【soi cau vang】“Vui, buồn” cụm, tuyến dân cư vượt lũ
Mặc dù chương trình cụm,ồncụmtuyếndncưvượtlũsoi cau vang tuyến dân cư vượt lũ đã góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều người dân vùng ngập lũ. Thế nhưng, sau thời gian sinh sống thì nhà bị bỏ hoang bởi chuyện mưu sinh. Thậm chí xảy ra tình trạng sang bán, chuyển nhượng trái phép không đúng quy định.
Những căn nhà “vượt lũ” xây dang dở, bị bỏ hoang.
Vào ở rồi lại đi
Trở lại tuyến dân cư vượt lũ thị xã Ngã Bảy, với hệ thống giao thông đồng bộ, vị trí đẹp vì nằm sát bên trục đường chính với chiều dài gần 6km, là tuyến đường huyết mạch kết nối vùng sản xuất với đường Quản lộ Phụng Hiệp - Cà Mau, giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa nông sản của người dân được thuận lợi, thế nhưng có vẻ chưa thực sự “níu chân” được các hộ dân vùng lũ về đây định cư. Theo thống kê của địa phương, tuyến dân cư vượt lũ này đã cấp cho khoảng 1.107 hộ, trong đó có 45 hộ nhận nền nhưng chưa xây nhà ở và cũng có hơn 60 căn nhà đã và đang xây dựng dang dở nhưng quanh năm đóng cửa hoặc bỏ hoang.
Hỏi về những căn nhà trong tuyến dân cư này đã bỏ hoang từ lâu, đang dần hư hỏng nặng, bà Hồ Thị Còn, ở trong tuyến dân cư vượt lũ thị xã Ngã Bảy, cho hay: “Trước đây, tuy khó khăn về chỗ ở nhưng lại dễ kiếm sống. Ra đây, điều kiện thoải mái hơn nhưng nỗi lo về mưu sinh lại cao hơn. Cũng nhờ nhà tôi gần trường học nên buôn bán có đồng ra đồng vô, chứ nhiều hộ dân ở những đoạn khác thì khó khăn lắm. Có trường hợp, chủ nhà quay trở về nhà cũ, gần ruộng, vườn, thuận tiện trong việc canh tác, có người lên thành phố làm công nhân để kiếm thu nhập nên nhiều nhà buộc phải đóng cửa bỏ hoang”.
Thiếu việc làm là một trong những nguyên nhân dẫn đến các nhà nơi đây đóng cửa kéo dài. Ông Lê Văn Ngào, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án và Đầu tư xây dựng thị xã Ngã Bảy, nhìn nhận: Rõ ràng chương trình có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết vấn đề an cư cho các hộ dân, tuy nhiên chương trình lại chưa tính đến việc giải quyết việc làm. Do đó, tại tuyến vẫn còn có tình trạng chưa xây dựng nhà hoặc xây dựng rồi bỏ hoang. Vì thế, giải quyết được bài toán khó mang tên “việc làm” thì có lẽ tuyến dân cư vượt lũ mới thực sự thu hút được người dân lên an cư, lạc nghiệp.
Tại cụm dân cư vượt lũ ở thị trấn Cây Dương và xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tình hình cũng không khá hơn. Theo thống kê của Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phụng Hiệp, 2 cụm dân cư này có 500 hộ được bình xét, trong đó đã cấp 491 nền. Thế nhưng, hiện có 60 căn chưa xây dựng và 54 căn xây dựng dang dở không có người ở. Những căn nhà bỏ hoang rất dễ nhận ra vì “cửa đóng, then cài”, nhiều nhà tường nứt nẻ, phía trước cỏ mọc um tùm…
Là một trong những hộ dân được hỗ trợ cấp nền vào cụm dân cư vượt lũ thị trấn Cây Dương, ông Nguyễn Tấn Lực bộc bạch: Thời điểm được cấp nền, vợ chồng tôi vừa mới vay tiền để xây dựng nhà cũ ở bến sông, thêm vào đó vừa nuôi mấy đứa con nhỏ, lại không có đất đai sản xuất nên cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau. Nhưng nếu không xây dựng thì nền sẽ bị thu hồi, do đó gia đình cũng cố gắng vay mượn từ nhiều phía và nguồn vốn vay của chương trình để xây nhà. Thế nhưng, do vốn quá ít nên ngôi nhà chỉ xây dựng tạm bợ rồi bỏ hoang đến nay. Thêm vào đó, đất đai ở đó chật hẹp, công việc của vợ tôi từ trước đến nay bằng nghề chèo đò nên mấy năm nay phải tiếp tục sinh sống ở nơi cũ. Năm nay, bờ kè cũng hình thành nên vợ tôi phải chuyển sang nghề làm thuê để kiếm sống. Trong thời gian tới, gia đình cũng sẽ cố gắng xây dựng hoàn chỉnh lại căn nhà để về đây sinh sống.
Hàng loạt căn nhà sang nhượng trái phép
Hiện tại các cụm, tuyến dân cư vượt lũ đều nằm gần trung tâm xã, giao thương đường bộ thuận lợi. Có thể nói, dân vùng lũ được địa phương bố trí nhà ở tại đây có thể thay đổi cuộc sống của mình. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện tình trạng sang bán nhà ở trái phép, cho thuê lại diễn ra phổ biến.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, vào vai một người đang có nhu cầu mua nhà, chúng tôi đã tiếp cận thực tế tại các cụm dân cư vượt lũ. Theo chị Đ., ở tuyến dân cư vượt lũ thị xã Ngã Bảy, người dân ở đây cho thuê, sang bán, chuyển nhượng nhà rất nhiều và hầu hết chỉ bán qua giấy tay và chỉ có xác nhận của người dân xung quanh mà không có xác nhận của chính quyền địa phương. Chị Đ., bộc bạch: “Không chỉ có hộ khác bán mà thậm chí gia đình tôi cũng đang có nhu cầu bán với giá 450 triệu đồng cho cả 2 nền nhà và đất đang ở”.
