【tỷ số trabzonspor】30 doanh nghiệp lớn huy động hơn 4 tỷ USD qua kênh trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu sôi động | |
HoREA: Khuyến nghị doanh nghiệp BĐS quan tâm trái phiếu doanh nghiệp | |
Trái phiếu doanh nghiệp “hút” nhà đầu tư cá nhân |
Nhà đầu tư giao dịch tại Công ty chứng khoán Rồng Việt |
Đó là nội dung được đề cập trong báo cáo vĩ mô vừa được Công ty Chứng khoán Rồng Việt công bố. Trong báo cáo có dẫn số liệu thống kê của Ngân hàng Phát triển châu Á,ệplớnhuyđộnghơntỷUSDquakênhtráiphiếudoanhnghiệtỷ số trabzonspor FiinPro và Chứng khoán Rồng Việt về việc phát hành TPDN của Top 30 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Theo đó, 30 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam có tổng giá trị trái phiếu lưu hành là hơn 95.600 tỷ đồng, tương đương 4,13 tỷ USD, chiếm 96% tổng giá trị TPDN đang lưu hành.
Quy mô tăng mạnh
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), khối lượng TPDN phát hành thành công, năm 2018, đạt 224.000 tỷ đồng, tăng 94,5% YoY. Dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2018 là 474.500 tỷ dồng, tăng 53% so với cùng ký 2017, và đạt 8,6% GDP 2018.
Dựa trên khảo sát mẫu kết quả phát hành TPDN của các DN niêm yết, Chứng khoán Rồng Việt nhận thấy ngân hàng, dịch vụ tài chính và bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu phát hành thành công. Ngoại trừ khối ngân hàng, thời gian đáo hạn TPDN tại hầu hết các ngành nghề chủ yếu dưới 3 năm.
Về khối ngân hàng, các nhà băng đẩy mạnh phát hành TPDN nhằm tăng quy mô vốn cấp 2 và bổ sung nguồn vốn dài hạn, lãi suất phát hành thành công dao động quanh 7,5%/năm. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa khối ngân hàng TMCP tư nhân và nhà nước. Ngân hàng TMCP Nhà nước có xu hướng phát hành TPDN kỳ hạn dài, trên 5 năm, trong khi nhóm còn lại đang tập trung huy động TPDN kỳ hạn 3 năm.
Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán và đầu tư, đại diện cho nhóm dịch vụ tài chính, rất tích cực phát hành TPDN trong năm qua với quy mô huy động 500 - 1.200 tỷ đồng và thời hạn chủ yếu từ 2 - 3 năm. Lợi tức TPDN phát hành của nhóm này trong khoảng 8% - 10,5%/năm.
Ông lớn còn lại phải kể đến những cái tên trong ngành Bất động sản như Vingroup (và các công ty thành viên), Novaland, Đất Xanh, v.v... Chủ trương hạn chế dòng vốn tín dụng vào khu vực bất động sản, đặc biệt các DN phát triển bất động sản, đang đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp cần chủ động hơn trên thị trường tài chính. Mục đích sử dụng vốn chủ yếu hướng tới phát triển các dự án bất động sản với thời hạn khoảng 2 năm. Về biến động lãi suất, lợi tức TPDN thông thường của Vingroup ghi nhận trong năm 2018 ở mức 10%/năm, thấp hơn so với mức trung bình 10,3%/năm trong năm 2017.
Mặt bằng lợi tức ổn định
Theo ghi nhận của Chứng khoán Rồng Việt, thời gian qua, mặt bằng lợi tức TPDN đã giảm khá mạnh và đang ổn định trong khoảng 8%-10%/năm đối với trái phiếu thông thường. Do đó, mặt bằng lợi tức TPDN cơ bản tạo được sự chênh lệch đáng kể với lãi suất huy động và cho vay tại hệ thống ngân hàng.
Theo công bố từ NHNN, lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng trong khoảng 6,6%-7,3%/năm còn lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 9%-11%/năm.
Trên thị trường, ngoài khối ngân hàng có thể phát hành TPDN với lợi tức quanh 7,5%/năm, các chuyên gia Chứng khoán Rồng Việt ghi nhận sự tham gia ngày càng nhiều của các định chế tổ chức quốc tế lớn đóng vai trò bảo lãnh phát hành. Các trường hợp điển hình phải kể đến như MWG (Thế giới Di động), CII (Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM), MSN (Công ty CP Tập đoàn Masan)... với lợi tức phát hành dưới 7%.
Công ty tài chính quốc tế (IFC) đã từng đề xuất chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu nội tệ ra thị trường quốc tế, với tên gọi trái phiếu Bông Sen. Điều này sẽ giúp đa dạng hóa nguồn vốn cho khối doanh nghiệp trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng được định hướng ổn định quanh 14%/năm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Chứng khoán Rồng Việt, sự thiếu vắng tổ chức đánh giá tín nhiệm tiếp tục là điểm nghẽn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường vốn thế giới. Do đó, trong trường hợp triển khai, Chứng khoán Rồng Việt cho rằng các doanh nghiệp lớn, niêm yết trên thị trường chứng khoán và công khai, minh bạch thông tin sẽ có cơ hội tiếp cận dòng vốn này dễ dàng hơn.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- ·Vi phạm quy định ghi nhãn sản phẩm, Công ty TNHH Nanum Việt Nam bị ‘sờ gáy’
- ·Y tế chủ động tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
- ·Công đoàn Tổng cục TCĐLCL đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng, nâng tầm uy tín doanh nghiệp Việt
- ·Tra cứu âm lịch hôm nay ngày 23 11 2024
- ·Dự thảo TCVN về nước giải khát phiên bản 2019: Dễ cho doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Vụ Cocobay Đà Nẵng vỡ trận, hiệu ứng ‘domino’ sẽ diễn ra trên thị trường condotel?
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Khẩn trương bắt tay vào công việc, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm
- ·12 Di sản thiên nhiên thế giới nổi bật của châu Á
- ·Chặn tình trạng khai sai mã hàng hóa để lách thuế với mặt hàng xăng dầu
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·Đồ chơi búp bê cho bé có thể chứa hóa chất độc hại
- ·Trước khi phá sản cần một cơ chế tái cơ cấu doanh nghiệp
- ·Bình Định: Phát hiện 10/44 cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm pháp luật về đo lường trên địa bàn
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·May Hà Nam tăng doanh thu, tăng năng suất nhờ áp dụng cải tiến, đổi mới công nghệ