【giải armenia】Quyết liệt khắc phục “chuyện dài nhiều tập” giải ngân chậm 3 Chương trình mục tiêu quốc gia
Triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia,ếtliệtkhắcphụcchuyệndàinhiềutậpgiảingânchậmChươngtrìnhmụctiêuquốgiải armenia đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn Hướng dẫn sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Phân bổ vốn, tiến độ giải ngân vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm |
Các đại biểu Quốc hội và các thành viên Chính phủ tiến hành thảo luận về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: Quochoi.vn |
Cần nghị quyết đặc thù hoặc chuyển nguồn vốn nếu giải ngân chậm
Theo báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều có tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương chậm, nhất là vốn sự nghiệp.
Đến 31/01/2023 vốn năm 2022 giải ngân chỉ đạt 42,49% kế hoạch; giải ngân kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương năm 2023 đến tháng 6/2023 mới đạt 5,33% kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công ước đến 31/8/2023 mới đạt 41,9% kế hoạch. Khả năng hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn ngân sách trung ương đến năm 2025 là rất khó khăn.
Vì thế, tại phiên thảo luận về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vào ngày 30/10, bên cạnh việc đánh giá cao những kết quả đạt được của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện 3 Chương trình, các đại biểu Quốc hội đã nêu quan điểm liên quan việc chậm giải ngân vốn các chương trình.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ, tình trạng giải ngân vốn ngân sách trung ương và địa phương đạt thấp, dưới 50%, thậm chí có những dự án đạt dưới 10% là “chuyện dài nhiều tập”, làm ảnh hưởng đến các chính sách an sinh xã hội. Do đó, cần có chỉ đạo quyết liệt để khắc phục, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.
Vì thế, với những lo ngại này, đa số đại biểu Quốc hội đồng tình với đề nghị của Đoàn giám sát là cho phép kéo dài thời gian thực hiện giải ngân nguồn vốn ngân sách được phân bổ cho các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 chưa giải ngân hết để tiếp tục thực hiện đến ngày 31/12/2024.
Tuy nhiên, để thúc giải ngân vốn nhanh và hiệu quả, đại biểu Vũ Xuân Hùng (đoàn Thanh Hóa) cho rằng cần nghị quyết đặc thù để phân cấp, phân quyền và có cơ chế như Chính phủ đề xuất để giải ngân vốn đầu tư nhanh. Trong khi đó, tranh luận về vấn đề này tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) lại đề xuất, chỉ nên kéo dài thời hạn giải ngân vốn đến hết quý 1/2024, nếu qua thời gian này vẫn chưa hoàn thành thì sẽ coi như không hoàn thành nhiệm vụ và chuyển nguồn vốn này sang cho nội dung khác, dự án khác.
Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (đoàn Lạng Sơn) đề nghị xem xét giảm tỷ lệ đội ứng. Ảnh: Quochoi.vn |
Còn theo đại biểu Chu Thị Hồng Thái (đoàn Lạng Sơn), tỷ lệ đối ứng của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cao, trong khi nguồn thu ngân sách một số địa phương còn hạn chế nên khó khăn trong việc cân đối ngân sách địa phương để đảm bảo đối ứng theo quy định. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi theo hướng giảm tỷ lệ đối ứng đối với các tỉnh nhận hỗ trợ lớn từ ngân sách Trung ương, để tỉnh có thể cân đối được nguồn vốn của địa phương mà không mất đi nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
Sẽ thí điểm trộn nguồn vốn để chuyển nguồn giải ngân
Sau khi lắng nghe những ý kiến trao đổi, đề xuất và tranh luận của các đại biểu Quốc hội, các thành viên Chính phủ đã có ý kiến giải trình.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, qua giám sát, các bộ, các ngành nhận thấy rất nhiều kinh nghiệm bổ ích từ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, giải pháp để khắc phục trong thời gian tới.
