Hà Lan), "vấn đề duy nhất" đối với cuộc họp sắp tới của ECB là sẽ tăng lãi suất 50 hay 75 điểm cơ bản.
Trong khi đó, một thành viên trong ban lãnh đạo ECB, bà Isabel Schnabel, cho rằng ECB cần thể hiện quyết tâm kiềm chế tình trạng giá cả phi mã hiện nay.
Theo bà, với cách tiếp cận này, ECB sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn đối với tình trạng lạm phát hiện nay ngay cả khi có nguy cơ tăng trưởng thấp hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.
Trên thị trường giao dịch sáng 5/9, đồng euro giảm giá 0,3% so với đồng USD xuống 0,9918 USD đổi 1 euro và có thể chạm mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua là 0,99005 USD.
Trong khi đó, chỉ số đồng USD đo sức mạnh của "đồng bạc xanh" so với 6 đồng tiền chủ chốt khác đã vọt lên mức cao mới trong 20 năm là 110,04.
Tỷ giá giữa đồng USD và đồng yen của Nhật Bản ở mức 140,2 yen đổi 1 USD, chỉ thấp hơn một chút so với mức cao nhất trong 24 năm ghi nhận ngày 2/9 vừa qua là 140,8 yen.
Tỷ giá giữa đồng USD và đồng bảng Anh ở mức 1,1485 USD đổi 1 bảng sau khi giảm xuống mức sâu hơn trước đó là 1,1458 USD.
Đồng won của Hàn Quốc cũng mất giá mạnh so với đồng USD, xuống mức thấp nhất trong hơn 13 năm qua, với tỷ giá 1.370 won đổi 1 USD.
Trước tình hình lạm phát tăng cao, nhiều nước châu Âu đã triển khai các biện pháp nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Đức đã thông báo kế hoạch chi 65 tỷ euro để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp, trong khi Phần Lan và Thụy Điển đưa ra những biện pháp nhằm bảo đảm khả năng thanh khoản để duy trì hoạt động của các công ty năng lượng.
Không chỉ khu vực châu Âu, các ngân hàng trung ương của Canada và Australia cũng dự kiến sẽ tăng lãi suất trong tuần này.
Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng cho rằng Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục tăng lãi suất khoảng 75 điểm cơ bản trong tháng này./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Bộ Công an bác tin đồn một tỷ phú bị áp dụng biện pháp ngăn chặn
- ·Các chỉ số chứng khoán trên thị trường châu Á lập kỷ lục mới
- ·Xả khủng trước Tết, thị trường khó lường
- ·Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- ·Nhà đầu tư cá nhân mở tài khoản chứng khoán kỷ lục trong tháng 12
- ·Nhận định bóng đá Hà Lan vs Ecuador
- ·Kỷ luật cảnh cáo Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Y tế Trà Vinh do liên quan đến vụ Việt Á
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất: Dồn lực đón khách trong dịp Tết
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Sau phản ánh của Báo Công Thương, Dự án Thủy điện Tràng Định 2 bị xử phạt
- ·Cục Hải quan Hà Nội ký quy chế phối hợp với 4 cơ quan quản lý chuyên ngành
- ·MCH thông qua kế hoạch lãi ròng năm 2021 tăng 22%
- ·Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
- ·Thực hiện kiểm tra chuyên ngành “một cửa”: Doanh nghiệp còn dè dặt
- ·Thanh Hóa: Bắt tạm giam 2 bị can liên quan đến Hạc Thành Tower
- ·Kết quả bóng đá World Cup 2022 hôm nay 22/11
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Hai nhà đầu tư bị phạt do vi phạm quy định về chế độ báo cáo