Khi hỏi nguyên nhân, chị Đ. nói trước đây do nhà chị không có đường đi nên việc vận chuyển hàng hóa vô cùng khó khăn. Vì thế, sau khi được giới thiệu chị đã mua 2 nền nhà trong tuyến dân cư vượt lũ này của một hộ dân được hỗ trợ cấp nền với giá 30 triệu đồng/nền và hiện đã xây dựng nhà hoàn chỉnh khoảng 3 năm nay. Tuy nhiên, do ngôi nhà trước đây gia đình sinh sống đã được đầu tư hệ thống giao thông hoàn chỉnh nên không có nhu cầu ở lại cụm dân cư nữa nên muốn bán lại.
Việc mua bán nhà trong cụm dân cư vượt lũ không chỉ truyền miệng mà còn được rao bán công khai trên mạng xã hội. Với dòng quảng cáo khá hấp dẫn: “Nhà cấp 4 giá rẻ chỉ 200 triệu bao gồm nhà và đất. Nhà còn mới đẹp, nằm vị trí góc đường Khu dân cư vượt lũ xã Vị Đông, gần chợ và trường”. Khi chúng tôi liên hệ với người có số điện thoại trên thì được biết đã có người hẹn đặt cọc và mua nhà trong chiều hôm đó. Anh N. (chủ facebook đăng tin) “môi giới” bán nhà cho hay: “Chỉ 200 triệu đồng mà mua luôn cả nhà và đất thật là quá rẻ với thời buổi hiện nay. Tuy nhiên, đất này chưa có giấy đỏ, chỉ mua bán dựa vào giấy giao nền và trên giấy có ghi thời gian sau 10 năm sẽ được cấp giấy chứng nhận. Nếu người mua sợ có vấn đề gì thì có thể chừa lại vài chục triệu để làm tin, chừng nào có giấy tờ đầy đủ sẽ thanh toán hết số tiền còn lại”.
Có thể thấy, tình trạng cho thuê, sang bán nền, nhà trái phép diễn ra khá phổ biến, thế nhưng khi hỏi về vấn đề này thì các địa phương đều khẳng định không phát hiện tình trạng trên. Vậy, nguyên nhân do đâu? Liệu có hay không tình trạng trục lợi từ chương trình có ý nghĩa này?
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hậu Giang, tính đến nay đã bố trí cho 3.607/3.707 nền, trong đó số nền đã bố trí nhưng chưa xây dựng nhà ở là 102 nền, số nền đã xây dựng nhà nhưng không vào ở là 247 nền. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng có 8 hộ làm đơn xin trả lại lô nền. Lý do chính khiến người dân xây nhà ở cụm, tuyến dân cư vượt lũ nhưng không ở, hay chỉ ở một thời gian rồi bỏ đi được xác định vì thiếu việc làm, không có nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống. |
Bài, ảnh: THANH THÚY
Bài 3: Lúng túng trong xử lý
(责任编辑:World Cup)
- ·Hà Nội và Vietnam Airlines phối hợp tuyên truyền điểm đến du lịch Thủ đô
- ·Hai tuyến cáp quang gặp sự cố, Internet từ Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng
- ·iPhone 16 đọ thời lượng pin với các "đàn anh" và Galaxy S24 Ultra
- ·Samsung ra mắt điện thoại giá tầm trung, cấu hình mạnh
- ·Nông sản Việt phải tuân thủ truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt khi vào thị trường EU
- ·Từ cảnh cáo đến đòn trả đũa Israel: "Cơn thịnh nộ" của Iran có gì khác lạ?
- ·Giáo sư đại học danh tiếng bị khóa tài khoản X vì chỉ trích Elon Musk
- ·Chiếc ô tô quyết tranh đường với xe máy trên cầu Đuống gây chú ý
- ·Quảng Ninh: Xe ôtô khách tông trực diện xe máy khiến 1 người tử vong
- ·Xiaomi ra mắt bộ đôi smartphone gập Mix Fold 4 và Mix Flip
- ·Tuần này Quốc hội biểu quyết thông dự luật An ninh mạng, luật Tố cáo (sửa đổi)..
- ·Haval Jolion "quay xe", giá khởi điểm có thể không dưới 700 triệu đồng?
- ·Nữ giảng viên muốn trở thành giáo sư có cơ bắp lực lưỡng nhất thế giới
- ·Năm mới 2024, TFSVN ưu đãi lãi suất 0% dành cho khách hàng vay mua ô tô
- ·Những hình ảnh đầu tiên của Thủ tướng Canada Justin Trudeau đến Đà Nẵng dự APEC 2017
- ·3 lưu ý để tránh nhầm chân ga khi đi ô tô, tài xế Việt cần "nằm lòng"
- ·Sóng 5G chập chờn, thiếu ổn định tại nhiều khu vực
- ·Sở Y tế TPHCM nói gì về nguy cơ Bệnh viện Ung bướu phải ngừng xét nghiệm?
- ·Nữ chính phim 50 sắc thái ‘lao đao’ vì đóng cảnh bạo dâm
- ·Xe container chạy lấn làn vượt ẩu, gây nguy hiểm cho xe đi đúng