Nói về đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng đề xuất về xem xét lại cơ chế ủy quyền, phân cấp, nhất là về nguồn vốn cho cấp huyện là một giải pháp khả thi. Đồng thời nhấn mạnh trong bối cảnh này, bên cạnh mục tiêu giải ngân thì cũng phải đảm bảo được tất cả chỉ tiêu, mục tiêu đưa ra để có được nông thôn mới phát triển bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, những kết quả đạt được hôm nay có thể chậm, chưa đạt được mục tiêu nhưng đó cũng là những cố gắng rất lớn của các địa phương khi mà nguồn lực hỗ trợ từ trung ương giảm gần một nửa nhưng mục tiêu đó không thay đổi.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn |
Cũng về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, tới đây, Chính phủ sẽ trình thí điểm mỗi tỉnh lựa chọn một địa phương cấp huyện để thí điểm trộn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về nguồn vốn, nếu nguồn vốn sự nghiệp dùng không hết thì có thể chuyển thành nguồn vốn đầu tư phát triển.
Về vấn đề chuyển vốn, theo Phó Thủ tướng, khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã dựa trên nguyên tắc cố gắng phấn đấu để vốn năm 2022 giải ngân hết trong năm nay, tuy nhiên, điều đó được tiên liệu với điều kiện có thể giải quyết bằng cơ chế đặc thù.
Hiện còn 3 tháng để giải ngân vốn của năm 2022, nên Phó Thủ tướng mong muốn Quốc hội coi đây là trường hợp đặc biệt để cho phép chuyển nguồn năm 2022 đến hết năm 2024 để tránh bị cắt vốn sự nghiệp, trong khi nguồn vốn cho các chương trình rất hạn hẹp, mục tiêu đặt ra rất lớn lao.
Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, quá trình giám sát đã tác động tạo chuyển biến trong nhận thức, hành động của các cấp, các ngành.
Vì thế, Quốc hội yêu cầu hoàn chỉnh Nghị quyết giám sát, với đề nghị Chính phủ có các giải pháp để cân đối, bố trí đủ ngân sách Chương trình theo các Nghị quyết Quốc hội, đồng thời cân đối thêm như Nghị quyết Quốc hội ở các nhiệm kỳ; Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong năm 2023 cần tập trung thực hiện quyết liệt hơn những vấn đề thuộc thẩm quyền để tháo gỡ và thực hiện tốt hơn các cơ chế hỗ trợ sản xuất cộng đồng và sản xuất theo chuỗi, cơ chế về vốn đối ứng và cơ chế đặc thù đối với các địa bàn, lĩnh vực, đối tượng, nội dung đặc thù một cách phù hợp.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- ·Thuế VAT cho sản xuất phân bón
- ·Dưới “con mắt ngoại”...
- ·Nữ đạo diễn GenZ Đỗ Bảo Ngọc casting model chương trình thời trang lớn tại Mỹ
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·Ra mắt sách “Sự chuyển mình kỳ diệu“
- ·Nghệ sĩ đồng hành và tôn vinh giá trị Việt, nông sản Việt
- ·Triển lãm bộ sách “Lịch sử Việt Nam bằng tranh“ trên pano lớn
- ·Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
- ·Tòa nhà Quốc hội mới
- ·Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- ·Nhiều quốc gia phản đối hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông
- ·Đại sứ Hà Kim Ngọc điện đàm với Hạ nghị sĩ Mỹ Joaquin Castro về quan hệ Việt – Mỹ
- ·The Diplomat: Tham gia quản trị toàn cầu giúp Việt Nam nâng cao vị thế
- ·Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- ·Thủ tướng chỉ đạo xử lý sự cố cháy tàu chở dầu tại Hải Phòng
- ·Sẽ cơ bản hoàn thành kế hoạch tài chính
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 139 phát hành ngày 19/11/2020
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thăm Việt Nam lần thứ 2 trong năm 2018